spot_img
30.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 4 Tháng 7, 2025
More

    Lưu ý khi tập thể dục đối với người bệnh Babesia

    spot_img

    1. Khi nào người bệnh Babesia có thể tập thể dục?

    Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do ký sinh trùng Babesia gây ra. Bệnh lây truyền sang người thông qua vết cắn của một số loài bọ ve.

    Trong bệnh Babesia, ký sinh trùng sẽ xâm nhập và ký sinh ở trong hồng cầu của người bệnh. Do đó, người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện là sốt, tan máu và đái ra huyết cầu tố.

    Trong giai đoạn bệnh cấp tính, người bệnh Babesia thường trải qua các triệu chứng khó chịu như sốt thất thường, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ. Lúc này, tốt nhất nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Việc tập thể dục khi bị sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, khiến sốt cao hơn. Hơn nữa, sốt còn làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức bền, dẫn tới tăng nguy cơ chấn thương trong lúc tập luyện. Do đó, khi thân nhiệt trên 38°C thì không nên vận động nhiều vì bất cứ lý do gì.

    Thông thường, bệnh Babesia sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu. Khi sức khỏe hồi phục, người bệnh có thể từ từ quay trở lại chế độ tập thể dục hàng ngày. Không nên tập luyện cường độ mạnh, thời gian dài…

    2. Một số bài tập an toàn cho người bệnh Babesia mới ốm dậy

    Dưới đây là một số bài tập an toàn cho người bệnh Babesia mới ốm dậy, tuy nhiên cần lưu ý giảm cường độ, tránh tập luyện quá sức:

    – Đạp xe: Đi xe đạp là bài tập vừa phải và an toàn với người bị ốm nhẹ hoặc mới ốm dậy. Bạn nên tránh nơi đông đúc, ô nhiễm để giảm nguy cơ kích thích đường hô hấp, gây ho, khó thở.

    – Khí công: Trong y học Trung Quốc, khí công giúp chữa lành và điều hòa cơ thể, tâm trí và tinh thần. Khí công giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng năng lượng, giảm lo lắng và căng thẳng, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Do đó, bạn có thể tập khí công để tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhanh khỏi bệnh.

    – Đi bộ: Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nên tránh các bài tập cường độ cao, chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh, làm cho cơ thể thoải mái hơn.

    – Yoga: Các bài tập yoga có thể giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, việc kéo giãn nhẹ nhàng trong các bài tập yoga giúp giảm đau nhức liên quan đến nhiễm trùng do Babesia.

    Lưu ý khi tập thể dục đối với người bệnh Babesia- Ảnh 1.

    Đi xe đạp là bài tập vừa phải và an toàn với người bị ốm nhẹ hoặc mới ốm dậy sau nhiễm Babesia.

    3. Lưu ý khi tập luyện không gây hại sức khỏe

    Để đảm bảo việc tập luyện không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    – Không tập thể dục khi bị sốt: Tránh tập thể dục nếu bị sốt, bởi khi bị sốt có thể gây mất nước, đau đầu và đau cơ. Nên ngừng tập thể dục và nghỉ ngơi hoàn toàn nếu việc tập thể dục làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

    – Giảm cường độ tập luyện: Việc giảm cường độ tập luyện giúp bạn tránh mệt mỏi vì cơ thể đã sử dụng rất nhiều năng lượng để chống lại nhiễm trùng. Nếu bạn thường có thói quen chạy bộ, khi vừa ốm dậy chỉ nên đi bộ nhanh.

    – Uống đủ nước: Nên uống 2-2,5 lít nước/ngày hoặc hơn nếu cần thiết, nhất là khi bạn vừa ốm dậy.

    Mời bạn đọc xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân- Ảnh 1.

    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân

    (Thông tin sức khỏe) - Trong quá trình vươn khơi, một ngư dân bị thủy đậu giai đoạn toàn phát khiến nốt phỏng to...
    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân- Ảnh 1.

    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân

    (Thông tin sức khỏe) - Trong quá trình vươn khơi, một ngư dân bị thủy đậu giai đoạn toàn phát khiến nốt phỏng to...
    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?- Ảnh 1.

    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

    (Thông tin sức khỏe) - Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng...

    bạn Nên đọc!

    Lưu ý khi tập thể dục đối với người bệnh Babesia

    1. Khi nào người bệnh Babesia có thể tập thể dục?

    Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do ký sinh trùng Babesia gây ra. Bệnh lây truyền sang người thông qua vết cắn của một số loài bọ ve.

    Trong bệnh Babesia, ký sinh trùng sẽ xâm nhập và ký sinh ở trong hồng cầu của người bệnh. Do đó, người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện là sốt, tan máu và đái ra huyết cầu tố.

    Trong giai đoạn bệnh cấp tính, người bệnh Babesia thường trải qua các triệu chứng khó chịu như sốt thất thường, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ. Lúc này, tốt nhất nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Việc tập thể dục khi bị sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, khiến sốt cao hơn. Hơn nữa, sốt còn làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức bền, dẫn tới tăng nguy cơ chấn thương trong lúc tập luyện. Do đó, khi thân nhiệt trên 38°C thì không nên vận động nhiều vì bất cứ lý do gì.

    Thông thường, bệnh Babesia sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu. Khi sức khỏe hồi phục, người bệnh có thể từ từ quay trở lại chế độ tập thể dục hàng ngày. Không nên tập luyện cường độ mạnh, thời gian dài…

    2. Một số bài tập an toàn cho người bệnh Babesia mới ốm dậy

    Dưới đây là một số bài tập an toàn cho người bệnh Babesia mới ốm dậy, tuy nhiên cần lưu ý giảm cường độ, tránh tập luyện quá sức:

    – Đạp xe: Đi xe đạp là bài tập vừa phải và an toàn với người bị ốm nhẹ hoặc mới ốm dậy. Bạn nên tránh nơi đông đúc, ô nhiễm để giảm nguy cơ kích thích đường hô hấp, gây ho, khó thở.

    – Khí công: Trong y học Trung Quốc, khí công giúp chữa lành và điều hòa cơ thể, tâm trí và tinh thần. Khí công giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng năng lượng, giảm lo lắng và căng thẳng, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Do đó, bạn có thể tập khí công để tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhanh khỏi bệnh.

    – Đi bộ: Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nên tránh các bài tập cường độ cao, chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh, làm cho cơ thể thoải mái hơn.

    – Yoga: Các bài tập yoga có thể giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, việc kéo giãn nhẹ nhàng trong các bài tập yoga giúp giảm đau nhức liên quan đến nhiễm trùng do Babesia.

    Lưu ý khi tập thể dục đối với người bệnh Babesia- Ảnh 1.

    Đi xe đạp là bài tập vừa phải và an toàn với người bị ốm nhẹ hoặc mới ốm dậy sau nhiễm Babesia.

    3. Lưu ý khi tập luyện không gây hại sức khỏe

    Để đảm bảo việc tập luyện không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    – Không tập thể dục khi bị sốt: Tránh tập thể dục nếu bị sốt, bởi khi bị sốt có thể gây mất nước, đau đầu và đau cơ. Nên ngừng tập thể dục và nghỉ ngơi hoàn toàn nếu việc tập thể dục làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

    – Giảm cường độ tập luyện: Việc giảm cường độ tập luyện giúp bạn tránh mệt mỏi vì cơ thể đã sử dụng rất nhiều năng lượng để chống lại nhiễm trùng. Nếu bạn thường có thói quen chạy bộ, khi vừa ốm dậy chỉ nên đi bộ nhanh.

    – Uống đủ nước: Nên uống 2-2,5 lít nước/ngày hoặc hơn nếu cần thiết, nhất là khi bạn vừa ốm dậy.

    Mời bạn đọc xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân- Ảnh 1.

    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân

    (Thông tin sức khỏe) - Trong quá trình vươn khơi, một ngư dân bị thủy đậu giai đoạn toàn phát khiến nốt phỏng to...
    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân- Ảnh 1.

    Quân y đảo Sơn Ca cứu ngư dân bị thuỷ đậu giai đoạn toàn phát, nốt phỏng rải rác toàn thân

    (Thông tin sức khỏe) - Trong quá trình vươn khơi, một ngư dân bị thủy đậu giai đoạn toàn phát khiến nốt phỏng to...
    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?- Ảnh 1.

    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

    (Thông tin sức khỏe) - Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng...

    bạn Nên đọc!