spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Mãn dục nam điều trị thế nào?

    spot_img

    1. Triệu chứng của mãn dục nam

    Có nhiều nguyên nhân gây mãn dục nam như:

    • Tinh hoàn bị thương hoặc nhiễm trùng, có thể làm hỏng các tế bào Leydig, nơi sản xuất testosterone.
    • Nồng độ testosterone giảm bình thường theo tuổi tác.
    • Thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp đều có thể ngăn cơ thể sản xuất testosterone.
    • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc phiện, corticosteroid và một số loại thuốc điều trị ung thư, có thể làm giảm nồng độ testosterone.
    • Tuyến yên đảm nhiệm chức năng sản xuất hormone làm tăng sản lượng testosterone. Nồng độ testosterone thấp có thể xảy ra nếu tuyến yên không hoạt động bình thường.
    • Chế độ ăn uống kém, thiếu vận động và căng thẳng quá mức cũng làm giảm sản xuất testosterone.

    • Giảm ham muốn tình dục
    • Rối loạn cương dương, khó khăn trong việc cương cứng
    • Thay đổi tâm trạng, trầm cảm
    • Khó tập trung vào công việc
    • Khó ngủ
    • Mệt mỏi
    • Mất sức mạnh hoặc khối lượng cơ
    • Tăng mỡ cơ thể
    • Giảm mật độ xương…
    Mãn dục nam điều trị thế nào?- Ảnh 1.

    Nồng độ testosterone ở từng lứa tuổi của nam giới.

    2. Phương pháp điều trị mãn dục nam

    Điều trị mãn dục nam thường kết hợp thay đổi lối sống, điều trị thay thế hormone và các phương pháp khác. Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng và khắc phục tình trạng thiếu hụt hormone testosterone gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến:

    2.1 Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

    : Nếu mức testosterone thấp, liệu pháp thay thế testosterone có thể giúp làm giảm các triệu chứng như:

    • Mất hứng thú tình dục (giảm ham muốn tình dục)
    • Thay đổi tâm trạng (trầm cảm)
    • Mệt mỏi…

    Liệu pháp này còn có thể giải quyết các vấn đề về trí nhớ, khối lượng cơ và sức mạnh của xương… (liên quan đến suy giảm nồng độ testosterone).

    + Dạng dán xuyên da: Thuốc có ở dưới dạng miếng dán, gel, kem hoặc chất lỏng được dùng ngoài da và băng kín (trừ miếng dán). Rủi ro của loại điều trị này bao gồm phát ban hoặc đỏ tại vị trí bôi.

    + Dạng tiêm: Có thể được tiêm dưới da hoặc trong cơ (tùy loại). Các mũi tiêm này có thể được thực hiện hàng tuần, hai tuần một lần hoặc hàng tháng. Với dạng tiêm, có nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, cần thực hiện tại cơ sở y tế để được theo dõi dị ứng thuốc và dùng thuốc an toàn.

    + Thuốc uống: Dưới dạng viên nén, viên nang… dùng nước để uống, cần nuốt nguyên viên thuốc.

    + Thuốc ngậm: Dùng để ngậm trong miệng và giải phóng hoạt chất từ từ (không nên nhai hoặc nuốt). Thay vào đó, thuốc sẽ được giải phóng trong vòng 12 giờ. Người dùng có thể bị đau đầu khi dùng phương pháp này cũng như bị kích ứng ở nơi đặt thuốc nhưng ít gây hại cho gan hơn so với việc nuốt thuốc.

    + Viên cấy: Được cấy (đặt) dưới da. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ để làm tê da trước khi rạch một đường nhỏ và viên thuốc được đặt bên trong mô mỡ dưới da. Sau đó, thuốc sẽ được giải phóng trong khoảng 3-6 tháng, tùy thuộc vào số lượng viên thuốc mà bác sĩ sử dụng.

    Ngoài tác dụng phụ cụ thể cho từng dạng thuốc, liệu pháp thay thế testosterone cũng có những rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn như có thể làm ung thư tuyến tiền liệt trầm trọng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim…

    2.2 Các thuốc khác

    Đôi khi, để ứng phó với các tình trạng như trầm cảm hoặc khó ngủ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc cho các tình trạng này và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    Người bệnh cũng có thể nhận sự trợ giúp về sức khỏe tâm thần, như liệu pháp hoặc tư vấn tâm lý… khi có các vấn để về cảm xúc và tinh thần, đặc biệt bị thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm.

    2.3 Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

    Ở giai đoạn này, nam giới cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, xét nghiệm nồng độ hormone, theo dõi sức khỏe tổng quát và thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào trong quá trình điều trị.

    Nam giới khi có dấu hiệu mãn dục cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của mình.

    3. Lưu ý về dùng thuốc và lối sống ở người mãn dục nam

    – Liệu pháp bổ sung testosterone này chỉ phù hợp với những người bị thiếu hụt testosterone do cơ thể không thể tự sản sinh ra nó. Do đó, trước khi dùng, cần làm xét nghiệm xác định nồng độ hormone này bị suy giảm (thấp) và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

    Trước khi sử dụng thuốc bổ sung testosterone, cần phải làm các xét nghiệm như chức năng gan, chức năng thận, siêu âm tuyến tiền liệt… để loại trừ các trường hợp chống chỉ định (không được dùng) liệu pháp này. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

    – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để dùng đúng cách với các dạng của testosterone. Dùng đúng liều chỉ định, thời gian sử dụng mà bác sĩ kê đơn, tái khám đúng hẹn để kiểm tra nồng độ hormone và nếu cần điều chỉnh phác đồ điều trị.

    – Khi dùng thuốc ngoài da, đảm bảo che phủ kín vùng bôi thuốc và rửa tay sạch sau khi sử dụng thuốc, không để vùng có thuốc bôi chạm vào người khác. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng dậy thì sớm ở trẻ em mà bạn sống cùng nếu bạn sử dụng testosterone bôi ngoài da.

    – Không chia sẻ đơn thuốc cho người khác.

    -Thay đổi lối sống: Ở giai đoạn này nam giới cần thúc đẩy các thói quen lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc… có thể giúp giảm một số triệu chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cải thiện sức khỏe tổng thể.

    – Ngoài ra, cần chú ý tới chế độ ăn uống, nên ăn thực phẩm giàu kẽm, vitamin D… Những chất dinh dưỡng này giúp cân bằng hormone và giúp cơ thể sản xuất nhiều testosterone hơn. Kẽm có trong trong thịt, gia cầm, hải sản, động vật có vỏ, đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt…Vitamn D có trong ánh nắng mặt trời, một số thực phẩm và thực phẩm bổ sung.

    Các triệu chứng mãn dục nam thường xuất hiện ở những người đàn ông lớn tuổi có mức testosterone giảm. Tuy nhiên, chúng cũng xảy ra rất nhiều ở nam giới mắc bệnh tim, béo phì, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường type 2…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Mãn dục nam điều trị thế nào?

    1. Triệu chứng của mãn dục nam

    Có nhiều nguyên nhân gây mãn dục nam như:

    • Tinh hoàn bị thương hoặc nhiễm trùng, có thể làm hỏng các tế bào Leydig, nơi sản xuất testosterone.
    • Nồng độ testosterone giảm bình thường theo tuổi tác.
    • Thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp đều có thể ngăn cơ thể sản xuất testosterone.
    • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc phiện, corticosteroid và một số loại thuốc điều trị ung thư, có thể làm giảm nồng độ testosterone.
    • Tuyến yên đảm nhiệm chức năng sản xuất hormone làm tăng sản lượng testosterone. Nồng độ testosterone thấp có thể xảy ra nếu tuyến yên không hoạt động bình thường.
    • Chế độ ăn uống kém, thiếu vận động và căng thẳng quá mức cũng làm giảm sản xuất testosterone.

    • Giảm ham muốn tình dục
    • Rối loạn cương dương, khó khăn trong việc cương cứng
    • Thay đổi tâm trạng, trầm cảm
    • Khó tập trung vào công việc
    • Khó ngủ
    • Mệt mỏi
    • Mất sức mạnh hoặc khối lượng cơ
    • Tăng mỡ cơ thể
    • Giảm mật độ xương…
    Mãn dục nam điều trị thế nào?- Ảnh 1.

    Nồng độ testosterone ở từng lứa tuổi của nam giới.

    2. Phương pháp điều trị mãn dục nam

    Điều trị mãn dục nam thường kết hợp thay đổi lối sống, điều trị thay thế hormone và các phương pháp khác. Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng và khắc phục tình trạng thiếu hụt hormone testosterone gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến:

    2.1 Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

    : Nếu mức testosterone thấp, liệu pháp thay thế testosterone có thể giúp làm giảm các triệu chứng như:

    • Mất hứng thú tình dục (giảm ham muốn tình dục)
    • Thay đổi tâm trạng (trầm cảm)
    • Mệt mỏi…

    Liệu pháp này còn có thể giải quyết các vấn đề về trí nhớ, khối lượng cơ và sức mạnh của xương… (liên quan đến suy giảm nồng độ testosterone).

    + Dạng dán xuyên da: Thuốc có ở dưới dạng miếng dán, gel, kem hoặc chất lỏng được dùng ngoài da và băng kín (trừ miếng dán). Rủi ro của loại điều trị này bao gồm phát ban hoặc đỏ tại vị trí bôi.

    + Dạng tiêm: Có thể được tiêm dưới da hoặc trong cơ (tùy loại). Các mũi tiêm này có thể được thực hiện hàng tuần, hai tuần một lần hoặc hàng tháng. Với dạng tiêm, có nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, cần thực hiện tại cơ sở y tế để được theo dõi dị ứng thuốc và dùng thuốc an toàn.

    + Thuốc uống: Dưới dạng viên nén, viên nang… dùng nước để uống, cần nuốt nguyên viên thuốc.

    + Thuốc ngậm: Dùng để ngậm trong miệng và giải phóng hoạt chất từ từ (không nên nhai hoặc nuốt). Thay vào đó, thuốc sẽ được giải phóng trong vòng 12 giờ. Người dùng có thể bị đau đầu khi dùng phương pháp này cũng như bị kích ứng ở nơi đặt thuốc nhưng ít gây hại cho gan hơn so với việc nuốt thuốc.

    + Viên cấy: Được cấy (đặt) dưới da. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ để làm tê da trước khi rạch một đường nhỏ và viên thuốc được đặt bên trong mô mỡ dưới da. Sau đó, thuốc sẽ được giải phóng trong khoảng 3-6 tháng, tùy thuộc vào số lượng viên thuốc mà bác sĩ sử dụng.

    Ngoài tác dụng phụ cụ thể cho từng dạng thuốc, liệu pháp thay thế testosterone cũng có những rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn như có thể làm ung thư tuyến tiền liệt trầm trọng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim…

    2.2 Các thuốc khác

    Đôi khi, để ứng phó với các tình trạng như trầm cảm hoặc khó ngủ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc cho các tình trạng này và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    Người bệnh cũng có thể nhận sự trợ giúp về sức khỏe tâm thần, như liệu pháp hoặc tư vấn tâm lý… khi có các vấn để về cảm xúc và tinh thần, đặc biệt bị thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm.

    2.3 Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

    Ở giai đoạn này, nam giới cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, xét nghiệm nồng độ hormone, theo dõi sức khỏe tổng quát và thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào trong quá trình điều trị.

    Nam giới khi có dấu hiệu mãn dục cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của mình.

    3. Lưu ý về dùng thuốc và lối sống ở người mãn dục nam

    – Liệu pháp bổ sung testosterone này chỉ phù hợp với những người bị thiếu hụt testosterone do cơ thể không thể tự sản sinh ra nó. Do đó, trước khi dùng, cần làm xét nghiệm xác định nồng độ hormone này bị suy giảm (thấp) và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

    Trước khi sử dụng thuốc bổ sung testosterone, cần phải làm các xét nghiệm như chức năng gan, chức năng thận, siêu âm tuyến tiền liệt… để loại trừ các trường hợp chống chỉ định (không được dùng) liệu pháp này. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

    – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để dùng đúng cách với các dạng của testosterone. Dùng đúng liều chỉ định, thời gian sử dụng mà bác sĩ kê đơn, tái khám đúng hẹn để kiểm tra nồng độ hormone và nếu cần điều chỉnh phác đồ điều trị.

    – Khi dùng thuốc ngoài da, đảm bảo che phủ kín vùng bôi thuốc và rửa tay sạch sau khi sử dụng thuốc, không để vùng có thuốc bôi chạm vào người khác. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng dậy thì sớm ở trẻ em mà bạn sống cùng nếu bạn sử dụng testosterone bôi ngoài da.

    – Không chia sẻ đơn thuốc cho người khác.

    -Thay đổi lối sống: Ở giai đoạn này nam giới cần thúc đẩy các thói quen lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc… có thể giúp giảm một số triệu chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cải thiện sức khỏe tổng thể.

    – Ngoài ra, cần chú ý tới chế độ ăn uống, nên ăn thực phẩm giàu kẽm, vitamin D… Những chất dinh dưỡng này giúp cân bằng hormone và giúp cơ thể sản xuất nhiều testosterone hơn. Kẽm có trong trong thịt, gia cầm, hải sản, động vật có vỏ, đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt…Vitamn D có trong ánh nắng mặt trời, một số thực phẩm và thực phẩm bổ sung.

    Các triệu chứng mãn dục nam thường xuất hiện ở những người đàn ông lớn tuổi có mức testosterone giảm. Tuy nhiên, chúng cũng xảy ra rất nhiều ở nam giới mắc bệnh tim, béo phì, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường type 2…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.