spot_img
33 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 1 Tháng 7, 2025
More

    Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

    spot_img

    1. Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến vú ở phụ nữ cho con bú

    Viêm tuyến vú là tình trạng rất phổ biến gây khó chịu và đau đớn ở phụ nữ cho con bú. Theo các chuyên gia y tế, thông thường, viêm tuyến vú sẽ xảy ra trong vòng 6 đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh và cũng có thể xảy ra trong quá trình cho con bú. Bệnh viêm tuyến vú sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm tuyến vú rất quan trọng.

    Các triệu chứng của viêm tuyến vú có thể bao gồm:

    Đau và căng tức vú: Vùng vú bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức, căng tức, đặc biệt là khi chạm vào hoặc khi cho con bú. Cơn đau có thể liên tục hoặc tăng lên trong quá trình cho bé bú.

    Vú sưng, nóng, đỏ: Đây là những dấu hiệu viêm rõ ràng nhất. Vùng da trên vú bị ảnh hưởng thường sưng tấy, ấm nóng hơn bình thường và có màu đỏ. Màu đỏ này có thể khó nhận thấy hơn trên da sẫm màu.

    Có khối u hoặc vùng cứng trong vú: Có thể sờ thấy một vùng mô vú dày lên hoặc một khối u cứng ở bên trong vú. Khối u này thường đau khi chạm vào.

    Cảm giác nóng rát: Có cảm giác nóng rát liên tục hoặc xuất hiện khi cho con bú.

    Tiết dịch núm vú bất thường: Đôi khi có thể có dịch tiết từ núm vú, có thể có màu trắng, vàng hoặc có vệt máu.

    Sốt, mệt mỏi: Người mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ thể, ớn lạnh và sốt. Những triệu chứng toàn thân này thường báo hiệu tình trạng viêm đã tiến triển và có thể đi kèm nhiễm trùng.

    Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?- Ảnh 1.

    Hình ảnh viêm tuyến vú.

    2. Có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú?

    Mặc dù viêm tuyến vú khiến người mẹ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi nhưng nếu nhận biết sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục và tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

    Theo các bác sĩ, nếu tình trạng viêm tuyến vú nhẹ có thể chăm sóc điều trị tại nhà kết hợp với sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn. Nên chườm nước ấm để giảm đau. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn uống khoa học và cho con bú đúng cách.

    Việc cho con bú đúng cách sẽ giúp sữa được lưu thông, làm trống bầu vú và giảm tình trạng viêm nhiễm. Điều quan trọng là sản phụ cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

    Theo BSCKII Đỗ Cường Vượng, Trưởng khoa Sản, BVĐK Yên Bái, khi xuất hiện các triệu chứng viêm tuyến vú thì tạm thời dừng cho con bú và đi khám ngay để được điều trị, không nên để kéo dài tránh biến chứng.

    Trong quá trình điều trị người mẹ vẫn nên cho con bú. Nếu ngưng cho con bú, các mầm bệnh có thể lan vào sữa còn lại trong vú và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Sữa từ các tuyến vú bị viêm không gây hại cho em bé, vẫn có thể cho trẻ bú đúng cách khi vú bị viêm.

    Ngay từ khi có biểu hiện sữa không thông (tắc tia sữa), vú cương đau khi cho con bú thì người mẹ cần dùng tay xoa bóp, chườm ấm vị trí tắc hoặc dùng dụng cụ hút sữa hút hết sữa thừa còn lại ở hai bên vú, vệ sinh vú thường xuyên trước khi cho trẻ bú.

    Nếu như không thể cho con bú, cần phải vắt bỏ sữa. Nên ngừng cho con bú trong trường hợp vú bị áp-xe.

    Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?- Ảnh 3.

    Cho con bú đúng cách giúp sữa lưu thông.

    3. Một số biện pháp giảm tắc sữa giúp trẻ bú dễ hơn

    Massage vú: Nhẹ nhàng massage bầu vú theo hướng từ vùng bị tắc về phía núm vú trong khi cho bú hoặc hút sữa để giúp thông tắc.

    Chườm ấm: Chườm ấm lên bầu vú trước khi cho con bú hoặc vắt sữa có thể giúp sữa chảy dễ dàng hơn.

    Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.

    Mặc áo ngực thoải mái: Tránh mặc áo ngực quá chật vì có thể làm tắc nghẽn ống dẫn sữa.

    Nghỉ ngơi và uống nhiều nước: Nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để cơ thể hồi phục.

    Lưu ý: Nếu tình trạng viêm tuyến vú không cải thiện sau khi đã dùng thuốc có thể do biến chứng áp-xe trong vú, người mẹ cần được nhập viện để điều trị dẫn lưu áp- xe kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác- Ảnh 1.

    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

    (Thông tin sức khỏe) - Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn...

    bạn Nên đọc!

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường, số lượng những người có acid uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.

    Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

    1. Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến vú ở phụ nữ cho con bú

    Viêm tuyến vú là tình trạng rất phổ biến gây khó chịu và đau đớn ở phụ nữ cho con bú. Theo các chuyên gia y tế, thông thường, viêm tuyến vú sẽ xảy ra trong vòng 6 đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh và cũng có thể xảy ra trong quá trình cho con bú. Bệnh viêm tuyến vú sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm tuyến vú rất quan trọng.

    Các triệu chứng của viêm tuyến vú có thể bao gồm:

    Đau và căng tức vú: Vùng vú bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức, căng tức, đặc biệt là khi chạm vào hoặc khi cho con bú. Cơn đau có thể liên tục hoặc tăng lên trong quá trình cho bé bú.

    Vú sưng, nóng, đỏ: Đây là những dấu hiệu viêm rõ ràng nhất. Vùng da trên vú bị ảnh hưởng thường sưng tấy, ấm nóng hơn bình thường và có màu đỏ. Màu đỏ này có thể khó nhận thấy hơn trên da sẫm màu.

    Có khối u hoặc vùng cứng trong vú: Có thể sờ thấy một vùng mô vú dày lên hoặc một khối u cứng ở bên trong vú. Khối u này thường đau khi chạm vào.

    Cảm giác nóng rát: Có cảm giác nóng rát liên tục hoặc xuất hiện khi cho con bú.

    Tiết dịch núm vú bất thường: Đôi khi có thể có dịch tiết từ núm vú, có thể có màu trắng, vàng hoặc có vệt máu.

    Sốt, mệt mỏi: Người mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ thể, ớn lạnh và sốt. Những triệu chứng toàn thân này thường báo hiệu tình trạng viêm đã tiến triển và có thể đi kèm nhiễm trùng.

    Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?- Ảnh 1.

    Hình ảnh viêm tuyến vú.

    2. Có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú?

    Mặc dù viêm tuyến vú khiến người mẹ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi nhưng nếu nhận biết sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục và tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

    Theo các bác sĩ, nếu tình trạng viêm tuyến vú nhẹ có thể chăm sóc điều trị tại nhà kết hợp với sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn. Nên chườm nước ấm để giảm đau. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn uống khoa học và cho con bú đúng cách.

    Việc cho con bú đúng cách sẽ giúp sữa được lưu thông, làm trống bầu vú và giảm tình trạng viêm nhiễm. Điều quan trọng là sản phụ cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

    Theo BSCKII Đỗ Cường Vượng, Trưởng khoa Sản, BVĐK Yên Bái, khi xuất hiện các triệu chứng viêm tuyến vú thì tạm thời dừng cho con bú và đi khám ngay để được điều trị, không nên để kéo dài tránh biến chứng.

    Trong quá trình điều trị người mẹ vẫn nên cho con bú. Nếu ngưng cho con bú, các mầm bệnh có thể lan vào sữa còn lại trong vú và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Sữa từ các tuyến vú bị viêm không gây hại cho em bé, vẫn có thể cho trẻ bú đúng cách khi vú bị viêm.

    Ngay từ khi có biểu hiện sữa không thông (tắc tia sữa), vú cương đau khi cho con bú thì người mẹ cần dùng tay xoa bóp, chườm ấm vị trí tắc hoặc dùng dụng cụ hút sữa hút hết sữa thừa còn lại ở hai bên vú, vệ sinh vú thường xuyên trước khi cho trẻ bú.

    Nếu như không thể cho con bú, cần phải vắt bỏ sữa. Nên ngừng cho con bú trong trường hợp vú bị áp-xe.

    Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?- Ảnh 3.

    Cho con bú đúng cách giúp sữa lưu thông.

    3. Một số biện pháp giảm tắc sữa giúp trẻ bú dễ hơn

    Massage vú: Nhẹ nhàng massage bầu vú theo hướng từ vùng bị tắc về phía núm vú trong khi cho bú hoặc hút sữa để giúp thông tắc.

    Chườm ấm: Chườm ấm lên bầu vú trước khi cho con bú hoặc vắt sữa có thể giúp sữa chảy dễ dàng hơn.

    Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.

    Mặc áo ngực thoải mái: Tránh mặc áo ngực quá chật vì có thể làm tắc nghẽn ống dẫn sữa.

    Nghỉ ngơi và uống nhiều nước: Nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để cơ thể hồi phục.

    Lưu ý: Nếu tình trạng viêm tuyến vú không cải thiện sau khi đã dùng thuốc có thể do biến chứng áp-xe trong vú, người mẹ cần được nhập viện để điều trị dẫn lưu áp- xe kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác- Ảnh 1.

    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

    (Thông tin sức khỏe) - Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn...

    bạn Nên đọc!

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường, số lượng những người có acid uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.