spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết

    spot_img

    1. Bài thuốc từ hoa đào

    Theo y học cổ truyền, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc, tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, nhuận tràng, hoạt huyết hóa ứ, tư âm bổ thận. Theo các nghiên cứu dược lý, hoa đào cũng chứa nhiều caroten, vitamin nhóm B, C, E, niacine, protein, tinh dầu, chất béo, kali, sắt, kẽm… và các chất dinh dưỡng khác.

    – Cháo hoa đào: Giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, loại bỏ huyết ứ.

    Cách dùng: Cho 2g hoa đào khô vào nồi, ngâm nước 30 phút. Cho gạo tẻ vào, ninh thành cháo. Cho thêm đường nâu vào, trộn đều. Mỗi ngày ăn 1 lần, vào buổi sáng.

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 1.

    Hoa đào có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm.

    – Bánh nướng hoa đào: Giúp trị tiểu tiện bất lợi, lợi tiểu.

    Cách dùng: Hoa đào tươi 30g trộn với bột mì, đường, nướng thành bánh để ăn.

    – Rượu hoa đào: Tác dụng thông kinh hoạt lạc, điều trị bế kinh ở nữ giới.

    Cách dùng: Hoa đào 25g, ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm, uống ngày 1 lần, trong vòng 7 ngày.

    – Bột hoa đào trộn dầu vừng: Trộn đều bột hoa đào với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch với nước và hòa với tro của rơm rạ.

    Tác dụng giúp trị rụng tóc, hói đầu.

    – Trà hoa đào: Uống trà hoa đào hàng ngày có tác dụng làm đẹp da, trị nám và tàn nhang, đồng thời dưỡng huyết hoạt huyết, làm trắng da, dưỡng ẩm cho da. Có thể dùng hoa đào kết hợp hoa sen (10 – 15g) hãm với nước sôi trong bình kín.

    Uống hàng ngày để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da.

    2. Bài thuốc từ hoa mai

    Miền Bắc có đào thì miền Nam có hoa mai. Hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm không độc, có công dụng chỉ khát sinh tân, khai vị tán uất, trừ phiền, sơ can lý khí.

    Vị thuốc hoa mai trắng thường được ứng dụng để chữa các chứng sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, sưng đau hầu họng, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, các bệnh liên quan đường tiêu hóa…

    Các nghiên cứu dược lý cho thấy trong hoa mai chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như E.coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao…

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 2.

    Hoa mai trắng có công dụng chỉ khát sinh tân.

    – Cháo hoa mai: Tác dụng bồi bổ cơ thể, kiện tỳ vị, tốt cho những người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gầy còm.

    Cách dùng: Hoa mai tươi 10 bông, gạo tẻ, đường trắng. Gạo vo sạch nấu cháo, sau đó cho cánh hoa mai và đường trắng vào đun sôi 3 phút là được.

    – Trà hoa mai giải khát: Tác dụng giải khát sinh tân.

    Cách dùng: Hoa mai trắng 500g, pha với nước sôi ngâm trong khoảng 1 – 2 giờ rồi uống. Mỗi lần uống 30ml, ngày 2 lần.

    – Nước hoa mai hòa nước gừng: Hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút, chắt ra hòa thêm nước cốt gừng tươi 5ml rồi uống. Ngày uống 2 lần giúp điều trị chứng buồn nôn.

    – Trà hoa mai trị tăng huyết áp: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15 – 20 phút thì dùng được. Uống thay trà hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực.

    – Chè hoa mai: Thích hợp cho người có bệnh lý gan, dạ dày, hệ tiêu hóa kém, không muốn ăn, trầm cảm.

    Cách dùng: Hoa mai 10 bông, trần bì 50g, bột ngó sen 30g, đường trắng 50g. Rửa sạch hoa mai, trần bì ngâm nước cho mềm, thái thành sợi nhỏ. Sau đó cho vào 500ml nước vào nồi, thêm đường trắng rồi đun sôi. Thêm hoa mai, bột ngó sen vào đun thêm 2 – 3 phút là được.

    3. Bài thuốc từ hoa hồng

    Có nhiều loại hoa hồng khác nhau, nhưng Đông y thường sử dụng hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) và hoa hồng trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng.

    Hoa hồng đỏ được dùng để hoạt huyết hóa ứ, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, đinh nhọt, vết sưng tấy, viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng để nhuận tràng, chữa ho cho trẻ em.

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 4.

    Hoa hồng đỏ được dùng để hoạt huyết hóa ứ.

    – Hoa hồng hấp đường phèn: Trị ho cho trẻ hiệu quả.

    Cách dùng: Hoa hồng trắng 15g, đường phèn, hấp uống một tuần liên tục.

    – Nước hoa hồng: Giúp làm sạch mặt, da căng mịn, trẻ đẹp hơn.

    Cách dùng: Hoa hồng đỏ 20g rửa sạch, ngâm nước ấm 15 phút rồi rửa mặt hoặc tắm.

    – Trà hoa hồng: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

    Cách dùng: Hoa hồng trắng 19g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà hàng ngày.

    – Bột hoa hồng: Chữa lở miệng, nhiệt miệng do nóng.

    Cách dùng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều. Để nguội rồi dùng tăm bông sạch thấm bôi vào chỗ đau.

    Ngày dùng 2 – 4 lần, dùng trong 5 ngày.

    4. Bài thuốc từ hoa cúc

    Không chỉ là hoa trang trí ngày Tết, hoa cúc còn là vị thuốc quý trong đông y. Hoa cúc tính hơi hàn, vị ngọt, đắng, quy kinh phế, can, có công dụng phát tán phong nhiệt, bình can sáng mắt. Hoa cúc phù hợp với các bệnh phong nhiệt cảm cúm, đau đầu, váng đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp, các loại ung nhọt và các vết thương sưng tấy, lở loét…

    Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng hoa cúc có tác dụng chống viêm, làm giãn động mạch, tăng cường lưu lượng máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, giải độc chì…

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 5.

    Hoa cúc phát tán phong nhiệt.

    – Trà hoa cúc: Tốt cho người khô miệng, đau sưng rát cổ, thủy đậu, hỗ trợ hạ huyết áp.

    Cách dùng: Hoa cúc 6g hãm nước sôi, uống thay trà hàng ngày.

    – Nước lá dâu hoa cúc: Dùng cho người bệnh lỵ cấp tính.

    Cách dùng: Hoa cúc 10g, lá dâu 10g, ngân hoa 10g, hãm nước sôi, uống thay trà.

    – Trà hoa cúc hạ nhiệt: Dùng cho những người say nắng, say nóng hoặc phòng say nắng.

    Cách dùng: Hoa cúc 15g, hoắc hương 10g, cam thảo 10g hãm nước sôi uống thay trà.

    – Cháo hoa cúc: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g.

    Cách dùng: Hoa cúc tán mịn, gạo tẻ nấu cháo. Khi cháo được, cho thêm bột mịn cúc hoa vào khuấy đều, thêm chút đường, ăn sáng tối. Dùng cho người tăng huyết áp, liệt nửa người, đau đầu hoa mắt chóng mặt do trúng phong, huyễn vựng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết

    1. Bài thuốc từ hoa đào

    Theo y học cổ truyền, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc, tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, nhuận tràng, hoạt huyết hóa ứ, tư âm bổ thận. Theo các nghiên cứu dược lý, hoa đào cũng chứa nhiều caroten, vitamin nhóm B, C, E, niacine, protein, tinh dầu, chất béo, kali, sắt, kẽm… và các chất dinh dưỡng khác.

    – Cháo hoa đào: Giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, loại bỏ huyết ứ.

    Cách dùng: Cho 2g hoa đào khô vào nồi, ngâm nước 30 phút. Cho gạo tẻ vào, ninh thành cháo. Cho thêm đường nâu vào, trộn đều. Mỗi ngày ăn 1 lần, vào buổi sáng.

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 1.

    Hoa đào có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm.

    – Bánh nướng hoa đào: Giúp trị tiểu tiện bất lợi, lợi tiểu.

    Cách dùng: Hoa đào tươi 30g trộn với bột mì, đường, nướng thành bánh để ăn.

    – Rượu hoa đào: Tác dụng thông kinh hoạt lạc, điều trị bế kinh ở nữ giới.

    Cách dùng: Hoa đào 25g, ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm, uống ngày 1 lần, trong vòng 7 ngày.

    – Bột hoa đào trộn dầu vừng: Trộn đều bột hoa đào với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch với nước và hòa với tro của rơm rạ.

    Tác dụng giúp trị rụng tóc, hói đầu.

    – Trà hoa đào: Uống trà hoa đào hàng ngày có tác dụng làm đẹp da, trị nám và tàn nhang, đồng thời dưỡng huyết hoạt huyết, làm trắng da, dưỡng ẩm cho da. Có thể dùng hoa đào kết hợp hoa sen (10 – 15g) hãm với nước sôi trong bình kín.

    Uống hàng ngày để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da.

    2. Bài thuốc từ hoa mai

    Miền Bắc có đào thì miền Nam có hoa mai. Hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm không độc, có công dụng chỉ khát sinh tân, khai vị tán uất, trừ phiền, sơ can lý khí.

    Vị thuốc hoa mai trắng thường được ứng dụng để chữa các chứng sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, sưng đau hầu họng, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, các bệnh liên quan đường tiêu hóa…

    Các nghiên cứu dược lý cho thấy trong hoa mai chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như E.coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao…

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 2.

    Hoa mai trắng có công dụng chỉ khát sinh tân.

    – Cháo hoa mai: Tác dụng bồi bổ cơ thể, kiện tỳ vị, tốt cho những người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gầy còm.

    Cách dùng: Hoa mai tươi 10 bông, gạo tẻ, đường trắng. Gạo vo sạch nấu cháo, sau đó cho cánh hoa mai và đường trắng vào đun sôi 3 phút là được.

    – Trà hoa mai giải khát: Tác dụng giải khát sinh tân.

    Cách dùng: Hoa mai trắng 500g, pha với nước sôi ngâm trong khoảng 1 – 2 giờ rồi uống. Mỗi lần uống 30ml, ngày 2 lần.

    – Nước hoa mai hòa nước gừng: Hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút, chắt ra hòa thêm nước cốt gừng tươi 5ml rồi uống. Ngày uống 2 lần giúp điều trị chứng buồn nôn.

    – Trà hoa mai trị tăng huyết áp: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15 – 20 phút thì dùng được. Uống thay trà hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực.

    – Chè hoa mai: Thích hợp cho người có bệnh lý gan, dạ dày, hệ tiêu hóa kém, không muốn ăn, trầm cảm.

    Cách dùng: Hoa mai 10 bông, trần bì 50g, bột ngó sen 30g, đường trắng 50g. Rửa sạch hoa mai, trần bì ngâm nước cho mềm, thái thành sợi nhỏ. Sau đó cho vào 500ml nước vào nồi, thêm đường trắng rồi đun sôi. Thêm hoa mai, bột ngó sen vào đun thêm 2 – 3 phút là được.

    3. Bài thuốc từ hoa hồng

    Có nhiều loại hoa hồng khác nhau, nhưng Đông y thường sử dụng hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) và hoa hồng trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng.

    Hoa hồng đỏ được dùng để hoạt huyết hóa ứ, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, đinh nhọt, vết sưng tấy, viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng để nhuận tràng, chữa ho cho trẻ em.

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 4.

    Hoa hồng đỏ được dùng để hoạt huyết hóa ứ.

    – Hoa hồng hấp đường phèn: Trị ho cho trẻ hiệu quả.

    Cách dùng: Hoa hồng trắng 15g, đường phèn, hấp uống một tuần liên tục.

    – Nước hoa hồng: Giúp làm sạch mặt, da căng mịn, trẻ đẹp hơn.

    Cách dùng: Hoa hồng đỏ 20g rửa sạch, ngâm nước ấm 15 phút rồi rửa mặt hoặc tắm.

    – Trà hoa hồng: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

    Cách dùng: Hoa hồng trắng 19g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà hàng ngày.

    – Bột hoa hồng: Chữa lở miệng, nhiệt miệng do nóng.

    Cách dùng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều. Để nguội rồi dùng tăm bông sạch thấm bôi vào chỗ đau.

    Ngày dùng 2 – 4 lần, dùng trong 5 ngày.

    4. Bài thuốc từ hoa cúc

    Không chỉ là hoa trang trí ngày Tết, hoa cúc còn là vị thuốc quý trong đông y. Hoa cúc tính hơi hàn, vị ngọt, đắng, quy kinh phế, can, có công dụng phát tán phong nhiệt, bình can sáng mắt. Hoa cúc phù hợp với các bệnh phong nhiệt cảm cúm, đau đầu, váng đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp, các loại ung nhọt và các vết thương sưng tấy, lở loét…

    Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng hoa cúc có tác dụng chống viêm, làm giãn động mạch, tăng cường lưu lượng máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, giải độc chì…

    Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ các loài hoa ngày Tết- Ảnh 5.

    Hoa cúc phát tán phong nhiệt.

    – Trà hoa cúc: Tốt cho người khô miệng, đau sưng rát cổ, thủy đậu, hỗ trợ hạ huyết áp.

    Cách dùng: Hoa cúc 6g hãm nước sôi, uống thay trà hàng ngày.

    – Nước lá dâu hoa cúc: Dùng cho người bệnh lỵ cấp tính.

    Cách dùng: Hoa cúc 10g, lá dâu 10g, ngân hoa 10g, hãm nước sôi, uống thay trà.

    – Trà hoa cúc hạ nhiệt: Dùng cho những người say nắng, say nóng hoặc phòng say nắng.

    Cách dùng: Hoa cúc 15g, hoắc hương 10g, cam thảo 10g hãm nước sôi uống thay trà.

    – Cháo hoa cúc: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g.

    Cách dùng: Hoa cúc tán mịn, gạo tẻ nấu cháo. Khi cháo được, cho thêm bột mịn cúc hoa vào khuấy đều, thêm chút đường, ăn sáng tối. Dùng cho người tăng huyết áp, liệt nửa người, đau đầu hoa mắt chóng mặt do trúng phong, huyễn vựng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!