spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Một số chất bổ sung hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên

    spot_img

    Hội chứng chân không yên (bệnh Willis-Ekbom) hay còn gọi là hội chứng chân không nghỉ. Bệnh có liên quan đến rối loạn thần kinh phổ biến khi ngủ và vận động. Điều này khiến người bệnh khó chịu đặc biệt là khi ngồi hoặc nằm xuống. Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh đang ngủ, khiến người bệnh mất ngủ.

    Một số chất bổ sung hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên- Ảnh 2.

    Hội chứng chân không yên có liên quan đến rối loạn thần kinh phổ biến khi ngủ và vận động.

    1. Các thuốc điều trị hội chứng chân không yên

    Việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này khá khó khăn, do đáp ứng thuốc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.  Hiện tại, các thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn. 

    Một số thuốc có thể dùng: 

    – Thuốc chống động kinh (gabapentin, pregabalin) có thể làm giảm sự khó chịu ở chân và đau dây thần kinh. Tuy nhiên cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    – Thuốc tác động lên dopamine: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một số thuốc bao gồm ropinirole, pramipexole, rotigotine, để điều trị hội chứng chân không yên từ trung bình đến nặng.

    – Thuốc an thần benzodiazepines: Thuốc này có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm thức giấc đột ngột do hội chứng chân không yên.

    – Nhóm opioid: Nhóm thuốc này có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng RLS nghiêm trọng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả giảm đau. Các thuốc bao gồm codeine, oxycodone và hydrocodone. Lưu ý, không nên lạm dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài.

    2. Điều trị không dùng thuốc

    – Tránh uống rượu, cà phê hoặc thuốc lá có thể giúp kiểm soát triệu chứng.

    – Tập thể dục hàng ngày: Việc ngồi yên quá lâu cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của hội chứng chân không yên. Vì vậy, nên dành thời gian tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.

    – Massage chân, chườm nóng lạnh vào chân.

    – Tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp canxi tốt hơn, đồng tthời giúp giảm cảm giác đau nhói do hội chứng chân không yên gây ra.

    – Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng do hội chứng chân không yên, do đó cần lên kế hoạch và thực hiện tốt việc ngủ đủ giấc, đúng giờ.

    Một số chất bổ sung hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên- Ảnh 3.

    Một số chất bổ sung có thể hỗ trợ trong điều trị hội chứng chân không yên.

    3. Có nên dùng các chất bổ sung?

    Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể dùng một số chất bổ sung để hỗ trợ điều trị trong một số trường hợp mắc hội chứng chân không yên nhẹ.

    – Sắt: Sắt là lựa chọn đầu tiên để kiểm soát các triệu chứng của hội chứng chân không yên. Nghiên cứu cho thấy, thiếu sắt trong não có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Hội chứng chân không yên có xu hướng liên quan đến một số tình trạng trong đó nồng độ sắt thấp, như bệnh thận, mang thai, bệnh viêm nhiễm và thiếu máu.

    – Vitamin C và E:  Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt và giúp giảm tác dụng của các chất ức chế hấp thu sắt. Nếu sử dụng cùng nhau, vitamin C và vitamin E sẽ mang lại lợi ích cho những bệnh nhân suy thận mắc hội chứng chân không yên.

    – Magiê: Đây là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, đóng vai trò chính trong chức năng thần kinh và cơ bắp, đồng thời magiê còn giúp duy trì giấc ngủ lành mạnh.

    – Vitamin D: Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng thiếu vitamin D và chất lượng giấc ngủ kém hơn ở những người mắc hội chứng chân không yên.

    Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên bổ sung đủ các loại vitamin này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khi có các triệu chứng của hội chứng chân không yên, người bệnh nên đến khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, chỉ định cách điều trị phù hợp nhất. 

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Một số chất bổ sung hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên

    Hội chứng chân không yên (bệnh Willis-Ekbom) hay còn gọi là hội chứng chân không nghỉ. Bệnh có liên quan đến rối loạn thần kinh phổ biến khi ngủ và vận động. Điều này khiến người bệnh khó chịu đặc biệt là khi ngồi hoặc nằm xuống. Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh đang ngủ, khiến người bệnh mất ngủ.

    Một số chất bổ sung hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên- Ảnh 2.

    Hội chứng chân không yên có liên quan đến rối loạn thần kinh phổ biến khi ngủ và vận động.

    1. Các thuốc điều trị hội chứng chân không yên

    Việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này khá khó khăn, do đáp ứng thuốc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.  Hiện tại, các thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn. 

    Một số thuốc có thể dùng: 

    – Thuốc chống động kinh (gabapentin, pregabalin) có thể làm giảm sự khó chịu ở chân và đau dây thần kinh. Tuy nhiên cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    – Thuốc tác động lên dopamine: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một số thuốc bao gồm ropinirole, pramipexole, rotigotine, để điều trị hội chứng chân không yên từ trung bình đến nặng.

    – Thuốc an thần benzodiazepines: Thuốc này có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm thức giấc đột ngột do hội chứng chân không yên.

    – Nhóm opioid: Nhóm thuốc này có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng RLS nghiêm trọng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả giảm đau. Các thuốc bao gồm codeine, oxycodone và hydrocodone. Lưu ý, không nên lạm dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài.

    2. Điều trị không dùng thuốc

    – Tránh uống rượu, cà phê hoặc thuốc lá có thể giúp kiểm soát triệu chứng.

    – Tập thể dục hàng ngày: Việc ngồi yên quá lâu cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của hội chứng chân không yên. Vì vậy, nên dành thời gian tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.

    – Massage chân, chườm nóng lạnh vào chân.

    – Tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp canxi tốt hơn, đồng tthời giúp giảm cảm giác đau nhói do hội chứng chân không yên gây ra.

    – Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng do hội chứng chân không yên, do đó cần lên kế hoạch và thực hiện tốt việc ngủ đủ giấc, đúng giờ.

    Một số chất bổ sung hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên- Ảnh 3.

    Một số chất bổ sung có thể hỗ trợ trong điều trị hội chứng chân không yên.

    3. Có nên dùng các chất bổ sung?

    Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể dùng một số chất bổ sung để hỗ trợ điều trị trong một số trường hợp mắc hội chứng chân không yên nhẹ.

    – Sắt: Sắt là lựa chọn đầu tiên để kiểm soát các triệu chứng của hội chứng chân không yên. Nghiên cứu cho thấy, thiếu sắt trong não có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Hội chứng chân không yên có xu hướng liên quan đến một số tình trạng trong đó nồng độ sắt thấp, như bệnh thận, mang thai, bệnh viêm nhiễm và thiếu máu.

    – Vitamin C và E:  Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt và giúp giảm tác dụng của các chất ức chế hấp thu sắt. Nếu sử dụng cùng nhau, vitamin C và vitamin E sẽ mang lại lợi ích cho những bệnh nhân suy thận mắc hội chứng chân không yên.

    – Magiê: Đây là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, đóng vai trò chính trong chức năng thần kinh và cơ bắp, đồng thời magiê còn giúp duy trì giấc ngủ lành mạnh.

    – Vitamin D: Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng thiếu vitamin D và chất lượng giấc ngủ kém hơn ở những người mắc hội chứng chân không yên.

    Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên bổ sung đủ các loại vitamin này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khi có các triệu chứng của hội chứng chân không yên, người bệnh nên đến khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, chỉ định cách điều trị phù hợp nhất. 

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!