spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Một số loại thuốc không kê đơn trị táo bón

    spot_img

    Các biện pháp điều trị táo bón tại nhà

    Theo ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao, Phó Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị, táo bón là tình trạng khó đi ngoài, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần với phân khô cứng, vón cục, lớn hoặc nhỏ bất thường.

    Trong dịp Tết, người dân dễ bị táo bón do chế độ ăn uống ít chất xơ, uống không đủ nước, ít vận động, thói quen “nhịn” đi vệ sinh… Để điều trị táo bón tại nhà, cần thay đổi lối sống và có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn.

    – Thuốc nhuận tràng tạo khối: Thuốc nhuận tràng tạo khối giúp bổ sung thêm chất xơ. Những loại thuốc này có khả năng kéo chất lỏng vào ruột, làm tăng kích thước và hàm lượng nước của phân và khối lượng lớn hơn kích thích nhu động ruột. Nhờ đó mà tạo điều kiện thuận lợi để đẩy phân qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể.

    Các thuốc nhuận tràng tạo khối phổ biến như psyllium, polycarbophil và methylcellulose. Khi sử dụng, người bệnh nên uống thuốc cùng nhiều nước, bởi khi bị khô, chúng có thể tạo thành một khối sền sệt cứng, dẫn đến tắc nghẽn phân trong ruột. 

    Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ chướng bụng, đầy hơi sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối.

    Thuốc làm mềm phân: Thuốc làm mềm phân có tác dụng đưa nước vào phân và bao bọc bề mặt của phân với một lớp dầu, từ đó giúp phân mềm hơn và dễ dàng đi ngoài.

    Docusate là chất làm mềm phân được sử dụng phổ biến nhất. Nhìn chung, thuốc làm mềm phân rất an toàn và ít gây tác dụng phụ.

    – Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu kéo nước ra khỏi các mô ruột kết xung quanh, làm mềm phân, bổ sung khối lượng và bôi trơn ruột kết.

    Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu như: Muối nhuận tràng (muối Mg2+, Na+..), các poly – alcohol không hấp thu (lactoluse, sorbitol, glycerin) và polyethylen glycol.

    Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể ở dạng thuốc xổ, thuốc đạn hoặc thuốc uống. Những loại thuốc này có khả năng phát huy tác dụng một cách nhanh chóng. Đối với thuốc nhuận tràng dạng uống sẽ có tác dụng trong vòng 30 phút, trong khi đó thuốc xổ và thuốc đạn thường tác dụng nhanh hơn.

    Khi sử dụng, người bệnh nên uống cùng nhiều nước để tránh mất nước. Ngoài ra, cần lưu ý rằng nếu sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu quá thường xuyên, hiệu quả sẽ không đạt như ban đầu.

    – Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc nhuận tràng kích thích được sử dụng nhằm kích thích các cơ đại tràng co bóp mạnh hơn. Một số loại thuốc nhuận tràng kích thích phổ biến như senna, bisacodyl… 

    Cần lưu ý nhóm thuốc nhuận tràng này có nguy cơ cao gây ra các tác dụng phụ hơn những loại thuốc điều trị táo bón không kê đơn khác. Thuốc có thể gây co thắt ở các bộ phận khác của hệ tiêu hóa, do đó cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Thuốc nhuận tràng kích thích làm cho đại tràng co thắt và hoạt động mạnh hơn, do đó, ngoài tiêu chảy, tác dụng phụ thường gặp nhất là đau bụng và chuột rút.

    Một số loại thuốc không kê đơn trị táo bón- Ảnh 1.

    Trong dịp Tết, người dân dễ bị táo bón do chế độ ăn uống ít chất xơ, uống không đủ nước, ít vận động…

    Không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng kéo dài thuốc điều trị táo bón

    ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao cho biết, để cải thiện tình trạng táo bón, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn trị táo bón tại nhà mà không cần có đơn của bác sĩ. Thế nhưng, các loại thuốc này đều chỉ nên sử dụng tạm thời trong một thời gian ngắn nhất định. 

    Khi đã có hiệu quả, người bệnh nên dừng thuốc và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để tiêu hóa khỏe mạnh. Một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng kích thích có thể khiến cơ thể trở nên dung nạp với thuốc và làm cho tình trạng táo bón thêm tồi tệ hơn nếu ngừng thuốc, dẫn đến lệ thuộc thuốc.

    Ngoài ra, táo bón không phải là một bệnh. Triệu chứng táo bón kéo dài, cứ dừng thuốc lại tái phát có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng… Vì vậy, nếu người bệnh táo bón tái đi tái lại, kèm theo các triệu chứng khác như đi ngoài phân có máu, gầy sút cân, sốt kéo dài… thì cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị tận gốc vấn đề.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Một số loại thuốc không kê đơn trị táo bón

    Các biện pháp điều trị táo bón tại nhà

    Theo ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao, Phó Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị, táo bón là tình trạng khó đi ngoài, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần với phân khô cứng, vón cục, lớn hoặc nhỏ bất thường.

    Trong dịp Tết, người dân dễ bị táo bón do chế độ ăn uống ít chất xơ, uống không đủ nước, ít vận động, thói quen “nhịn” đi vệ sinh… Để điều trị táo bón tại nhà, cần thay đổi lối sống và có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn.

    – Thuốc nhuận tràng tạo khối: Thuốc nhuận tràng tạo khối giúp bổ sung thêm chất xơ. Những loại thuốc này có khả năng kéo chất lỏng vào ruột, làm tăng kích thước và hàm lượng nước của phân và khối lượng lớn hơn kích thích nhu động ruột. Nhờ đó mà tạo điều kiện thuận lợi để đẩy phân qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể.

    Các thuốc nhuận tràng tạo khối phổ biến như psyllium, polycarbophil và methylcellulose. Khi sử dụng, người bệnh nên uống thuốc cùng nhiều nước, bởi khi bị khô, chúng có thể tạo thành một khối sền sệt cứng, dẫn đến tắc nghẽn phân trong ruột. 

    Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ chướng bụng, đầy hơi sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối.

    Thuốc làm mềm phân: Thuốc làm mềm phân có tác dụng đưa nước vào phân và bao bọc bề mặt của phân với một lớp dầu, từ đó giúp phân mềm hơn và dễ dàng đi ngoài.

    Docusate là chất làm mềm phân được sử dụng phổ biến nhất. Nhìn chung, thuốc làm mềm phân rất an toàn và ít gây tác dụng phụ.

    – Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu kéo nước ra khỏi các mô ruột kết xung quanh, làm mềm phân, bổ sung khối lượng và bôi trơn ruột kết.

    Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu như: Muối nhuận tràng (muối Mg2+, Na+..), các poly – alcohol không hấp thu (lactoluse, sorbitol, glycerin) và polyethylen glycol.

    Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể ở dạng thuốc xổ, thuốc đạn hoặc thuốc uống. Những loại thuốc này có khả năng phát huy tác dụng một cách nhanh chóng. Đối với thuốc nhuận tràng dạng uống sẽ có tác dụng trong vòng 30 phút, trong khi đó thuốc xổ và thuốc đạn thường tác dụng nhanh hơn.

    Khi sử dụng, người bệnh nên uống cùng nhiều nước để tránh mất nước. Ngoài ra, cần lưu ý rằng nếu sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu quá thường xuyên, hiệu quả sẽ không đạt như ban đầu.

    – Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc nhuận tràng kích thích được sử dụng nhằm kích thích các cơ đại tràng co bóp mạnh hơn. Một số loại thuốc nhuận tràng kích thích phổ biến như senna, bisacodyl… 

    Cần lưu ý nhóm thuốc nhuận tràng này có nguy cơ cao gây ra các tác dụng phụ hơn những loại thuốc điều trị táo bón không kê đơn khác. Thuốc có thể gây co thắt ở các bộ phận khác của hệ tiêu hóa, do đó cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Thuốc nhuận tràng kích thích làm cho đại tràng co thắt và hoạt động mạnh hơn, do đó, ngoài tiêu chảy, tác dụng phụ thường gặp nhất là đau bụng và chuột rút.

    Một số loại thuốc không kê đơn trị táo bón- Ảnh 1.

    Trong dịp Tết, người dân dễ bị táo bón do chế độ ăn uống ít chất xơ, uống không đủ nước, ít vận động…

    Không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng kéo dài thuốc điều trị táo bón

    ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao cho biết, để cải thiện tình trạng táo bón, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn trị táo bón tại nhà mà không cần có đơn của bác sĩ. Thế nhưng, các loại thuốc này đều chỉ nên sử dụng tạm thời trong một thời gian ngắn nhất định. 

    Khi đã có hiệu quả, người bệnh nên dừng thuốc và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để tiêu hóa khỏe mạnh. Một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng kích thích có thể khiến cơ thể trở nên dung nạp với thuốc và làm cho tình trạng táo bón thêm tồi tệ hơn nếu ngừng thuốc, dẫn đến lệ thuộc thuốc.

    Ngoài ra, táo bón không phải là một bệnh. Triệu chứng táo bón kéo dài, cứ dừng thuốc lại tái phát có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng… Vì vậy, nếu người bệnh táo bón tái đi tái lại, kèm theo các triệu chứng khác như đi ngoài phân có máu, gầy sút cân, sốt kéo dài… thì cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị tận gốc vấn đề.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!