spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Mùa lễ hội cẩn thận với viêm dạ dày cấp

    spot_img

    Dạ dày là một trong những cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa. Khi bộ phận này bị tổn thương thì bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác của cơ thể.

    Các yếu tố nguy cơ làm viêm dạ dày cấp

    Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp:

    Nhiễm khuẩn:Vi khuẩn, virus và độc tố của chúng; thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn nhiễm độc do tụ cầu, rượu, chè, cafe, các chất ăn mòn: muối, kim loại nặng (đồng, kẽm ) thủy ngân, kiềm, axit sulfuric, axit chlohydric, nitrat bạc; các kích thích nhiệt, dị vật…

    Tuổi tác: Khi tuổi cao lớp bảo vệ niêm mạc sẽ mỏng hơn dẫn tới dễ viêm dạ dày hơn do khi cao tuổi dễ nhiễm vi khuẩn HP và rối loạn hệ tự miễn hơn người trẻ.

    Mắc các bệnh: Bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa… tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành); urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu; bỏng, nhiễm phóng xạ, các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, sốc, bệnh tim phổi cấp, xơ gan; dị ứng thức ăn: tôm, sò, ốc, hến.

    Lạm dụng các thuốc giảm đau: Thông thường các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính. Dùng giảm đau thường xuyên hoặc uống nhiều gây giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

    Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

    Biểu hiện bệnh viêm dạ dày cấp

    Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan toả, tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân mà các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

    • Cảm thấy đầy bụng, nóng rát vùng trên rốn. Các triệu chứng này có thể đỡ đi hoặc nặng lên khi ăn.
    • Buồn nôn.
    • Nôn.
    • Cảm giác chướng bụng vùng thượng vị.
    • Xuất huyết.

    Thông thường thì quá trình viêm dạ dày cấp diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song có một số tác giả cho rằng từ viêm dạ dày cấp, nếu bị tái phát nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mãn, vì niêm mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của cơ chế tự miễn. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết, có thể dẫn đến sốc, trụy tim mạch…

    Viêm dạ dày cấp không phải là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị nội khoa dứt điểm bằng uống đường uống.

    Viêm dạ dày cấp không phải là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị nội khoa dứt điểm.

    Điều trị và hạn chế viêm dạ dày cấp

    Viêm dạ dày cấp không phải là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị nội khoa dứt điểm. Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống sốc; nếu có nhiễm trùng thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hoá; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày…

    Có thể dự phòng bằng cách phương thức điều chỉnh và cân bằng chế độ ăn uống. Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ cay, nóng. Tùy theo tình trạng mắc mà có thể cần nhịn ăn trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, ăn thức ăn mềm.

    Ngoài ra cần chú ý:

    • Không lạm dụng hoặc hạn chế rượu bia.
    • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau.
    • Hạn chế các thức ăn quá cay nóng.
    • Bổ sung men vi sinh, ăn nhiều sữa chua.
    • Nên ăn đúng bữa.
    • Hạn chế căng thẳng lo âu.
    • Tránh thức khuya dậy muộn.
    • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.
    • Thường xuyên rèn luyện thân thể thông qua các bài tập thể dục phù hợp.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Mùa lễ hội cẩn thận với viêm dạ dày cấp

    Dạ dày là một trong những cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa. Khi bộ phận này bị tổn thương thì bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác của cơ thể.

    Các yếu tố nguy cơ làm viêm dạ dày cấp

    Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp:

    Nhiễm khuẩn:Vi khuẩn, virus và độc tố của chúng; thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn nhiễm độc do tụ cầu, rượu, chè, cafe, các chất ăn mòn: muối, kim loại nặng (đồng, kẽm ) thủy ngân, kiềm, axit sulfuric, axit chlohydric, nitrat bạc; các kích thích nhiệt, dị vật…

    Tuổi tác: Khi tuổi cao lớp bảo vệ niêm mạc sẽ mỏng hơn dẫn tới dễ viêm dạ dày hơn do khi cao tuổi dễ nhiễm vi khuẩn HP và rối loạn hệ tự miễn hơn người trẻ.

    Mắc các bệnh: Bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa… tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành); urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu; bỏng, nhiễm phóng xạ, các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, sốc, bệnh tim phổi cấp, xơ gan; dị ứng thức ăn: tôm, sò, ốc, hến.

    Lạm dụng các thuốc giảm đau: Thông thường các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính. Dùng giảm đau thường xuyên hoặc uống nhiều gây giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

    Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

    Biểu hiện bệnh viêm dạ dày cấp

    Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan toả, tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân mà các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

    • Cảm thấy đầy bụng, nóng rát vùng trên rốn. Các triệu chứng này có thể đỡ đi hoặc nặng lên khi ăn.
    • Buồn nôn.
    • Nôn.
    • Cảm giác chướng bụng vùng thượng vị.
    • Xuất huyết.

    Thông thường thì quá trình viêm dạ dày cấp diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song có một số tác giả cho rằng từ viêm dạ dày cấp, nếu bị tái phát nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mãn, vì niêm mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của cơ chế tự miễn. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết, có thể dẫn đến sốc, trụy tim mạch…

    Viêm dạ dày cấp không phải là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị nội khoa dứt điểm bằng uống đường uống.

    Viêm dạ dày cấp không phải là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị nội khoa dứt điểm.

    Điều trị và hạn chế viêm dạ dày cấp

    Viêm dạ dày cấp không phải là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị nội khoa dứt điểm. Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống sốc; nếu có nhiễm trùng thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hoá; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày…

    Có thể dự phòng bằng cách phương thức điều chỉnh và cân bằng chế độ ăn uống. Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ cay, nóng. Tùy theo tình trạng mắc mà có thể cần nhịn ăn trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, ăn thức ăn mềm.

    Ngoài ra cần chú ý:

    • Không lạm dụng hoặc hạn chế rượu bia.
    • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau.
    • Hạn chế các thức ăn quá cay nóng.
    • Bổ sung men vi sinh, ăn nhiều sữa chua.
    • Nên ăn đúng bữa.
    • Hạn chế căng thẳng lo âu.
    • Tránh thức khuya dậy muộn.
    • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.
    • Thường xuyên rèn luyện thân thể thông qua các bài tập thể dục phù hợp.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!