spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam

    spot_img

    Bàn chân bẹt là tình trạng phổ biến ở trẻ em, khi vòm bàn chân không phát triển đúng cách, dẫn đến toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan, phụ trách chuyên môn tại Myrehab Matsuoka, cho biết, thông thường, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân phẳng, nhưng vòm bàn chân sẽ dần hình thành và phát triển hoàn chỉnh từ sau 2-3 tuổi. Nếu sau độ tuổi này, vòm bàn chân vẫn không hình thành, trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 1.

    Toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc chứng bàn chân bẹt

    Bàn chân bẹt không chỉ gây ra sự mất cân bằng của cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khung xương, cơ bắp và khớp của trẻ. Những trẻ bị bàn chân bẹt thường cảm thấy không thoải mái khi di chuyển, có thể gặp chuột rút, đau chân, đau lưng và dễ té ngã. “Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như lệch trục gót chân, đau đầu gối, thoái hóa khớp và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và chức năng của cơ thể trẻ trong tương lai”, bác sĩ Lan khuyến cáo.

    Mắc hội chứng bàn chân bẹt cũng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tham gia vào các hoạt động thể chất và xã hội của trẻ. Trẻ bị bàn chân bẹt có thể gặp hạn chế trong việc chạy nhảy, khó khăn khi tham gia các môn thể thao và hoạt động vui chơi cùng bạn bè.

    Vì những lý do trên, việc nhận biết và điều trị sớm bàn chân bẹt cho trẻ trong độ tuổi vàng (từ 3-7 tuổi) rất quan trọng. Mục tiêu của việc điều trị không chỉ là tạo vòm bàn chân cho trẻ mà còn làm khỏe, tăng cường sự linh hoạt của đôi chân, giúp trẻ có thể vận động dễ dàng, thoải mái và tự tin hơn.

    Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không bằng cách quan sát với mắt thường hoặc quan sát hình in bàn chân con trên mặt phẳng, trên cát… Tuy nhiên, để xác định chính xác nhất, bạn có thể cho bé khám tại Trung tâm Myrehab Matsuoka bằng thiết bị DIERS Pedoscan. Với công nghệ hiện đại, DIERS Pedoscan giúp ghi chép và hiển thị sự phân bố lực của bàn chân, hỗ trợ việc chẩn đoán dị tật bàn chân bẹt. Dựa trên kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ tư vấn để trẻ có thể áp dụng các bài tập vận động đúng cách nhằm khắc phục tình trạng hiệu quả.

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 2.

    Hệ thống chụp đánh giá hình thái cột sống 4D DIERS giúp ghi chép và hiển thị sự phân bố lực của bàn chân, hỗ trợ việc chẩn đoán dị tật bàn chân bẹt

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 3.

    Myrehab Matsuoka là một trong những đơn vị tiên phong trong việc điều trị bàn chân bẹt toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam. Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hiện đại và xây dựng lộ trình điều trị cá nhân hóa đáp ứng từng thể trạng của trẻ. Các phương pháp điều trị tại Myrehab Matsuoka bao gồm:

    Vật lý trị liệu: Sử dụng các phương pháp như điện xung, hồng ngoại, di động mô mềm, di động khớp cổ bàn chân và kéo giãn gân gót để tăng cường, kéo dài gân và cơ bắp.

    Massage cân gan bàn chân: Giúp giảm căng thẳng và đau nhức, cải thiện tuần hoàn máu.

    Lộ trình vận động cá nhân hóa: Được thiết kế riêng cho từng trẻ, phù hợp với thể trạng, độ tuổi các bé nhằm làm khỏe các nhóm cơ liên quan, tăng khả năng vận động, tạo hứng thú giúp trẻ duy trì tập luyện.

    Sử dụng Băng dán Kinesio – một kỹ thuật trị liệu thể thao chuyên nghiệp giúp cân bằng các nhóm cơ mất đối xứng, hỗ trợ quá trình tập luyện, định hình và chỉnh sửa tư thế tốt hơn, tránh tình trạng trầy chân do tiếp xúc đế giày tạo vòm gây ra trong sinh hoạt hàng ngày.

    Sử dụng lót giày chỉnh hình: Được gia công tại xưởng chỉnh hình tại Nhật Bản theo thể trạng và mục tiêu của người dùng. Sử dụng lót giày dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp trẻ tái tạo vòm chân, đưa cấu trúc bàn chân về vị trí cân bằng.

    Đặc biệt, Myrehab Matsuoka có riêng một không gian vận động cho trẻ bàn chân bẹt mà ít trung tâm vật lý trị liệu ở Hà Nội có được. Bên cạnh đó, Trung tâm đang triển khai sân chơi vận động miễn phí cho trẻ bàn chân bẹt vào sáng thứ 7 hàng tuần. Mỗi bé bàn chân bẹt khi tham gia sân chơi vận động đều được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kĩ càng, phân tích và phân loại mức độ bẹt của bàn chân bé, xác định thời gian chính xác bé có thể can thiệp PHCN. Tại đây, ngoài việc giúp trẻ tập luyện, các bác sĩ và kỹ thuật viên còn hướng dẫn bố mẹ cách massage cân gan bàn chân và những bài tập vận động hỗ trợ tạo vòm bàn chân cho con qua những trò chơi thú vị và dễ dàng thực hành tại nhà.

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 4.

    Sân chơi vận động cho trẻ bàn chân bẹt vào sáng thứ 7 hàng tuần tại Myrehab Matsuoka thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều phụ huynh

    Là người đã khám và điều trị cho nhiều trẻ có bàn chân bẹt tại Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, bác sĩ Lan chia sẻ: “Quá trình trị liệu bàn chân bẹt cho trẻ luôn đòi hỏi ba mẹ nhẫn nại, trẻ cần hợp tác vui vẻ mới mang lại hiệu quả cao. Đó là lý do Myrehab Matsuoka tạo ra sân chơi vận động miễn phí, giúp các bé hứng thú tập luyện, hỗ trợ cha mẹ các kỹ thuật để giúp con tăng cường hiệu quả điều trị. Chúng tôi không chỉ tập trung vào việc tạo vòm bàn chân mà còn tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho đôi chân của trẻ, giúp các em phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống”.

    – Hotline: 1900 3181

    – Website: https://myrehab-matsuoka.com/

    – Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official

    – Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam

    Bàn chân bẹt là tình trạng phổ biến ở trẻ em, khi vòm bàn chân không phát triển đúng cách, dẫn đến toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan, phụ trách chuyên môn tại Myrehab Matsuoka, cho biết, thông thường, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân phẳng, nhưng vòm bàn chân sẽ dần hình thành và phát triển hoàn chỉnh từ sau 2-3 tuổi. Nếu sau độ tuổi này, vòm bàn chân vẫn không hình thành, trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 1.

    Toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc chứng bàn chân bẹt

    Bàn chân bẹt không chỉ gây ra sự mất cân bằng của cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khung xương, cơ bắp và khớp của trẻ. Những trẻ bị bàn chân bẹt thường cảm thấy không thoải mái khi di chuyển, có thể gặp chuột rút, đau chân, đau lưng và dễ té ngã. “Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như lệch trục gót chân, đau đầu gối, thoái hóa khớp và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và chức năng của cơ thể trẻ trong tương lai”, bác sĩ Lan khuyến cáo.

    Mắc hội chứng bàn chân bẹt cũng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tham gia vào các hoạt động thể chất và xã hội của trẻ. Trẻ bị bàn chân bẹt có thể gặp hạn chế trong việc chạy nhảy, khó khăn khi tham gia các môn thể thao và hoạt động vui chơi cùng bạn bè.

    Vì những lý do trên, việc nhận biết và điều trị sớm bàn chân bẹt cho trẻ trong độ tuổi vàng (từ 3-7 tuổi) rất quan trọng. Mục tiêu của việc điều trị không chỉ là tạo vòm bàn chân cho trẻ mà còn làm khỏe, tăng cường sự linh hoạt của đôi chân, giúp trẻ có thể vận động dễ dàng, thoải mái và tự tin hơn.

    Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không bằng cách quan sát với mắt thường hoặc quan sát hình in bàn chân con trên mặt phẳng, trên cát… Tuy nhiên, để xác định chính xác nhất, bạn có thể cho bé khám tại Trung tâm Myrehab Matsuoka bằng thiết bị DIERS Pedoscan. Với công nghệ hiện đại, DIERS Pedoscan giúp ghi chép và hiển thị sự phân bố lực của bàn chân, hỗ trợ việc chẩn đoán dị tật bàn chân bẹt. Dựa trên kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ tư vấn để trẻ có thể áp dụng các bài tập vận động đúng cách nhằm khắc phục tình trạng hiệu quả.

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 2.

    Hệ thống chụp đánh giá hình thái cột sống 4D DIERS giúp ghi chép và hiển thị sự phân bố lực của bàn chân, hỗ trợ việc chẩn đoán dị tật bàn chân bẹt

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 3.

    Myrehab Matsuoka là một trong những đơn vị tiên phong trong việc điều trị bàn chân bẹt toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam. Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hiện đại và xây dựng lộ trình điều trị cá nhân hóa đáp ứng từng thể trạng của trẻ. Các phương pháp điều trị tại Myrehab Matsuoka bao gồm:

    Vật lý trị liệu: Sử dụng các phương pháp như điện xung, hồng ngoại, di động mô mềm, di động khớp cổ bàn chân và kéo giãn gân gót để tăng cường, kéo dài gân và cơ bắp.

    Massage cân gan bàn chân: Giúp giảm căng thẳng và đau nhức, cải thiện tuần hoàn máu.

    Lộ trình vận động cá nhân hóa: Được thiết kế riêng cho từng trẻ, phù hợp với thể trạng, độ tuổi các bé nhằm làm khỏe các nhóm cơ liên quan, tăng khả năng vận động, tạo hứng thú giúp trẻ duy trì tập luyện.

    Sử dụng Băng dán Kinesio – một kỹ thuật trị liệu thể thao chuyên nghiệp giúp cân bằng các nhóm cơ mất đối xứng, hỗ trợ quá trình tập luyện, định hình và chỉnh sửa tư thế tốt hơn, tránh tình trạng trầy chân do tiếp xúc đế giày tạo vòm gây ra trong sinh hoạt hàng ngày.

    Sử dụng lót giày chỉnh hình: Được gia công tại xưởng chỉnh hình tại Nhật Bản theo thể trạng và mục tiêu của người dùng. Sử dụng lót giày dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp trẻ tái tạo vòm chân, đưa cấu trúc bàn chân về vị trí cân bằng.

    Đặc biệt, Myrehab Matsuoka có riêng một không gian vận động cho trẻ bàn chân bẹt mà ít trung tâm vật lý trị liệu ở Hà Nội có được. Bên cạnh đó, Trung tâm đang triển khai sân chơi vận động miễn phí cho trẻ bàn chân bẹt vào sáng thứ 7 hàng tuần. Mỗi bé bàn chân bẹt khi tham gia sân chơi vận động đều được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kĩ càng, phân tích và phân loại mức độ bẹt của bàn chân bé, xác định thời gian chính xác bé có thể can thiệp PHCN. Tại đây, ngoài việc giúp trẻ tập luyện, các bác sĩ và kỹ thuật viên còn hướng dẫn bố mẹ cách massage cân gan bàn chân và những bài tập vận động hỗ trợ tạo vòm bàn chân cho con qua những trò chơi thú vị và dễ dàng thực hành tại nhà.

    Myrehab Matsuoka: Điều trị hiệu quả bệnh bàn chân bẹt theo chuẩn Nhật tại Việt Nam- Ảnh 4.

    Sân chơi vận động cho trẻ bàn chân bẹt vào sáng thứ 7 hàng tuần tại Myrehab Matsuoka thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều phụ huynh

    Là người đã khám và điều trị cho nhiều trẻ có bàn chân bẹt tại Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, bác sĩ Lan chia sẻ: “Quá trình trị liệu bàn chân bẹt cho trẻ luôn đòi hỏi ba mẹ nhẫn nại, trẻ cần hợp tác vui vẻ mới mang lại hiệu quả cao. Đó là lý do Myrehab Matsuoka tạo ra sân chơi vận động miễn phí, giúp các bé hứng thú tập luyện, hỗ trợ cha mẹ các kỹ thuật để giúp con tăng cường hiệu quả điều trị. Chúng tôi không chỉ tập trung vào việc tạo vòm bàn chân mà còn tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho đôi chân của trẻ, giúp các em phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống”.

    – Hotline: 1900 3181

    – Website: https://myrehab-matsuoka.com/

    – Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official

    – Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!