spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Ngâm chân trị bệnh cần lưu ý điều này để không phản tác dụng

    spot_img

    Những lợi ích của ngâm chân thảo dược

    Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị bằng phương pháp ngâm nước ấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp, có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.

    Ngâm nước ấm làm cho các khớp giãn ra, làm giảm đau và có tác dụng phần nào kéo dài vượt ra ngoài thời gian ngâm, sức đẩy của nước làm giảm sức hút của trọng lực lên cơ thể.

    Hai bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ não bộ đến mắt, tai, mũi, các tuyến yên, giáp, tuỵ, từ các hệ thần kinh cho đến các cơ quan ngũ tạng như tim, gan,mật, phổi, thận cho đến các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột, kết tràng, lá lách, bàng quang.. các huyệt đạo sẽ tác dụng kích thích hoạt động các cơ quan trên.

    Hiện nay phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kết hợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc đang được áp dụng để tăng thêm hiệu quả trong điều trị.

    Tuy nhiên người ta cũng có thể dùng riêng lẻ nước ấm đơn thuần hoặc nước ấm pha thuốc ngâm chân với nhiệt độ vừa phải nhằm cải thiện, phòng và điều trị một số bệnh thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, giảm sự căng thẳng, giảm đau, cải thiện teo cơ, cứng khớp chi dưới.. …

    Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh.

    Cụ thể, ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh Can – Tỳ, giúp sơ can – kiện tỳ làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy.

    Ngón chân thứ hai thuộc kinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa;

    Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh tử cung của phụ nữ.

    Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược…. Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Để tăng thêm hiệu quả, có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác nếu thấy cần thiết (có thể tiến hành cùng lúc).

    Ngâm chân trị bệnh cần lưu ý điều này để không phản tác dụng- Ảnh 1.

    Ngâm chân thảo dược là một liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc tốt cho sức khoẻ.

    Những lưu ý khi ngâm chân thảo dược

    Mặc dù ngâm chân có tác dụng rất tốt cho cơ thể giúp điều hòa kinh khí, hoạt huyết, khu tà. Nhưng khi thực hiện ngâm chân thảo dược cần phải lưu ý một số điều sau:

    • Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.
    • Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.
    • Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn. Vì thế cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của người có chuyên môn về y học cổ truyền.
    • Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và có các vết thương hở vùng chân.
    • Bệnh nhân có suy giãn tĩnh mạch chân nên cẩn thận, không nên ngâm chân với nước quá nóng trong thời gian lâu, nước không nên ngập quá cao lên tới cẳng chân, chỉ cần ngập bàn chân lên cổ chân là được.
    • Không ngâm chân khi quá đói hoặc quá no. Sau khi ăn xong ít nhất 30 phút mới nên ngâm chân.
    • Cần theo dõi những diễn biến trong quá trình ngâm, thay đổi các triệu chứng.
    • Theo dõi thay đổi sau khi ngâm và thông báo với thầy thuốc khi có những dấu hiệu bất thường.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Ngâm chân trị bệnh cần lưu ý điều này để không phản tác dụng

    Những lợi ích của ngâm chân thảo dược

    Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị bằng phương pháp ngâm nước ấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp, có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.

    Ngâm nước ấm làm cho các khớp giãn ra, làm giảm đau và có tác dụng phần nào kéo dài vượt ra ngoài thời gian ngâm, sức đẩy của nước làm giảm sức hút của trọng lực lên cơ thể.

    Hai bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ não bộ đến mắt, tai, mũi, các tuyến yên, giáp, tuỵ, từ các hệ thần kinh cho đến các cơ quan ngũ tạng như tim, gan,mật, phổi, thận cho đến các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột, kết tràng, lá lách, bàng quang.. các huyệt đạo sẽ tác dụng kích thích hoạt động các cơ quan trên.

    Hiện nay phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kết hợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc đang được áp dụng để tăng thêm hiệu quả trong điều trị.

    Tuy nhiên người ta cũng có thể dùng riêng lẻ nước ấm đơn thuần hoặc nước ấm pha thuốc ngâm chân với nhiệt độ vừa phải nhằm cải thiện, phòng và điều trị một số bệnh thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, giảm sự căng thẳng, giảm đau, cải thiện teo cơ, cứng khớp chi dưới.. …

    Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh.

    Cụ thể, ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh Can – Tỳ, giúp sơ can – kiện tỳ làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy.

    Ngón chân thứ hai thuộc kinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa;

    Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh tử cung của phụ nữ.

    Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược…. Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Để tăng thêm hiệu quả, có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác nếu thấy cần thiết (có thể tiến hành cùng lúc).

    Ngâm chân trị bệnh cần lưu ý điều này để không phản tác dụng- Ảnh 1.

    Ngâm chân thảo dược là một liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc tốt cho sức khoẻ.

    Những lưu ý khi ngâm chân thảo dược

    Mặc dù ngâm chân có tác dụng rất tốt cho cơ thể giúp điều hòa kinh khí, hoạt huyết, khu tà. Nhưng khi thực hiện ngâm chân thảo dược cần phải lưu ý một số điều sau:

    • Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.
    • Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.
    • Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn. Vì thế cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của người có chuyên môn về y học cổ truyền.
    • Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và có các vết thương hở vùng chân.
    • Bệnh nhân có suy giãn tĩnh mạch chân nên cẩn thận, không nên ngâm chân với nước quá nóng trong thời gian lâu, nước không nên ngập quá cao lên tới cẳng chân, chỉ cần ngập bàn chân lên cổ chân là được.
    • Không ngâm chân khi quá đói hoặc quá no. Sau khi ăn xong ít nhất 30 phút mới nên ngâm chân.
    • Cần theo dõi những diễn biến trong quá trình ngâm, thay đổi các triệu chứng.
    • Theo dõi thay đổi sau khi ngâm và thông báo với thầy thuốc khi có những dấu hiệu bất thường.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.