spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Nghiên cứu mới thúc đẩy chiến lược điều trị HIV/AIDS tiềm năng

    spot_img

    Nghiên cứu mới do trường Đại học Y Minnesota dẫn đầu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm mang đến một hy vọng mới trong cuộc chiến chống lại nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS). Các nhà khoa học đã khám phá việc sử dụng những tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) nhằm khắc phục chức năng của chúng có tác dụng kiểm soát nhiễm trùng tốt hơn.

    Nhà nghiên cứu chính, Giám đốc chương trình Y học HIV tại Trường Y Minnesota Tim Schacker cho biết: “Hiện nay, HIV/AIDS đã có những phương pháp điều trị thực sự xuất sắc nhờ vào những tiến bộ chưa từng có trong việc phát triển liệu pháp kháng virus. Nhưng ngay cả với điều đó, căn bệnh này vẫn đang gây ra tỷ lệ tử vong sớm và các vấn đề y tế nghiêm trọng khác. Do đó, HIV cần một phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt”.

    Trong quá trình nhiễm trùng tiên phát, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thiết lập các ổ chứa mô bao gồm một lượng lớn tế bào T CD4 bị nhiễm HIV. Ổ chứa này có thể duy trì bằng cách liên tục sản xuất hoặc/và nhân lên virus trong các mô bạch huyết và đường tiêu hóa, dù cho đã điều trị bằng thuốc kháng virus (ART).

    Nghiên cứu mới thúc đẩy chiến lược điều trị HIV/AIDS tiềm năng- Ảnh 2.

    Cấu trúc HIV – virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

    Các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) là thành phần trung tâm của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Tế bào NK là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, điều hòa các phản ứng chống ung thư và kháng virus mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát miễn dịch.

    Tuy nhiên trong nhiễm HIV, hoạt động của tế bào NK bị ức chế do sự điều biến chọn lọc của HIV đối với các phân tử MHC-I trên bề mặt tế bào bị nhiễm bệnh, làm suy yếu khả năng tiêu diệt tế bào NK, gây khó khăn cho việc loại bỏ nhiễm trùng.

    Một nghiên cứu thí điểm giai đoạn 1 ở người nhiễm HIV đã được thực hiện tại Trường Đại học Y Minnesota. Những người dương tính với HIV được truyền một lượng tế bào NK đơn bội khỏe mạnh thu được từ những người hiến tặng (họ hàng gần của người bệnh), cùng với interleukin 2 (IL-2) hoặc thuốc N-803 (một chất siêu chủ vận IL-5), giúp tăng cường hoạt động của NK.

    Kết quả cho thấy, các tế bào NK của người hiến tặng vẫn tồn tại trong máu tới 8 ngày và trong các hạch bạch huyết, trực tràng lên đến 28 ngày. Có sự giảm vừa phải tần số tế bào dương tính với RNA virus trong các hạch bạch huyết.

    Nghiên cứu mới thúc đẩy chiến lược điều trị HIV/AIDS tiềm năng- Ảnh 3.

    Tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – hy vọng mới trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

    Tất cả những người tham gia trong nghiên cứu giai đoạn đầu này đều cho thấy sự giảm nhiễm trùng và các thủ thuật được cho là an toàn, dung nạp tốt.

    Hạn chế của phương pháp này là chi phí cao, khả năng phổ cập so với 35 triệu người nhiễm trên toàn thế giới là điều vô cùng khó khăn.

    Tuy nhiên, nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chiến lược chữa bệnh HIV/AIDS là khả thi, bằng cách chứng minh việc tăng cường chức năng tế bào NK có thể làm giảm đáng kể gánh nặng HIV.

    Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch cho một nghiên cứu lớn hơn, kết hợp tế bào NK với N-803, cộng với một kháng thể trung hòa đặc hiệu với HIV – tương tự như loại đã được sử dụng thành công để điều trị COVID-19 nhằm xác định xem liệu sự kết hợp này có thể làm giảm thêm gánh nặng bệnh tật hay không.

    Đây sẽ là một bước tiến gần hơn với việc chữa khỏi HIV/AIDS.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Nghiên cứu mới thúc đẩy chiến lược điều trị HIV/AIDS tiềm năng

    Nghiên cứu mới do trường Đại học Y Minnesota dẫn đầu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm mang đến một hy vọng mới trong cuộc chiến chống lại nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS). Các nhà khoa học đã khám phá việc sử dụng những tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) nhằm khắc phục chức năng của chúng có tác dụng kiểm soát nhiễm trùng tốt hơn.

    Nhà nghiên cứu chính, Giám đốc chương trình Y học HIV tại Trường Y Minnesota Tim Schacker cho biết: “Hiện nay, HIV/AIDS đã có những phương pháp điều trị thực sự xuất sắc nhờ vào những tiến bộ chưa từng có trong việc phát triển liệu pháp kháng virus. Nhưng ngay cả với điều đó, căn bệnh này vẫn đang gây ra tỷ lệ tử vong sớm và các vấn đề y tế nghiêm trọng khác. Do đó, HIV cần một phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt”.

    Trong quá trình nhiễm trùng tiên phát, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thiết lập các ổ chứa mô bao gồm một lượng lớn tế bào T CD4 bị nhiễm HIV. Ổ chứa này có thể duy trì bằng cách liên tục sản xuất hoặc/và nhân lên virus trong các mô bạch huyết và đường tiêu hóa, dù cho đã điều trị bằng thuốc kháng virus (ART).

    Nghiên cứu mới thúc đẩy chiến lược điều trị HIV/AIDS tiềm năng- Ảnh 2.

    Cấu trúc HIV – virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

    Các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) là thành phần trung tâm của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Tế bào NK là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, điều hòa các phản ứng chống ung thư và kháng virus mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát miễn dịch.

    Tuy nhiên trong nhiễm HIV, hoạt động của tế bào NK bị ức chế do sự điều biến chọn lọc của HIV đối với các phân tử MHC-I trên bề mặt tế bào bị nhiễm bệnh, làm suy yếu khả năng tiêu diệt tế bào NK, gây khó khăn cho việc loại bỏ nhiễm trùng.

    Một nghiên cứu thí điểm giai đoạn 1 ở người nhiễm HIV đã được thực hiện tại Trường Đại học Y Minnesota. Những người dương tính với HIV được truyền một lượng tế bào NK đơn bội khỏe mạnh thu được từ những người hiến tặng (họ hàng gần của người bệnh), cùng với interleukin 2 (IL-2) hoặc thuốc N-803 (một chất siêu chủ vận IL-5), giúp tăng cường hoạt động của NK.

    Kết quả cho thấy, các tế bào NK của người hiến tặng vẫn tồn tại trong máu tới 8 ngày và trong các hạch bạch huyết, trực tràng lên đến 28 ngày. Có sự giảm vừa phải tần số tế bào dương tính với RNA virus trong các hạch bạch huyết.

    Nghiên cứu mới thúc đẩy chiến lược điều trị HIV/AIDS tiềm năng- Ảnh 3.

    Tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – hy vọng mới trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

    Tất cả những người tham gia trong nghiên cứu giai đoạn đầu này đều cho thấy sự giảm nhiễm trùng và các thủ thuật được cho là an toàn, dung nạp tốt.

    Hạn chế của phương pháp này là chi phí cao, khả năng phổ cập so với 35 triệu người nhiễm trên toàn thế giới là điều vô cùng khó khăn.

    Tuy nhiên, nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chiến lược chữa bệnh HIV/AIDS là khả thi, bằng cách chứng minh việc tăng cường chức năng tế bào NK có thể làm giảm đáng kể gánh nặng HIV.

    Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch cho một nghiên cứu lớn hơn, kết hợp tế bào NK với N-803, cộng với một kháng thể trung hòa đặc hiệu với HIV – tương tự như loại đã được sử dụng thành công để điều trị COVID-19 nhằm xác định xem liệu sự kết hợp này có thể làm giảm thêm gánh nặng bệnh tật hay không.

    Đây sẽ là một bước tiến gần hơn với việc chữa khỏi HIV/AIDS.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.