spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Người bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào?

    spot_img

    Lựa chọn lối sống hàng ngày có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe và điều này đặc biệt đúng để có một trái tim khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và không hút thuốc là một số thói quen sống đã được biết đến là tốt cho tim.

    Chế độ ăn uống hay những gì bạn ăn có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tim. Ngoài các loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm cụ thể, việc hấp thụ các vitamin và khoáng chất thiết yếu (vi chất dinh dưỡng) là một phần quan trọng trong mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và sức khỏe tim mạch.

    1. Vi chất dinh dưỡng là gì?

    Vi chất dinh dưỡng là các vitamin, chất khoáng hoặc chất vi lượng khác cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.

    Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng cơ thể con người không tự tạo ra được. Nói một cách đơn giản hơn, nghĩa là cơ thể không tự tạo ra các chất dinh dưỡng này, nên cần bổ sung chúng thông qua thực phẩm ăn vào hoặc dùng thực phẩm bổ sung (nếu chế độ ăn không đủ).

    Người bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào?- Ảnh 1.

    Chế độ ăn uống có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tim.

    2. Vi chất dinh dưỡng giúp ích gì cho tim?

    Stress oxy hóa và viêm là những yếu tố tiêu cực có thể đến từ chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu vận động, căng thẳng và một số yếu tố di truyền.

    Căng thẳng oxy hóa có thể kích hoạt mảng bám hình thành trong động mạch. Khi mảng bám tích tụ, có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng như não và tim. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như đau tim và đột quỵ.

    Các vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch thông qua các cơ chế liên quan đến tình trạng viêm, stress oxy hóa và chức năng nội mô. Một số vi chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như canxi, kẽm, vitamin D và selen… cho thấy có triển vọng hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

    3. Vitamin tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

    Theo đó, vitamin D là vi chất không thể thiếu đối với sức khỏe tim mạch. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D là cá béo (như cá hồi)…

    Axit folic riêng lẻ cũng như việc bổ sung axit folic với B6 và B12… có thể làm giảm tỷ lệ đột quỵ. Vitamin B giúp hạ thấp nồng độ homocysteine cao. Ttăng homocysteine có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

    Vitamin C, E và beta carotene là chất chống oxy hóa mạnh, cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

    Người bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào?- Ảnh 2.

    Vitamin D là vi chất không thể thiếu đối với sức khỏe tim mạch.

    4. Khoáng chất tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

    Kẽm và selen đứng đầu danh sách các khoáng chất tốt cho tim mạch. Selen và kẽm được cho là có vai trò trong việc giảm nguy cơ tim mạch do giúp điều hòa tình trạng viêm và tổn thương oxy hóa. Là một chất chống oxy hóa, kẽm ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, có thể gây hại cho tế bào và gây ra các bệnh thoái hóa. Cả hai đều có trong cá và thịt.

    Kali, magie và canxi cũng có thể kiểm soát huyết áp – một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh tim.

    5. Làm thế nào để có thêm nhiều vi chất dinh dưỡng?

    Mặc dù có nhiều loại thực phẩm bổ sung trên thị trường, nhưng nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống. Không chỉ rẻ hơn mà còn dễ dàng hấp thụ hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu thụ quá nhiều các vi chất dinh dưỡng cụ thể (vì khi bổ sung quá nhiều các vitamin và khoáng chất có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe).

    Bạn có thể nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết từ thực phẩm ăn hàng ngày. Theo đó, nên ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, gia cầm, cá, hải sản, chất béo lành mạnh (các loại hạt). Ví dụ, kẽm có thể được tìm thấy trong thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, ngũ cốc, hạt, cá, rau, sữa và một số sản phẩm từ sữa.

    Tiêu thụ quá mức các vitamin và khoáng chất cần thiết (đặc biệt qua thực phẩm bổ sung) không đem đến thêm lợi ích mà còn gây ra tác dụng phụ. Mặc dù hiếm gặp, ngộ độc vitamin D là hậu quả tiềm ẩn của việc bổ sung quá mức có thể dẫn đến táo bón, lú lẫn và tăng canxi máu…

    Không có độ tuổi kỳ diệu nào để bắt đầu tiêu thụ nhiều vi chất dinh dưỡng hơn để hỗ trợ sức khỏe. Chìa khóa là xây dựng thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh, giảm thiểu lượng thực phẩm chế biến cao (quá mức) ở mọi lứa tuổi. Nhìn chung, thói quen tốt cho tim sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch khi bạn già đi và dinh dưỡng là một phần của hành trình suốt đời này.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Người bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào?

    Lựa chọn lối sống hàng ngày có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe và điều này đặc biệt đúng để có một trái tim khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và không hút thuốc là một số thói quen sống đã được biết đến là tốt cho tim.

    Chế độ ăn uống hay những gì bạn ăn có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tim. Ngoài các loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm cụ thể, việc hấp thụ các vitamin và khoáng chất thiết yếu (vi chất dinh dưỡng) là một phần quan trọng trong mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và sức khỏe tim mạch.

    1. Vi chất dinh dưỡng là gì?

    Vi chất dinh dưỡng là các vitamin, chất khoáng hoặc chất vi lượng khác cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.

    Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng cơ thể con người không tự tạo ra được. Nói một cách đơn giản hơn, nghĩa là cơ thể không tự tạo ra các chất dinh dưỡng này, nên cần bổ sung chúng thông qua thực phẩm ăn vào hoặc dùng thực phẩm bổ sung (nếu chế độ ăn không đủ).

    Người bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào?- Ảnh 1.

    Chế độ ăn uống có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tim.

    2. Vi chất dinh dưỡng giúp ích gì cho tim?

    Stress oxy hóa và viêm là những yếu tố tiêu cực có thể đến từ chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu vận động, căng thẳng và một số yếu tố di truyền.

    Căng thẳng oxy hóa có thể kích hoạt mảng bám hình thành trong động mạch. Khi mảng bám tích tụ, có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng như não và tim. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như đau tim và đột quỵ.

    Các vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch thông qua các cơ chế liên quan đến tình trạng viêm, stress oxy hóa và chức năng nội mô. Một số vi chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như canxi, kẽm, vitamin D và selen… cho thấy có triển vọng hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

    3. Vitamin tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

    Theo đó, vitamin D là vi chất không thể thiếu đối với sức khỏe tim mạch. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D là cá béo (như cá hồi)…

    Axit folic riêng lẻ cũng như việc bổ sung axit folic với B6 và B12… có thể làm giảm tỷ lệ đột quỵ. Vitamin B giúp hạ thấp nồng độ homocysteine cao. Ttăng homocysteine có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

    Vitamin C, E và beta carotene là chất chống oxy hóa mạnh, cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

    Người bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào?- Ảnh 2.

    Vitamin D là vi chất không thể thiếu đối với sức khỏe tim mạch.

    4. Khoáng chất tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

    Kẽm và selen đứng đầu danh sách các khoáng chất tốt cho tim mạch. Selen và kẽm được cho là có vai trò trong việc giảm nguy cơ tim mạch do giúp điều hòa tình trạng viêm và tổn thương oxy hóa. Là một chất chống oxy hóa, kẽm ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, có thể gây hại cho tế bào và gây ra các bệnh thoái hóa. Cả hai đều có trong cá và thịt.

    Kali, magie và canxi cũng có thể kiểm soát huyết áp – một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh tim.

    5. Làm thế nào để có thêm nhiều vi chất dinh dưỡng?

    Mặc dù có nhiều loại thực phẩm bổ sung trên thị trường, nhưng nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống. Không chỉ rẻ hơn mà còn dễ dàng hấp thụ hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu thụ quá nhiều các vi chất dinh dưỡng cụ thể (vì khi bổ sung quá nhiều các vitamin và khoáng chất có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe).

    Bạn có thể nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết từ thực phẩm ăn hàng ngày. Theo đó, nên ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, gia cầm, cá, hải sản, chất béo lành mạnh (các loại hạt). Ví dụ, kẽm có thể được tìm thấy trong thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, ngũ cốc, hạt, cá, rau, sữa và một số sản phẩm từ sữa.

    Tiêu thụ quá mức các vitamin và khoáng chất cần thiết (đặc biệt qua thực phẩm bổ sung) không đem đến thêm lợi ích mà còn gây ra tác dụng phụ. Mặc dù hiếm gặp, ngộ độc vitamin D là hậu quả tiềm ẩn của việc bổ sung quá mức có thể dẫn đến táo bón, lú lẫn và tăng canxi máu…

    Không có độ tuổi kỳ diệu nào để bắt đầu tiêu thụ nhiều vi chất dinh dưỡng hơn để hỗ trợ sức khỏe. Chìa khóa là xây dựng thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh, giảm thiểu lượng thực phẩm chế biến cao (quá mức) ở mọi lứa tuổi. Nhìn chung, thói quen tốt cho tim sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch khi bạn già đi và dinh dưỡng là một phần của hành trình suốt đời này.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.