spot_img
28.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi

    spot_img

    Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn kéo theo tình trạng viêm nhiễm, cản trở quá trình phục hồi. Bên cạnh các liệu pháp điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giàu thực phẩm chống viêm đóng vai trò then chốt trong việc giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo đĩa đệm.

    Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm có tác dụng chống viêm mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ưu tiên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

    1. Tảo biển giàu acid béo omega-3

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi- Ảnh 1.

    Các loại rong biển (tảo biển) giàu omega-3 rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.

    Acid béo omega-3 được mệnh danh là chất béo lành mạnh và là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, tim mạch, mắt và da. Cả 3 loại acid béo omega-3 quan trọng nhất là ALA, DHA và EPA đều có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương đĩa đệm. Các loại tảo biển như rong biển, nori, tảo xoắn, tảo lục là nguồn cung cấp dồi dào dưỡng chất quý giá này.

    2. Các loại hạt làm giảm tình trạng viêm

    Chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và cũng làm giảm tình trạng viêm liên quan. Quả óc chó, quả hồ đào, hạt dẻ không chỉ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm mà còn là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào. Hạnh nhân và óc chó cũng là những lựa chọn tuyệt vời.

    Các loại hạt còn chứa vitamin, khoáng chất, acid amin thiết yếu cho chức năng khỏe mạnh của xương và cơ bắp. Hãy biến chúng thành món ăn nhẹ bổ dưỡng giữa các bữa ăn chính.

    3. Rau lá xanh đậm và các loại thực vật giàu chất chống oxy hóa

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi- Ảnh 2.

    Các loại rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.

    Các loại thực vật, đặc biệt là rau lá xanh đậm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa polyphenolic và các chất dinh dưỡng chống viêm mạnh mẽ, đồng thời giúp đường ruột khỏe mạnh.

    Bổ sung rau bina, cải xoăn, cải xanh vào chế độ ăn hàng ngày là một cách tuyệt vời để nạp vào cơ thể nguồn chất chống oxy hóa polyphenolic và các dưỡng chất chống viêm, đồng thời hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Nhiều loại thực vật khác như cây thìa là đen (Nigella sativa) và rau mùi (Coriandrum sativum) cũng chứa omega-3.

    Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất, quả lý gai… chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Chúng còn chứa anthocyanin, một hợp chất giúp giảm viêm và chống lại các gốc tự do gây hại. Hãy ưu tiên ăn quả mọng tươi nguyên chất thay vì nước ép để hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất.

    4. Dầu ô liu và dầu bơ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi- Ảnh 3.

    Dầu ô liu và dầu quả bơ tăng cường sức mạnh xương khớp.

    Nghiên cứu đã chứng minh dầu ô liu là một thực phẩm chống oxy hóa, chống viêm và có lợi trong việc phục hồi các vấn đề sức khỏe liên quan đến tủy sống nhờ chứa oleuropein aglycone, một polyphenol mạnh mẽ. Đặc biệt, sự kết hợp giữa dầu ô liu và vitamin D còn giúp ngăn ngừa mất xương và tăng cường sức mạnh. Dầu bơ nguyên chất cũng là một lựa chọn giàu dinh dưỡng, chứa các acid béo thiết yếu có lợi và giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất quan trọng, phòng ngừa các bệnh viêm xương khớp.

    Theo PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý tránh các loại thực phẩm không tốt như tránh ăn quá nhiều đạm và thực phẩm giàu chất béo, thịt nhiều mỡ, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,… Cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa purin như nội tạng động vật, đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị… vì khi sử dụng có thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

    Một chế độ ăn uống lành mạnh, chống viêm và được điều chỉnh phù hợp là chìa khóa để phục hồi đĩa đệm thoát vị một cách bền vững. Hãy trao đổi với các chuyên gia phục hồi chức năng hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về một chương trình toàn diện, bao gồm chế độ ăn uống và các bài tập phù hợp, giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn đau và tái tạo sức khỏe cột sống.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi

    Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn kéo theo tình trạng viêm nhiễm, cản trở quá trình phục hồi. Bên cạnh các liệu pháp điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giàu thực phẩm chống viêm đóng vai trò then chốt trong việc giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo đĩa đệm.

    Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm có tác dụng chống viêm mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ưu tiên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

    1. Tảo biển giàu acid béo omega-3

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi- Ảnh 1.

    Các loại rong biển (tảo biển) giàu omega-3 rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.

    Acid béo omega-3 được mệnh danh là chất béo lành mạnh và là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, tim mạch, mắt và da. Cả 3 loại acid béo omega-3 quan trọng nhất là ALA, DHA và EPA đều có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương đĩa đệm. Các loại tảo biển như rong biển, nori, tảo xoắn, tảo lục là nguồn cung cấp dồi dào dưỡng chất quý giá này.

    2. Các loại hạt làm giảm tình trạng viêm

    Chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và cũng làm giảm tình trạng viêm liên quan. Quả óc chó, quả hồ đào, hạt dẻ không chỉ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm mà còn là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào. Hạnh nhân và óc chó cũng là những lựa chọn tuyệt vời.

    Các loại hạt còn chứa vitamin, khoáng chất, acid amin thiết yếu cho chức năng khỏe mạnh của xương và cơ bắp. Hãy biến chúng thành món ăn nhẹ bổ dưỡng giữa các bữa ăn chính.

    3. Rau lá xanh đậm và các loại thực vật giàu chất chống oxy hóa

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi- Ảnh 2.

    Các loại rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.

    Các loại thực vật, đặc biệt là rau lá xanh đậm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa polyphenolic và các chất dinh dưỡng chống viêm mạnh mẽ, đồng thời giúp đường ruột khỏe mạnh.

    Bổ sung rau bina, cải xoăn, cải xanh vào chế độ ăn hàng ngày là một cách tuyệt vời để nạp vào cơ thể nguồn chất chống oxy hóa polyphenolic và các dưỡng chất chống viêm, đồng thời hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Nhiều loại thực vật khác như cây thìa là đen (Nigella sativa) và rau mùi (Coriandrum sativum) cũng chứa omega-3.

    Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất, quả lý gai… chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Chúng còn chứa anthocyanin, một hợp chất giúp giảm viêm và chống lại các gốc tự do gây hại. Hãy ưu tiên ăn quả mọng tươi nguyên chất thay vì nước ép để hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất.

    4. Dầu ô liu và dầu bơ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 4 nhóm thực phẩm chống viêm hỗ trợ phục hồi- Ảnh 3.

    Dầu ô liu và dầu quả bơ tăng cường sức mạnh xương khớp.

    Nghiên cứu đã chứng minh dầu ô liu là một thực phẩm chống oxy hóa, chống viêm và có lợi trong việc phục hồi các vấn đề sức khỏe liên quan đến tủy sống nhờ chứa oleuropein aglycone, một polyphenol mạnh mẽ. Đặc biệt, sự kết hợp giữa dầu ô liu và vitamin D còn giúp ngăn ngừa mất xương và tăng cường sức mạnh. Dầu bơ nguyên chất cũng là một lựa chọn giàu dinh dưỡng, chứa các acid béo thiết yếu có lợi và giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất quan trọng, phòng ngừa các bệnh viêm xương khớp.

    Theo PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý tránh các loại thực phẩm không tốt như tránh ăn quá nhiều đạm và thực phẩm giàu chất béo, thịt nhiều mỡ, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,… Cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa purin như nội tạng động vật, đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị… vì khi sử dụng có thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

    Một chế độ ăn uống lành mạnh, chống viêm và được điều chỉnh phù hợp là chìa khóa để phục hồi đĩa đệm thoát vị một cách bền vững. Hãy trao đổi với các chuyên gia phục hồi chức năng hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về một chương trình toàn diện, bao gồm chế độ ăn uống và các bài tập phù hợp, giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn đau và tái tạo sức khỏe cột sống.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.