spot_img
27.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 11 Tháng 7, 2025
More

    Người phụ nữ nguy kịch do làm đồng khi trời nắng nóng, phòng ngừa say nắng bằng cách nào?

    spot_img

    Làm việc dưới trời nắng nhiều giờ, người phụ nữ nguy kịch

    Đại diện Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết: bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sốt 39°C, không đo được huyết áp. Các bác sĩ chẩn đoán sốc nhiệt, điều trị tích cực, gồm hạ thân nhiệt bằng phương pháp chườm ấm, truyền dịch, thở máy. 

    Sau khoảng 6 giờ, người bệnh có dấu hiệu cải thiện và hiện đã phục hồi.

    Cần hạn chế đi nắng, làm việc ngoài trời vào giờ cao điểm

    Chỉ số tia cực tím (UV) được chia thành các mức độ khác nhau, và mỗi mức độ mang lại nguy cơ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.

    Trong đó mức 8 – 10 (rất cao) có nguy cơ tổn thương da nghiêm trọng, bỏng da nhanh chóng. Mức 11+ (nguy hiểm) gây tổn thương da và mắt nhanh chóng, tăng nguy cơ gây ung thư da.

    Các vấn đề sức khỏe phổ biến trong mùa nắng nóng có thể kể đến như say nắng, say nóng hay đột quỵ. Nguyên nhân chính dẫn đến những tình trạng này chủ yếu là do tiếp xúc lâu dài trong điều kiện nắng nóng mà không nghỉ ngơi, không bổ sung đủ nước, hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột từ môi trường mát mẻ sang môi trường nắng gắt. Nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng bao gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người lao động ngoài trời và những người mắc các bệnh mạn tính.

    Để phòng tránh các bệnh do nắng nóng, người dân cần chú ý đến việc nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ ăn uống khoa học. Nếu đang ở trong môi trường điều hòa, hãy để cơ thể có khoảng thời gian thích nghi với nhiệt độ bên ngoài trước khi ra ngoài trời.

    Người phụ nữ nguy kịch do làm đồng khi trời nắng nóng, phòng ngừa say nắng bằng cách nào?- Ảnh 1.

    Cơn ‘sóng’ nhiệt không chỉ mang đến cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

    Ngoài ra, việc ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng, người dân tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và sử dụng các món canh trong bữa ăn hằng ngày. Đồng thời cần uống đủ nước, ít nhất là 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tránh uống quá nhiều cà phê hay đồ uống có cồn. Rèn luyện thân thể và tăng cường sức đề kháng, thường xuyên tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh.

    Sơ cứu say nắng, say nóng

    Say nắng và say nóng thường bắt đầu bằng các triệu chứng như choáng váng, chuột rút cơ bắp, kiệt sức do nhiệt và mất khả năng gắng sức. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ do nóng, với nhiệt độ cơ thể vượt quá 40°C, cùng với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tâm thần, lú lẫn, mất phương hướng.

    Với mức độ nhẹ, hãy cho nạn nhân nằm nghỉ với đầu thấp trong bóng râm, cởi bỏ bớt quần áo và làm mát cơ thể. Cần bù nước và điện giải cho nạn nhân.

    Với mức độ vừa, hãy dừng mọi hoạt động và cho nạn nhân nghỉ ngơi. Xoa bóp nhẹ nhàng các vùng cơ bị chuột rút và tiếp tục bù nước điện giải.

    Trong trường hợp nặng, cần đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, gọi sự trợ giúp y tế. Áp dụng ngay biện pháp hạ nhiệt cơ thể như chườm mát hoặc nếu trên 40°C thì cởi bỏ quần áo, lau người chườm mát… Nếu tình trạng không cải thiện, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

    Để phòng bệnh do nắng nóng cần hạn chế ra ngoài trời nắng vào những giờ cao điểm. Đặc biệt, những người thường xuyên ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp nên tránh ra ngoài trời nắng đột ngột. Trước khi ra ngoài, hãy để cơ thể có thời gian thích nghi dần dần với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc nghỉ ngơi dưới bóng mát.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...
    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 1.

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và ‘lá chắn’ bảo vệ nụ cười

    Tụt nướu (lợi) bệnh lý nha khoa khá phổ biến xuất phát từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng không tốt. Tụt nướu gây...

    bạn Nên đọc!

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc phân biệt rõ giữa carbohydrate "tốt" và "xấu" đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng và phòng ngừa các bệnh mạn tính như tiểu đường hay tim mạch.

    Người phụ nữ nguy kịch do làm đồng khi trời nắng nóng, phòng ngừa say nắng bằng cách nào?

    Làm việc dưới trời nắng nhiều giờ, người phụ nữ nguy kịch

    Đại diện Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết: bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sốt 39°C, không đo được huyết áp. Các bác sĩ chẩn đoán sốc nhiệt, điều trị tích cực, gồm hạ thân nhiệt bằng phương pháp chườm ấm, truyền dịch, thở máy. 

    Sau khoảng 6 giờ, người bệnh có dấu hiệu cải thiện và hiện đã phục hồi.

    Cần hạn chế đi nắng, làm việc ngoài trời vào giờ cao điểm

    Chỉ số tia cực tím (UV) được chia thành các mức độ khác nhau, và mỗi mức độ mang lại nguy cơ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.

    Trong đó mức 8 – 10 (rất cao) có nguy cơ tổn thương da nghiêm trọng, bỏng da nhanh chóng. Mức 11+ (nguy hiểm) gây tổn thương da và mắt nhanh chóng, tăng nguy cơ gây ung thư da.

    Các vấn đề sức khỏe phổ biến trong mùa nắng nóng có thể kể đến như say nắng, say nóng hay đột quỵ. Nguyên nhân chính dẫn đến những tình trạng này chủ yếu là do tiếp xúc lâu dài trong điều kiện nắng nóng mà không nghỉ ngơi, không bổ sung đủ nước, hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột từ môi trường mát mẻ sang môi trường nắng gắt. Nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng bao gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người lao động ngoài trời và những người mắc các bệnh mạn tính.

    Để phòng tránh các bệnh do nắng nóng, người dân cần chú ý đến việc nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ ăn uống khoa học. Nếu đang ở trong môi trường điều hòa, hãy để cơ thể có khoảng thời gian thích nghi với nhiệt độ bên ngoài trước khi ra ngoài trời.

    Người phụ nữ nguy kịch do làm đồng khi trời nắng nóng, phòng ngừa say nắng bằng cách nào?- Ảnh 1.

    Cơn ‘sóng’ nhiệt không chỉ mang đến cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

    Ngoài ra, việc ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng, người dân tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và sử dụng các món canh trong bữa ăn hằng ngày. Đồng thời cần uống đủ nước, ít nhất là 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tránh uống quá nhiều cà phê hay đồ uống có cồn. Rèn luyện thân thể và tăng cường sức đề kháng, thường xuyên tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh.

    Sơ cứu say nắng, say nóng

    Say nắng và say nóng thường bắt đầu bằng các triệu chứng như choáng váng, chuột rút cơ bắp, kiệt sức do nhiệt và mất khả năng gắng sức. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ do nóng, với nhiệt độ cơ thể vượt quá 40°C, cùng với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tâm thần, lú lẫn, mất phương hướng.

    Với mức độ nhẹ, hãy cho nạn nhân nằm nghỉ với đầu thấp trong bóng râm, cởi bỏ bớt quần áo và làm mát cơ thể. Cần bù nước và điện giải cho nạn nhân.

    Với mức độ vừa, hãy dừng mọi hoạt động và cho nạn nhân nghỉ ngơi. Xoa bóp nhẹ nhàng các vùng cơ bị chuột rút và tiếp tục bù nước điện giải.

    Trong trường hợp nặng, cần đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, gọi sự trợ giúp y tế. Áp dụng ngay biện pháp hạ nhiệt cơ thể như chườm mát hoặc nếu trên 40°C thì cởi bỏ quần áo, lau người chườm mát… Nếu tình trạng không cải thiện, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

    Để phòng bệnh do nắng nóng cần hạn chế ra ngoài trời nắng vào những giờ cao điểm. Đặc biệt, những người thường xuyên ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp nên tránh ra ngoài trời nắng đột ngột. Trước khi ra ngoài, hãy để cơ thể có thời gian thích nghi dần dần với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc nghỉ ngơi dưới bóng mát.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...
    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 1.

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và ‘lá chắn’ bảo vệ nụ cười

    Tụt nướu (lợi) bệnh lý nha khoa khá phổ biến xuất phát từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng không tốt. Tụt nướu gây...

    bạn Nên đọc!

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc phân biệt rõ giữa carbohydrate "tốt" và "xấu" đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng và phòng ngừa các bệnh mạn tính như tiểu đường hay tim mạch.