spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

    spot_img

    1. Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng

    1.1 Tìm hiểu về nhiệt miệng

    Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt (loét) ở miệng có dạng hình tròn hoặc oval, là một nốt loét hoặc nhiều nốt cùng lúc.

    Vết nhiệt (loét) miệng xuất hiện trong miệng, tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn, nên sẽ bị gia vị từ thức ăn tác động, gây khó chịu cho người bệnh. Khi ăn, khi nói thậm chí khi nuốt nước bọt mà đụng chạm đến vết nhiệt miệng cũng gây nên cảm nhác đau nhói, rất khó chịu.

    Trong trường hợp nặng, nhiệt miệng có thể gây viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa, cảm giác đau hơn bình thường. Tuy bệnh nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị, nhưng nếu bị tái phát nhiều lần theo chu kỳ, có thể bệnh đã tiến triển sang bị viêm loét miệng mạn tính.

    Nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa- Ảnh 2.

    Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu…

    1.2 Nguyên nhân gây nhiệt miệng

    Theo quan điểm Tây y, nhiệt ở miệng xảy ra là do cơ thể đang thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, hoặc do rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn vùng miệng,…

    Theo Đông y cho rằng nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, ảnh hưởng từ tâm, can, tỳ, vị, thận, ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống.

    Tựu chung, một số nguyên nhân gây nhiệt miệng như sau:

    • Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm, sắt và acid folic.
    • Suy giảm chức năng gan (tích tụ độc tố, bị nóng trong người).
    • Hệ miễn dịch kém (vi khuẩn, virus tấn công cơ thể).
    • Không may cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.
    • Ăn những đồ ăn cay nóng khiến tổn thương vùng miệng.
    • Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate ảnh hưởng niêm mạc miệng.
    • Mắc một số bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh răng
    • Rối loạn nội tiết tố, căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.

    Ngoài ra khi mắc một số bệnh sau cũng có thể gây nhiệt miệng (những trường hợp này khá hiếm):

    • Bệnh nhân HIV/AIDS.
    • Rối loạn tự miễn dịch Celiac, nguyên nhân do hấp thụ gluten khiến ruột non bị tổn thương.
    • Viêm ruột, viêm loét đại tràng.
    • Mắc bệnh tự miễn Behcet, đây là căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên nếu mắc phải sẽ gây viêm toàn thân, gồm cả vùng miệng.

    2.Triệu chứng bệnh nhiệt miệng

    2.1 Triệu chứng

    Bệnh nhân nhiệt miệng sẽ xuất hiện những vết loét trên các mô mềm ở miệng, gây đau đớn. Loét miệng có thể gặp ở trên môi, nướu, lưỡi hoặc vòm miệng. Niêm mạc miệng xuất hiện một hay nhiều đốm có kích thước 1-2 mm màu trắng, đôi khi là màu vàng, viền ở xung quanh có màu đỏ. Những vết loét này thường có hình tròn hay hình oval. Đa số các vết nhiệt (loét) miệng đều không ăn sâu vào biểu bì nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống (đặc biệt là ăn đồ chua, cay, nóng).

    Thông thường, những vết loét trên miệng sẽ tự lành mà không để lại sẹo trong vòng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu vết loét kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời, nhằm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Nhiệt miệng kéo dài quá lâu có thể dẫn đến biến chứng. Biến chứng của nhiệt miệng nếu không điều trị có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

    2.2 Diễn tiến bệnh nhiệt miệng qua các giai đoạn

    Giai đoạn đầu: Các đốm trắng nhỏ hơi gồ lên có kích thước khoảng 1 – 2 mm hình thành trên bề mặt niêm mạc miệng. Sau khoảng vài ngày, các đốm trắng này sẽ to dần ra và bên trong có chứa dịch, nổi phồng lên và vỡ ra tạo thành ổ hoại tử.

    Giai đoạn ổ hoại tử: Các vết loét sau khi vỡ ra sẽ hình thành các ổ hoại tử có màu vàng nhạt với đường kính khoảng 2 – 3 mm. Các màng hoại tử này sẽ dần tan ra thành dịch và trôi theo nước bọt xuống đường tiêu hóa. Giai đoạn này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày.

    Giai đoạn ổ loét: Lúc này, người bệnh mới phát hiện ra vết loét và cảm nhận được cảm giác đau khi ăn mặn, cay, uống nước hoặc khi nói chuyện. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 – 7 ngày, thậm chí có thể lâu hơn.

    Nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa- Ảnh 4.

    Trường hợp nhiệt miệng bị lâu không khỏi thì cần đi khám để được tư vấn điều trị. (ảnh minh họa)

    2.3 Những ai có nguy cơ mắc bị nhiệt miệng?

    Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiệt miệng.

    Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng với mọi người có thể kể đến như: Thời tiết nóng; Ăn thức ăn cay, nóng, quá chua; Bị va đập gây tổn thương vùng miệng, tiến triển thành vết loét; Phụ nữ mang thai; Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt…

    3. Bệnh nhiệt miệng có lây không?

    Hầu hết các trường hợp bị nhiệt miệng đều khá lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Trên thực tế, bệnh nhiệt miệng có lây lan hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

    Với trường hợp nhiệt miệng do các nguyên nhân thực thể (không do virus): thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, hệ miễn dịch bị suy yếu…bệnh nhiệt miệng thường không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

    Nhưng trong một số trường hợp, nhiệt miệng có thể lây chéo từ người sang người, đặc biệt là khi nhiệt miệng gây ra bởi virus Herpes.

    Virus Herpes có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết loét. Hơn nữa, tỷ lệ lây lan và nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên khi những vết loét này bị vỡ dịch mủ hoặc bị chảy máu.

    Nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng có thể xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với vết phồng rộng hoặc chất dịch từ người bệnh. Bao gồm việc ăn uống chung, sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc hôn người bệnh. Ngoài ra, virus Herpes cũng có khả năng lây lan sang các khu vực khác của cơ thể chứ không chỉ xuất hiện ở miệng.

    4. Điều trị bệnh nhiệt miệng

    4.1 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiệt miệng

    Việc chẩn đoán nhiệt miệng thường chỉ qua thăm khám lâm sàng mà không cần tới xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nhiệt miệng tiến triển nặng thì bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, sinh thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng để điều trị đạt hiệu quả cao.

    4.2 Điều trị nhiệt miệng

    Đa số các trường hợp nhiệt miệng chỉ cần giữ vệ sinh vùng miệng và vết loét sạch sẽ, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, đồ ăn thanh mát trong chế độ ăn, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, mặn… thì bệnh nhiệt miệng sẽ tự khỏi.

    Với một số trường hợp nhiệt miệng nặng, vết loét rộng, lâu ngày không khỏi, hoặc các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc điều trị nhiệt miệng. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

    Thuốc gây tê tại chỗ như lidocain hoặc benzocaine giúp giảm tình trạng đau rát tại các vết loét.

    Thuốc sát trùng và chống viêm như nước súc miệng chứa triclosan hoặc diclofenac giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.

    Thuốc kháng sinh như amoxicillin hoặc tetracyclin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tại các vết loét.

    Nếu có xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng hay sốt, người bệnh cần sử dụng paracetamol và bổ sung vitamin C, vitamin B,… theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp hạ nhiệt, giảm đau.

    Số ít trường hợp nhiệt miệng có bội nhiễm nấm sẽ phải dùng thuốc kháng nấm. Những loại thuốc phổ biến có thể kể đến: nystatin, itraconazole, fluconazol…

    Trong trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống corticosteroid. Thuốc có tác dụng giảm nhiệt miệng nhanh, tuy nhiên có một số tác dụng phụ: loét dạ dày, rối loạn miễn dịch,…

    5. Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

    5.1 Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt

    Nhiệt miệng không khó để điều trị nhưng bệnh dễ tái phát nếu không loại bỏ được nguyên nhân. Thực tế, có thể ngăn ngừa nhiệt miệng bằng những biện pháp rất đơn giản, thay đổi thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh hơn:

    Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc căng thẳng quá sức, ngủ đủ giấc và không thức khuya.

    Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm gây kích thích và tổn thương niêm mạc miệng như: thức ăn quá chua, cay, nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm cứng.

    Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây có tính hàn, ngũ cốc,…

    Tăng cường những thực phẩm có tính thanh nhiệt giúp mát gan, giải độc. Uống nhiều nước: nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng thói quen đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng hàng ngày. Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc chảy máu chân răng.

    Sử dụng nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate để làm sạch răng miệng cũng như ngăn ngừa loét nhiệt miệng.

    Kiểm soát stress, cố gắng tĩnh tâm bằng các bài tập thiền, Yoga…

    5.2 Cách phòng ngừa nhiệt miệng lây từ người sang người

    Với trường hợp nhiệt miệng gây ra bởi virus Herpes, có thể lây từ người này sang người khác, thì bệnh nhân và người nhà nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa:

    Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như cốc, bàn chải răng, thìa, bát đũa ăn cơm… với người bị nhiệt miệng. Trong một số trường hợp, bạn cần phải có biện pháp khử trùng, làm sạch để hạn chế tiếp xúc tối đa vật dụng của người bệnh. Biện pháp này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng lây lan.

    Hạn chế tiếp xúc gần gũi (hôn, mớm cơm…) với người bị nhiệt miệng do virus, vì đây là con đường nhanh nhất để bệnh lây lan.

    Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết loét và giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh ra xung quanh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

    1. Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng

    1.1 Tìm hiểu về nhiệt miệng

    Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt (loét) ở miệng có dạng hình tròn hoặc oval, là một nốt loét hoặc nhiều nốt cùng lúc.

    Vết nhiệt (loét) miệng xuất hiện trong miệng, tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn, nên sẽ bị gia vị từ thức ăn tác động, gây khó chịu cho người bệnh. Khi ăn, khi nói thậm chí khi nuốt nước bọt mà đụng chạm đến vết nhiệt miệng cũng gây nên cảm nhác đau nhói, rất khó chịu.

    Trong trường hợp nặng, nhiệt miệng có thể gây viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa, cảm giác đau hơn bình thường. Tuy bệnh nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị, nhưng nếu bị tái phát nhiều lần theo chu kỳ, có thể bệnh đã tiến triển sang bị viêm loét miệng mạn tính.

    Nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa- Ảnh 2.

    Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu…

    1.2 Nguyên nhân gây nhiệt miệng

    Theo quan điểm Tây y, nhiệt ở miệng xảy ra là do cơ thể đang thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, hoặc do rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn vùng miệng,…

    Theo Đông y cho rằng nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, ảnh hưởng từ tâm, can, tỳ, vị, thận, ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống.

    Tựu chung, một số nguyên nhân gây nhiệt miệng như sau:

    • Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm, sắt và acid folic.
    • Suy giảm chức năng gan (tích tụ độc tố, bị nóng trong người).
    • Hệ miễn dịch kém (vi khuẩn, virus tấn công cơ thể).
    • Không may cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.
    • Ăn những đồ ăn cay nóng khiến tổn thương vùng miệng.
    • Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate ảnh hưởng niêm mạc miệng.
    • Mắc một số bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh răng
    • Rối loạn nội tiết tố, căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.

    Ngoài ra khi mắc một số bệnh sau cũng có thể gây nhiệt miệng (những trường hợp này khá hiếm):

    • Bệnh nhân HIV/AIDS.
    • Rối loạn tự miễn dịch Celiac, nguyên nhân do hấp thụ gluten khiến ruột non bị tổn thương.
    • Viêm ruột, viêm loét đại tràng.
    • Mắc bệnh tự miễn Behcet, đây là căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên nếu mắc phải sẽ gây viêm toàn thân, gồm cả vùng miệng.

    2.Triệu chứng bệnh nhiệt miệng

    2.1 Triệu chứng

    Bệnh nhân nhiệt miệng sẽ xuất hiện những vết loét trên các mô mềm ở miệng, gây đau đớn. Loét miệng có thể gặp ở trên môi, nướu, lưỡi hoặc vòm miệng. Niêm mạc miệng xuất hiện một hay nhiều đốm có kích thước 1-2 mm màu trắng, đôi khi là màu vàng, viền ở xung quanh có màu đỏ. Những vết loét này thường có hình tròn hay hình oval. Đa số các vết nhiệt (loét) miệng đều không ăn sâu vào biểu bì nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống (đặc biệt là ăn đồ chua, cay, nóng).

    Thông thường, những vết loét trên miệng sẽ tự lành mà không để lại sẹo trong vòng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu vết loét kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời, nhằm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Nhiệt miệng kéo dài quá lâu có thể dẫn đến biến chứng. Biến chứng của nhiệt miệng nếu không điều trị có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

    2.2 Diễn tiến bệnh nhiệt miệng qua các giai đoạn

    Giai đoạn đầu: Các đốm trắng nhỏ hơi gồ lên có kích thước khoảng 1 – 2 mm hình thành trên bề mặt niêm mạc miệng. Sau khoảng vài ngày, các đốm trắng này sẽ to dần ra và bên trong có chứa dịch, nổi phồng lên và vỡ ra tạo thành ổ hoại tử.

    Giai đoạn ổ hoại tử: Các vết loét sau khi vỡ ra sẽ hình thành các ổ hoại tử có màu vàng nhạt với đường kính khoảng 2 – 3 mm. Các màng hoại tử này sẽ dần tan ra thành dịch và trôi theo nước bọt xuống đường tiêu hóa. Giai đoạn này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày.

    Giai đoạn ổ loét: Lúc này, người bệnh mới phát hiện ra vết loét và cảm nhận được cảm giác đau khi ăn mặn, cay, uống nước hoặc khi nói chuyện. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 – 7 ngày, thậm chí có thể lâu hơn.

    Nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa- Ảnh 4.

    Trường hợp nhiệt miệng bị lâu không khỏi thì cần đi khám để được tư vấn điều trị. (ảnh minh họa)

    2.3 Những ai có nguy cơ mắc bị nhiệt miệng?

    Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiệt miệng.

    Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng với mọi người có thể kể đến như: Thời tiết nóng; Ăn thức ăn cay, nóng, quá chua; Bị va đập gây tổn thương vùng miệng, tiến triển thành vết loét; Phụ nữ mang thai; Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt…

    3. Bệnh nhiệt miệng có lây không?

    Hầu hết các trường hợp bị nhiệt miệng đều khá lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Trên thực tế, bệnh nhiệt miệng có lây lan hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

    Với trường hợp nhiệt miệng do các nguyên nhân thực thể (không do virus): thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, hệ miễn dịch bị suy yếu…bệnh nhiệt miệng thường không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

    Nhưng trong một số trường hợp, nhiệt miệng có thể lây chéo từ người sang người, đặc biệt là khi nhiệt miệng gây ra bởi virus Herpes.

    Virus Herpes có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết loét. Hơn nữa, tỷ lệ lây lan và nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên khi những vết loét này bị vỡ dịch mủ hoặc bị chảy máu.

    Nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng có thể xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với vết phồng rộng hoặc chất dịch từ người bệnh. Bao gồm việc ăn uống chung, sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc hôn người bệnh. Ngoài ra, virus Herpes cũng có khả năng lây lan sang các khu vực khác của cơ thể chứ không chỉ xuất hiện ở miệng.

    4. Điều trị bệnh nhiệt miệng

    4.1 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiệt miệng

    Việc chẩn đoán nhiệt miệng thường chỉ qua thăm khám lâm sàng mà không cần tới xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nhiệt miệng tiến triển nặng thì bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, sinh thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng để điều trị đạt hiệu quả cao.

    4.2 Điều trị nhiệt miệng

    Đa số các trường hợp nhiệt miệng chỉ cần giữ vệ sinh vùng miệng và vết loét sạch sẽ, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, đồ ăn thanh mát trong chế độ ăn, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, mặn… thì bệnh nhiệt miệng sẽ tự khỏi.

    Với một số trường hợp nhiệt miệng nặng, vết loét rộng, lâu ngày không khỏi, hoặc các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc điều trị nhiệt miệng. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

    Thuốc gây tê tại chỗ như lidocain hoặc benzocaine giúp giảm tình trạng đau rát tại các vết loét.

    Thuốc sát trùng và chống viêm như nước súc miệng chứa triclosan hoặc diclofenac giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.

    Thuốc kháng sinh như amoxicillin hoặc tetracyclin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tại các vết loét.

    Nếu có xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng hay sốt, người bệnh cần sử dụng paracetamol và bổ sung vitamin C, vitamin B,… theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp hạ nhiệt, giảm đau.

    Số ít trường hợp nhiệt miệng có bội nhiễm nấm sẽ phải dùng thuốc kháng nấm. Những loại thuốc phổ biến có thể kể đến: nystatin, itraconazole, fluconazol…

    Trong trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống corticosteroid. Thuốc có tác dụng giảm nhiệt miệng nhanh, tuy nhiên có một số tác dụng phụ: loét dạ dày, rối loạn miễn dịch,…

    5. Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

    5.1 Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt

    Nhiệt miệng không khó để điều trị nhưng bệnh dễ tái phát nếu không loại bỏ được nguyên nhân. Thực tế, có thể ngăn ngừa nhiệt miệng bằng những biện pháp rất đơn giản, thay đổi thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh hơn:

    Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc căng thẳng quá sức, ngủ đủ giấc và không thức khuya.

    Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm gây kích thích và tổn thương niêm mạc miệng như: thức ăn quá chua, cay, nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm cứng.

    Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây có tính hàn, ngũ cốc,…

    Tăng cường những thực phẩm có tính thanh nhiệt giúp mát gan, giải độc. Uống nhiều nước: nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng thói quen đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng hàng ngày. Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc chảy máu chân răng.

    Sử dụng nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate để làm sạch răng miệng cũng như ngăn ngừa loét nhiệt miệng.

    Kiểm soát stress, cố gắng tĩnh tâm bằng các bài tập thiền, Yoga…

    5.2 Cách phòng ngừa nhiệt miệng lây từ người sang người

    Với trường hợp nhiệt miệng gây ra bởi virus Herpes, có thể lây từ người này sang người khác, thì bệnh nhân và người nhà nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa:

    Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như cốc, bàn chải răng, thìa, bát đũa ăn cơm… với người bị nhiệt miệng. Trong một số trường hợp, bạn cần phải có biện pháp khử trùng, làm sạch để hạn chế tiếp xúc tối đa vật dụng của người bệnh. Biện pháp này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng lây lan.

    Hạn chế tiếp xúc gần gũi (hôn, mớm cơm…) với người bị nhiệt miệng do virus, vì đây là con đường nhanh nhất để bệnh lây lan.

    Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết loét và giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh ra xung quanh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!