spot_img
33 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 1 Tháng 7, 2025
More

    Những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ

    spot_img

    Trong mưa lũ lớn, nước thường dâng cao nhấn chìm nhiều nhà cửa, vật dụng, người dân tìm đường thoát nạn dẫn tới sự tiếp xúc với nước mà không có các vật dụng bảo hộ. Những vùng nước này thường chứa mầm bệnh và hóa chất gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ.

    Tình trạng nước ăn chân phổ biến ở nhưng nơi ngập lụt sau bão lũ. Thực chất căn bệnh này là do người dân bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet.

    Nguyên nhân là do môi trường sống bị ngập, người dân bị ngâm tay chân trong nước nhiều, khiến luôn bị ẩm ướt làm cho nấm dễ xâm nhập và phát triển.

    Bệnh hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa… khiến bệnh nhân tiếp tục phải gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sẽ hằn sâu và lan rộng, gây nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.

    Người dân sinh sống trong vùng úng ngập rất dễ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm, đây là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ.

    Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mạn tính như: Tiểu đường, suy tĩnh mạch mạn tính và suy giảm miễn dịch. Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt.

    Việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. Nhiễm nấm như nấm da cũng đã được báo cáo, đặc biệt là ở những vùng khí hậu ẩm như nước ta.

    Nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay… với biểu hiện là các dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh. Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.

    Những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ- Ảnh 2.

    Sau mưa lũ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh.

    Phòng ngừa bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ

    Trong các bệnh da mùa mưa lũ kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên, đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn, cũng như để phòng bệnh lây lan.

    Để phòng ngừa bệnh ngoài da, mọi người cần lưu ý:

    – Vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch.

    – Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

    – Mang các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải đi vào vùng nước ngập.

    – Không mặc áo quần ẩm ướt.

    – Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở. Nếu tiếp xúc thì phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

    – Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    – Nên trang bị một số dung dịch sát khuẩn như oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B… để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.

    – Người đã bị bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh lây lan ra cộng đồng. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Khi bị bệnh thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh đúng cách.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú- Ảnh 1.

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

    (Thông tin sức khỏe) - Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá...
    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng- Ảnh 1.

    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng

    (Thông tin sức khỏe) - Không cần đến phòng gym hay tập luyện cường độ cao, bạn vẫn có thể cải thiện vòng eo...
    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú- Ảnh 1.

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

    (Thông tin sức khỏe) - Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá...
    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng- Ảnh 1.

    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng

    (Thông tin sức khỏe) - Không cần đến phòng gym hay tập luyện cường độ cao, bạn vẫn có thể cải thiện vòng eo...
    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 1.

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là...

    bạn Nên đọc!

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

    (Thông tin sức khỏe) - Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

    Những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ

    Trong mưa lũ lớn, nước thường dâng cao nhấn chìm nhiều nhà cửa, vật dụng, người dân tìm đường thoát nạn dẫn tới sự tiếp xúc với nước mà không có các vật dụng bảo hộ. Những vùng nước này thường chứa mầm bệnh và hóa chất gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ.

    Tình trạng nước ăn chân phổ biến ở nhưng nơi ngập lụt sau bão lũ. Thực chất căn bệnh này là do người dân bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet.

    Nguyên nhân là do môi trường sống bị ngập, người dân bị ngâm tay chân trong nước nhiều, khiến luôn bị ẩm ướt làm cho nấm dễ xâm nhập và phát triển.

    Bệnh hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa… khiến bệnh nhân tiếp tục phải gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sẽ hằn sâu và lan rộng, gây nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.

    Người dân sinh sống trong vùng úng ngập rất dễ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm, đây là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ.

    Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mạn tính như: Tiểu đường, suy tĩnh mạch mạn tính và suy giảm miễn dịch. Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt.

    Việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. Nhiễm nấm như nấm da cũng đã được báo cáo, đặc biệt là ở những vùng khí hậu ẩm như nước ta.

    Nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay… với biểu hiện là các dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh. Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.

    Những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ- Ảnh 2.

    Sau mưa lũ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh.

    Phòng ngừa bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ

    Trong các bệnh da mùa mưa lũ kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên, đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn, cũng như để phòng bệnh lây lan.

    Để phòng ngừa bệnh ngoài da, mọi người cần lưu ý:

    – Vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch.

    – Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

    – Mang các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải đi vào vùng nước ngập.

    – Không mặc áo quần ẩm ướt.

    – Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở. Nếu tiếp xúc thì phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

    – Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    – Nên trang bị một số dung dịch sát khuẩn như oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B… để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.

    – Người đã bị bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh lây lan ra cộng đồng. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Khi bị bệnh thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh đúng cách.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú- Ảnh 1.

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

    (Thông tin sức khỏe) - Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá...
    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng- Ảnh 1.

    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng

    (Thông tin sức khỏe) - Không cần đến phòng gym hay tập luyện cường độ cao, bạn vẫn có thể cải thiện vòng eo...
    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú- Ảnh 1.

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

    (Thông tin sức khỏe) - Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá...
    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng- Ảnh 1.

    6 tư thế yoga giúp làm săn chắc cơ bụng

    (Thông tin sức khỏe) - Không cần đến phòng gym hay tập luyện cường độ cao, bạn vẫn có thể cải thiện vòng eo...
    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 1.

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là...

    bạn Nên đọc!

    5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

    (Thông tin sức khỏe) - Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.