spot_img
27.5 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 17 Tháng 7, 2025
More

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh Crohn

    spot_img

    1. Bệnh Crohn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như thế nào?

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh Crohn là một trong những loại chính của bệnh viêm ruột. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn, thường gặp nhất là ở các phần của ruột non hoặc ruột già.

    Bệnh Crohn gây viêm một số vùng trên thành ruột, gây ra các mảng tổn thương có thể lan tới lớp niêm mạc bên ngoài gây các triệu chứng: tiêu chảy, loét miệng hoặc suy dinh dưỡng.

    Bệnh Crohn cũng có thể gây ra một số triệu chứng thường không thấy ở các loại viêm ruột khác bao gồm: Tiêu chảy thường không có máu; Suy dinh dưỡng; Loét miệng… Các triệu chứng thường xuất hiện theo từng đợt, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào vị trí vùng bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh Crohn- Ảnh 1.

    Bệnh Crohn gây tổn thương ruột.

    2. Bệnh Crohn có gây ung thư không?

    Bệnh Crohn có thể dẫn đến một hoặc nhiều biến chứng như: tắc ruột, gây loét đường tiêu hóa, gây viêm phúc mạc hoặc tạo lỗ rò, nứt hậu môn, suy dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ ung thư. Bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, do đó người bệnh cần phải xét nghiệm sàng lọc sớm.

    3. Trường hợp nào dễ bị biến chứng?

    Các triệu chứng của bệnh Crohn gây mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng. Đồng thời các đợt viêm ruột tái phát liên tục làm tổn thương niêm mạc ruột nặng nề hơn.

    Với người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ viêm ruột và làm chậm quá trình hồi phục. Ngoài ra, stress kéo dài cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

    4. Trẻ em có bị bệnh Crohn không?

    Trẻ em cũng có thể mắc bệnh Crohn với biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi… Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Do đó việc chẩn đoán bệnh Crohn ở trẻ em thường khó khăn hơn so với người lớn.

    5. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Crohn có nguy hiểm không?

    Bệnh Crohn có ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai và em bé. Bệnh có thể tái phát hoặc trở nặng trong quá trình mang thai, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng ở cả mẹ và bé, thậm chí gây ra các biến chứng như hẹp ruột, rò, áp xe, tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân…

    Do đó thai phụ mắc bệnh cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và sản khoa, đồng thời cần được tư vấn chế độ ăn uống, lựa chọn các loại thuốc an toàn.

    6. Mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh Crohn

    Tình trạng căng thẳng thường gặp ở những người mắc bệnh Crohn. Mặc dù các chuyên gia chưa thể giải thích đầy đủ về mối liên hệ này nhưng rõ ràng căng thẳng khiến tình trạng viêm nhiễm gia tăng và những người mắc bệnh Crohn có nhiều đợt bùng phát hơn.

    Tình trạng viêm ruột mạn tính cũng khiến người bệnh luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, thậm chí trầm cảm.

    Người bệnh nên điều chỉnh lối sống, thực hiện các bài tập thở, tập yoga, thiền… giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống.

    7. Bệnh Crohn có chữa khỏi được không?

    Theo PGS.TS. Nguyễn Cảnh Bình, đến nay chưa có biện pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên một số biện pháp điều trị có thể làm thuyên giảm bệnh hoặc xử trí các biến chứng.

    Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc: chống viêm NSAIDs, steroids, thuốc ức chế miễn dịch, liệu pháp sinh học. Phẫu thuật được chỉ định khi có biến chứng hẹp, thủng, rò.

    Với các liệu pháp điều trị đang được áp dụng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh và mang lại sự thuyên giảm lâu dài. Nhiều người mắc bệnh Crohn có thể tham gia các hoạt động bình thường. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh Crohn- Ảnh 3.

    Người bệnh nên đi khám khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh Crohn.

    8. Đông y có điều trị được bệnh Crohn không?

    Hiện các nghiên cứu về hiệu quả của Đông y trong điều trị bệnh Crohn còn hạn chế và chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ. Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm viêm, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Crohn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và bác sĩ Đông y có kinh nghiệm, tuyệt đối không tự ý điều trị theo mách bảo.

    9. Chi phí khám và điều trị bệnh Crohn

    Chi phí khám và điều trị bệnh Crohn tùy thuộc vào giá dịch vụ tại các cơ sở y tế công và tư nhân là khác nhau. Đối với trường hợp bệnh nặng, chi phí sẽ tốn kém hơn nhiều so với người bị nhẹ do cần phải làm nhiều xét nghiệm, điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa… Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán chi phí khám và điều trị theo quy định.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm- Ảnh 1.

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm

    (Thông tin sức khỏe) - Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu tiêu hoá) là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm...
    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm- Ảnh 1.

    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

    (Thông tin sức khỏe) - Hạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước...
    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm- Ảnh 1.

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm

    (Thông tin sức khỏe) - Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu tiêu hoá) là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm...
    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm- Ảnh 1.

    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

    (Thông tin sức khỏe) - Hạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước...
    ConCordix© - Công nghệ tăng hấp thu DHA/EPA hiệu quả từ Na Uy- Ảnh 1.

    ConCordix© – Công nghệ tăng hấp thu DHA/EPA hiệu quả từ Na Uy

    Tìm hiểu công nghệ ConCordix© độc quyền từ Na Uy - giải pháp giúp tăng hấp thu DHA/EPA hiệu quả được ứng dụng trong...

    bạn Nên đọc!

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm

    (Thông tin sức khỏe) - Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu tiêu hoá) là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh Crohn

    1. Bệnh Crohn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như thế nào?

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh Crohn là một trong những loại chính của bệnh viêm ruột. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn, thường gặp nhất là ở các phần của ruột non hoặc ruột già.

    Bệnh Crohn gây viêm một số vùng trên thành ruột, gây ra các mảng tổn thương có thể lan tới lớp niêm mạc bên ngoài gây các triệu chứng: tiêu chảy, loét miệng hoặc suy dinh dưỡng.

    Bệnh Crohn cũng có thể gây ra một số triệu chứng thường không thấy ở các loại viêm ruột khác bao gồm: Tiêu chảy thường không có máu; Suy dinh dưỡng; Loét miệng… Các triệu chứng thường xuất hiện theo từng đợt, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào vị trí vùng bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh Crohn- Ảnh 1.

    Bệnh Crohn gây tổn thương ruột.

    2. Bệnh Crohn có gây ung thư không?

    Bệnh Crohn có thể dẫn đến một hoặc nhiều biến chứng như: tắc ruột, gây loét đường tiêu hóa, gây viêm phúc mạc hoặc tạo lỗ rò, nứt hậu môn, suy dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ ung thư. Bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, do đó người bệnh cần phải xét nghiệm sàng lọc sớm.

    3. Trường hợp nào dễ bị biến chứng?

    Các triệu chứng của bệnh Crohn gây mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng. Đồng thời các đợt viêm ruột tái phát liên tục làm tổn thương niêm mạc ruột nặng nề hơn.

    Với người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ viêm ruột và làm chậm quá trình hồi phục. Ngoài ra, stress kéo dài cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

    4. Trẻ em có bị bệnh Crohn không?

    Trẻ em cũng có thể mắc bệnh Crohn với biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi… Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Do đó việc chẩn đoán bệnh Crohn ở trẻ em thường khó khăn hơn so với người lớn.

    5. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Crohn có nguy hiểm không?

    Bệnh Crohn có ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai và em bé. Bệnh có thể tái phát hoặc trở nặng trong quá trình mang thai, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng ở cả mẹ và bé, thậm chí gây ra các biến chứng như hẹp ruột, rò, áp xe, tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân…

    Do đó thai phụ mắc bệnh cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và sản khoa, đồng thời cần được tư vấn chế độ ăn uống, lựa chọn các loại thuốc an toàn.

    6. Mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh Crohn

    Tình trạng căng thẳng thường gặp ở những người mắc bệnh Crohn. Mặc dù các chuyên gia chưa thể giải thích đầy đủ về mối liên hệ này nhưng rõ ràng căng thẳng khiến tình trạng viêm nhiễm gia tăng và những người mắc bệnh Crohn có nhiều đợt bùng phát hơn.

    Tình trạng viêm ruột mạn tính cũng khiến người bệnh luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, thậm chí trầm cảm.

    Người bệnh nên điều chỉnh lối sống, thực hiện các bài tập thở, tập yoga, thiền… giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống.

    7. Bệnh Crohn có chữa khỏi được không?

    Theo PGS.TS. Nguyễn Cảnh Bình, đến nay chưa có biện pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên một số biện pháp điều trị có thể làm thuyên giảm bệnh hoặc xử trí các biến chứng.

    Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc: chống viêm NSAIDs, steroids, thuốc ức chế miễn dịch, liệu pháp sinh học. Phẫu thuật được chỉ định khi có biến chứng hẹp, thủng, rò.

    Với các liệu pháp điều trị đang được áp dụng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh và mang lại sự thuyên giảm lâu dài. Nhiều người mắc bệnh Crohn có thể tham gia các hoạt động bình thường. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh Crohn- Ảnh 3.

    Người bệnh nên đi khám khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh Crohn.

    8. Đông y có điều trị được bệnh Crohn không?

    Hiện các nghiên cứu về hiệu quả của Đông y trong điều trị bệnh Crohn còn hạn chế và chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ. Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm viêm, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Crohn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và bác sĩ Đông y có kinh nghiệm, tuyệt đối không tự ý điều trị theo mách bảo.

    9. Chi phí khám và điều trị bệnh Crohn

    Chi phí khám và điều trị bệnh Crohn tùy thuộc vào giá dịch vụ tại các cơ sở y tế công và tư nhân là khác nhau. Đối với trường hợp bệnh nặng, chi phí sẽ tốn kém hơn nhiều so với người bị nhẹ do cần phải làm nhiều xét nghiệm, điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa… Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán chi phí khám và điều trị theo quy định.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm- Ảnh 1.

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm

    (Thông tin sức khỏe) - Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu tiêu hoá) là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm...
    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm- Ảnh 1.

    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

    (Thông tin sức khỏe) - Hạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước...
    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm- Ảnh 1.

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm

    (Thông tin sức khỏe) - Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu tiêu hoá) là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm...
    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm- Ảnh 1.

    5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

    (Thông tin sức khỏe) - Hạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước...
    ConCordix© - Công nghệ tăng hấp thu DHA/EPA hiệu quả từ Na Uy- Ảnh 1.

    ConCordix© – Công nghệ tăng hấp thu DHA/EPA hiệu quả từ Na Uy

    Tìm hiểu công nghệ ConCordix© độc quyền từ Na Uy - giải pháp giúp tăng hấp thu DHA/EPA hiệu quả được ứng dụng trong...

    bạn Nên đọc!

    Nam bệnh nhân nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa và cách phát hiện bệnh sớm

    (Thông tin sức khỏe) - Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu tiêu hoá) là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.