spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Những kiêng kỵ khi dùng thịt trai

    spot_img

    Các món ăn từ thịt trai có tác dụng chữa bệnh

    Cháo trai: Cháo trai vừa là món ăn bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường, yếu sinh lý

    Cách làm: Trai làm sạch luộc lấy nước, lấy thịt trai thái rồi ướp mắm tiêu, nấu cháo nhừ rồi cho trai vào quấy đều, cho gia vị, hành răm nếu cho người lớn ăn. 

    Cháo trai cho thêm lá dâu thái chỉ cho trẻ em, ăn nóng còn có tác dụng bổ âm, chữa ra mồ hôi trộm…

    cach-nau-chao-trai-la-ma-quen-5_500x320.jpg

    Cháo nấu từ thịt trai hỗ trợ chữa tăng huyết áp, đái tháo đường.

    Canh chua trai: Món ăn này tốt cho phụ nữ có thai và thai nhi.

    Cách làm: Trai luộc chín, lấy thịt trai thái nhỏ ướp gia vị mắm muối, xào săn với cà chua hoặc quả dọc, hoặc me. Nấu nước luộc trai (lọc trong) vào đun sôi, cho hành, thìa là, rau răm ăn nóng.

    Canh trai rau hẹDùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.

    Cách làm: Dùng trai sông 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. 10 ngày là 1 liệu trình.

    Canh trai cà rốt đậu đỏ: Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.

    Cách làm: Trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 ngày.

    Thịt trai nấu thịt ba chỉ: Dùng cho người mắc chứng nóng trong, người gầy, phiền khát họng khô khát, lòng bàn tay bàn chân ấm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, phụ nữ kinh ít đậm màu, tiểu tiện ít đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

    Cách làm: Thịt trai 75g, thịt ba chỉ 125g, thái miếng nhỏ. Nấu thịt trai trước cho sôi vớt bỏ bọt, rồi cho thịt lợn vào. Cho gia vị ăn nóng với hạt tiêu, rau răm.

    Trường hợp người bệnh mỡ máu cao gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương – hai loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.

    Thịt trai nướng: Với nam giới trung niên hoặc cao tuổi bị yếu sinh lý thì ngoài cháo trai còn có thể dùng trai nướng có tác dụng tốt cho việc phòng the.

    Cách làm: Chọn con trai to, cậy khéo (không làm sứt vỡ), lấy thịt trai ra băm nhỏ cùng mộc nhĩ, giò sống, hành củ băm nhỏ, gia vị, trộn đều viên tròn, cho vào trong vỏ trai. Nướng trên bếp than, ăn nóng chấm mắm chanh ớt.

    Lưu ý khi chế biến thịt trai

    Thịt trai có thể gây ngộ độc và nhiễm độc nếu không được lựa chọn và chế biến đúng cách.

    Trai không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc.

    Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến món ăn. Chúng ta nên ngâm trai một thời gian để trai nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch sẽ.

    Nên loại bỏ “túi phân” của trai trước khi mang đi chế biến, vì đây là nơi chứa thức ăn và chất cặn bã trai chưa kịp thải ra ngoài. Làm như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc của tảo.

    Ngoài ra, trong trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Chất này tuy không gây hại cho cơ thể, song nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho sức khỏe.

    Những người không nên sử dụng thịt trai

    Cũng giống như một số loại hải sản khác, trai hến cũng có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong các loại thủy sản. Vậy nên, đối với những người có cơ thể mẫn cảm, nên cân nhắc kĩ trước khi thưởng thức loại thực phẩm này.

    Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất do khí lạnh gây ra. Trai tính hàn nên người bị cảm lạnh kỵ ăn.

    Những kiêng kỵ khi dùng thịt trai- Ảnh 3.

    Người bị cảm lạnh không nên sử dụng thịt trai.

    Thịt trai kiêng kỵ với thực phẩm nào?

     Sau khi ăn thịt trai, tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau đó. Bởi vì ăn hoa quả thời điểm này sẽ dễ bị đau bụng. Nguyên nhân do trong hoa quả có nhiều tannin.

    Chất này trong hoa quả kết hợp với protein, can xi có nhiều trong hến, trai, ngao sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Bên cạnh đó, hoa quả ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể.

    Không nên ăn thịt trai với các thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc. Bởi vì trong thịt trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Chất này tuy không gây hại cho cơ thể song nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho sức khỏe.

    Các asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính. Nghiêm trọng hơn, còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

     Vì điều này sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm… dẫn tới mắc chứng gout, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Những kiêng kỵ khi dùng thịt trai

    Các món ăn từ thịt trai có tác dụng chữa bệnh

    Cháo trai: Cháo trai vừa là món ăn bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường, yếu sinh lý

    Cách làm: Trai làm sạch luộc lấy nước, lấy thịt trai thái rồi ướp mắm tiêu, nấu cháo nhừ rồi cho trai vào quấy đều, cho gia vị, hành răm nếu cho người lớn ăn. 

    Cháo trai cho thêm lá dâu thái chỉ cho trẻ em, ăn nóng còn có tác dụng bổ âm, chữa ra mồ hôi trộm…

    cach-nau-chao-trai-la-ma-quen-5_500x320.jpg

    Cháo nấu từ thịt trai hỗ trợ chữa tăng huyết áp, đái tháo đường.

    Canh chua trai: Món ăn này tốt cho phụ nữ có thai và thai nhi.

    Cách làm: Trai luộc chín, lấy thịt trai thái nhỏ ướp gia vị mắm muối, xào săn với cà chua hoặc quả dọc, hoặc me. Nấu nước luộc trai (lọc trong) vào đun sôi, cho hành, thìa là, rau răm ăn nóng.

    Canh trai rau hẹDùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.

    Cách làm: Dùng trai sông 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. 10 ngày là 1 liệu trình.

    Canh trai cà rốt đậu đỏ: Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.

    Cách làm: Trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 ngày.

    Thịt trai nấu thịt ba chỉ: Dùng cho người mắc chứng nóng trong, người gầy, phiền khát họng khô khát, lòng bàn tay bàn chân ấm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, phụ nữ kinh ít đậm màu, tiểu tiện ít đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

    Cách làm: Thịt trai 75g, thịt ba chỉ 125g, thái miếng nhỏ. Nấu thịt trai trước cho sôi vớt bỏ bọt, rồi cho thịt lợn vào. Cho gia vị ăn nóng với hạt tiêu, rau răm.

    Trường hợp người bệnh mỡ máu cao gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương – hai loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.

    Thịt trai nướng: Với nam giới trung niên hoặc cao tuổi bị yếu sinh lý thì ngoài cháo trai còn có thể dùng trai nướng có tác dụng tốt cho việc phòng the.

    Cách làm: Chọn con trai to, cậy khéo (không làm sứt vỡ), lấy thịt trai ra băm nhỏ cùng mộc nhĩ, giò sống, hành củ băm nhỏ, gia vị, trộn đều viên tròn, cho vào trong vỏ trai. Nướng trên bếp than, ăn nóng chấm mắm chanh ớt.

    Lưu ý khi chế biến thịt trai

    Thịt trai có thể gây ngộ độc và nhiễm độc nếu không được lựa chọn và chế biến đúng cách.

    Trai không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc.

    Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến món ăn. Chúng ta nên ngâm trai một thời gian để trai nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch sẽ.

    Nên loại bỏ “túi phân” của trai trước khi mang đi chế biến, vì đây là nơi chứa thức ăn và chất cặn bã trai chưa kịp thải ra ngoài. Làm như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc của tảo.

    Ngoài ra, trong trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Chất này tuy không gây hại cho cơ thể, song nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho sức khỏe.

    Những người không nên sử dụng thịt trai

    Cũng giống như một số loại hải sản khác, trai hến cũng có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong các loại thủy sản. Vậy nên, đối với những người có cơ thể mẫn cảm, nên cân nhắc kĩ trước khi thưởng thức loại thực phẩm này.

    Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất do khí lạnh gây ra. Trai tính hàn nên người bị cảm lạnh kỵ ăn.

    Những kiêng kỵ khi dùng thịt trai- Ảnh 3.

    Người bị cảm lạnh không nên sử dụng thịt trai.

    Thịt trai kiêng kỵ với thực phẩm nào?

     Sau khi ăn thịt trai, tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau đó. Bởi vì ăn hoa quả thời điểm này sẽ dễ bị đau bụng. Nguyên nhân do trong hoa quả có nhiều tannin.

    Chất này trong hoa quả kết hợp với protein, can xi có nhiều trong hến, trai, ngao sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Bên cạnh đó, hoa quả ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể.

    Không nên ăn thịt trai với các thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc. Bởi vì trong thịt trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Chất này tuy không gây hại cho cơ thể song nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho sức khỏe.

    Các asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính. Nghiêm trọng hơn, còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

     Vì điều này sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm… dẫn tới mắc chứng gout, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.