spot_img
30.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 1 Tháng 7, 2025
More

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường

    spot_img

    Tiền đái tháo đường là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường, bao gồm những người có rối loạn glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) hoặc tăng HbA1c.

    Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và đái tháo đường type 2. Khoảng 5 – 10% người tiền đái tháo đường sẽ trở thành đái tháo đường hàng năm và tổng cộng 70% người tiền đái tháo đường trở thành đái tháo đường thực sự.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường

    • Thừa cân, béo phì đây là nguy cơ chính đối với bệnh tiền đái tháo đường.
    • Tuổi tác: Sau 45 tuổi.
    • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì nguy cơ bị tiền đái tháo đường sẽ tăng lên.
    • Lối sống thụ động, vận động thể chất ít hơn 3 lần mỗi tuần. Càng ít vận động thì nguy cơ bị tiền đái tháo đường càng cao.
    • Người từng bị đái tháo đường thai kỳ.
    • Người từng sinh con lớn hơn 4 kg.

    Mối liên quan giữa tiền đái tháo đường với nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong là vấn đề được quan tâm trong nhiều năm trở lại đây. Các nhà nghiên cứu cho thấy tiền đái tháo đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở dân số nói chung ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim.

    Nhìn chung tiền đái tháo đường có nguy cơ tăng 13% nguy cơ tử vong ở mọi nguyên nhân và tăng 15% nguy cơ bệnh tim mạch trong thời gian trung bình khoảng 10 năm kể từ khi tình trạng tiền đái tháo đường xuất hiện. Nó cũng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường- Ảnh 2.

    Tiền đái tháo đường sẽ có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường.

    Dấu hiệu gợi ý tiền đái tháo đường

    Người bị tiền tiểu đường thường không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm, cho đến khi bệnh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện. Tuy nhiên một số người có thể xuất hiện dấu hiệu gợi ý như:

    • Da ở một số vùng trên cơ thể bị sẫm màu, phổ biến nhất là bẹn, nách, cổ.
    • Cảm giác khát nước thường xuyên nên uống nhiều nước và phải đi tiểu nhiều lần.
    • Tầm nhìn hạn chế hoặc thị lực kém.
    • Hay rơi vào trạng thái mệt mỏi, tập trung kém.

    Cần chủ động tầm soát tiền đái tháo đường và đái tháo đường

    Người trưởng thành từ 18 tuổi đều nên làm xét nghiệm để tầm soát phát hiện tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường. Các xét nghiệm tầm soát luôn được tích hợp trong bài kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện bệnh tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường và các rối loạn dung nạp đường khác.

    Đặc biệt xét nghiệm đường huyết được khuyến cáo cho tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên và người bị thừa cân béo phì kèm theo các yếu tố nguy cơ:

    • Có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột, con cái) bị đái tháo đường.
    • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
    • Tăng huyết áp hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
    • Rối loạn mỡ máu, nhất là HDL cholesterol < 0,9 mmol/L hoặc triglyceride > 2,8 mmol/L.
    • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
    • Ít hoạt động thể lực.
    • Có các triệu chứng liên quan đến kháng insulin (béo phì nặng, dấu gai đen ở cổ).

    Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển thành đái tháo đường, cần làm xét nghiệm tầm soát định kỳ, ít nhất mỗi 3 năm/lần.

    Kết quả xét nghiệm ban đầu bình thường không có nghĩa là sẽ không bao giờ bị tiền đái tháo đường hay đái tháo đường. Do đó xét nghiệm tầm soát nên được lặp lại 1 – 3 năm một lần hoặc ngắn hơn tùy vào kết quả xét nghiệm trước đó và các yếu tố nguy cơ kèm theo.

    Cách phòng ngừa tiền đái tháo đường

    Phòng ngừa tiền đái tháo đường cũng là cách để phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Bao gồm duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân, có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường vận động, tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, kiểm soát tốt các bệnh nền hiện có.

    Để phòng ngừa tiền đái tháo đường tiến triển thành tiểu đường thì người bị tiền đái tháo đường cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là việc kiểm soát chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất. Bên cạnh đó cần tái khám định kỳ để làm xét nghiệm đường huyết.

    BVBM

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan- Ảnh 1.

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan

    (Thông tin sức khỏe) - Gan là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm giải độc, chuyển hóa và dự trữ chất dinh dưỡng...
    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

    (Thông tin sức khỏe) - Cho con bú là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé....
    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan- Ảnh 1.

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan

    (Thông tin sức khỏe) - Gan là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm giải độc, chuyển hóa và dự trữ chất dinh dưỡng...
    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

    (Thông tin sức khỏe) - Cho con bú là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé....
    Làm đẹp không đơn thuần từ mỹ phẩm- Ảnh 1.

    Làm đẹp không đơn thuần từ mỹ phẩm

    Vẻ đẹp không chỉ đến từ lớp phấn son bên ngoài, mà còn bắt nguồn từ sức khỏe làn da, cơ thể và tinh...

    bạn Nên đọc!

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan

    (Thông tin sức khỏe) - Gan là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm giải độc, chuyển hóa và dự trữ chất dinh dưỡng nhưng sức khỏe gan thường bị coi nhẹ và số người mắc bệnh gan ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường

    Tiền đái tháo đường là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường, bao gồm những người có rối loạn glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) hoặc tăng HbA1c.

    Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và đái tháo đường type 2. Khoảng 5 – 10% người tiền đái tháo đường sẽ trở thành đái tháo đường hàng năm và tổng cộng 70% người tiền đái tháo đường trở thành đái tháo đường thực sự.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường

    • Thừa cân, béo phì đây là nguy cơ chính đối với bệnh tiền đái tháo đường.
    • Tuổi tác: Sau 45 tuổi.
    • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì nguy cơ bị tiền đái tháo đường sẽ tăng lên.
    • Lối sống thụ động, vận động thể chất ít hơn 3 lần mỗi tuần. Càng ít vận động thì nguy cơ bị tiền đái tháo đường càng cao.
    • Người từng bị đái tháo đường thai kỳ.
    • Người từng sinh con lớn hơn 4 kg.

    Mối liên quan giữa tiền đái tháo đường với nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong là vấn đề được quan tâm trong nhiều năm trở lại đây. Các nhà nghiên cứu cho thấy tiền đái tháo đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở dân số nói chung ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim.

    Nhìn chung tiền đái tháo đường có nguy cơ tăng 13% nguy cơ tử vong ở mọi nguyên nhân và tăng 15% nguy cơ bệnh tim mạch trong thời gian trung bình khoảng 10 năm kể từ khi tình trạng tiền đái tháo đường xuất hiện. Nó cũng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường- Ảnh 2.

    Tiền đái tháo đường sẽ có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường.

    Dấu hiệu gợi ý tiền đái tháo đường

    Người bị tiền tiểu đường thường không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm, cho đến khi bệnh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện. Tuy nhiên một số người có thể xuất hiện dấu hiệu gợi ý như:

    • Da ở một số vùng trên cơ thể bị sẫm màu, phổ biến nhất là bẹn, nách, cổ.
    • Cảm giác khát nước thường xuyên nên uống nhiều nước và phải đi tiểu nhiều lần.
    • Tầm nhìn hạn chế hoặc thị lực kém.
    • Hay rơi vào trạng thái mệt mỏi, tập trung kém.

    Cần chủ động tầm soát tiền đái tháo đường và đái tháo đường

    Người trưởng thành từ 18 tuổi đều nên làm xét nghiệm để tầm soát phát hiện tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường. Các xét nghiệm tầm soát luôn được tích hợp trong bài kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện bệnh tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường và các rối loạn dung nạp đường khác.

    Đặc biệt xét nghiệm đường huyết được khuyến cáo cho tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên và người bị thừa cân béo phì kèm theo các yếu tố nguy cơ:

    • Có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột, con cái) bị đái tháo đường.
    • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
    • Tăng huyết áp hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
    • Rối loạn mỡ máu, nhất là HDL cholesterol < 0,9 mmol/L hoặc triglyceride > 2,8 mmol/L.
    • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
    • Ít hoạt động thể lực.
    • Có các triệu chứng liên quan đến kháng insulin (béo phì nặng, dấu gai đen ở cổ).

    Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển thành đái tháo đường, cần làm xét nghiệm tầm soát định kỳ, ít nhất mỗi 3 năm/lần.

    Kết quả xét nghiệm ban đầu bình thường không có nghĩa là sẽ không bao giờ bị tiền đái tháo đường hay đái tháo đường. Do đó xét nghiệm tầm soát nên được lặp lại 1 – 3 năm một lần hoặc ngắn hơn tùy vào kết quả xét nghiệm trước đó và các yếu tố nguy cơ kèm theo.

    Cách phòng ngừa tiền đái tháo đường

    Phòng ngừa tiền đái tháo đường cũng là cách để phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Bao gồm duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân, có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường vận động, tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, kiểm soát tốt các bệnh nền hiện có.

    Để phòng ngừa tiền đái tháo đường tiến triển thành tiểu đường thì người bị tiền đái tháo đường cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là việc kiểm soát chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất. Bên cạnh đó cần tái khám định kỳ để làm xét nghiệm đường huyết.

    BVBM

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan- Ảnh 1.

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan

    (Thông tin sức khỏe) - Gan là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm giải độc, chuyển hóa và dự trữ chất dinh dưỡng...
    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

    (Thông tin sức khỏe) - Cho con bú là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé....
    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan- Ảnh 1.

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan

    (Thông tin sức khỏe) - Gan là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm giải độc, chuyển hóa và dự trữ chất dinh dưỡng...
    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giàu vi chất cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

    (Thông tin sức khỏe) - Cho con bú là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé....
    Làm đẹp không đơn thuần từ mỹ phẩm- Ảnh 1.

    Làm đẹp không đơn thuần từ mỹ phẩm

    Vẻ đẹp không chỉ đến từ lớp phấn son bên ngoài, mà còn bắt nguồn từ sức khỏe làn da, cơ thể và tinh...

    bạn Nên đọc!

    5 loại đồ uống thường dùng giúp tăng cường sức khỏe gan

    (Thông tin sức khỏe) - Gan là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm giải độc, chuyển hóa và dự trữ chất dinh dưỡng nhưng sức khỏe gan thường bị coi nhẹ và số người mắc bệnh gan ngày càng gia tăng trên toàn cầu.