spot_img
29.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    Nước ngọt và 6 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

    spot_img

    Nước ngọt – “kẻ thù” của sức khỏe

    Uống nhiều nước ngọt gây béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh gan nhiễm mỡ, các vấn đề về xương, răng, thận, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp cao, xơ vữa động mạch và suy tim do chứa nhiều đường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị hạn chế tối đa đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe tổng thể và tim mạch.

    Nước ngọt và 6 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch- Ảnh 1.

    Uống nước ngọt làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền, Trưởng Khoa Hóa sinh và Chuyển hóa dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Chỉ với một lon nước ngọt khoảng 330 ml, cơ thể đã nạp vào từ 30 đến 40 g đường – vượt xa ngưỡng khuyến nghị 25 g/ngày của WHO. Đáng ngại hơn, nước ngọt không chỉ cung cấp năng lượng rỗng mà còn có tính chất gây nghiện nhẹ, uống vào cảm thấy hưng phấn, thèm ăn và ăn nhiều hơn trong thời điểm đó, dẫn tới tình trạng thừa năng lượng, tích lũy mỡ, gây béo phì”.

    PGS.TS Hiền cảnh báo, nếu tình trạng tiêu thụ nước ngọt hàng ngày kéo dài, người dùng có thể đối mặt với hàng loạt hệ lụy sức khỏe như đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, sâu răng và các bệnh lý về xương.

    Do đó, khi bạn nói không với nước ngọt là một lựa chọn đúng đắn với sức khỏe tim mạch vì những loại đồ uống này thường có hàm lượng đường bổ sung cao và không cung cấp bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

    Chưa kể, chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm có nhiều đường và nhiều calo. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, đây là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và bệnh tim.

    Chuyên gia khuyên thay vì những loại đồ uống này, hãy chọn những loại đồ uống thay thế soda như nước lọc, trà không đường hoặc nước có gas.

    Thịt xông khói có nguy cơ gây bệnh tim mạch

    Thịt chế biến là thịt đã được xử lý, hun khói hoặc ướp muối, hoặc được làm bằng chất bảo quản hóa học cũng nên tránh. Thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội có nhiều chất béo bão hòa, natri và thường là nitrat, có liên quan đến việc tăng nguy cơ tim mạch. Những thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến tăng cân. Hai lát thịt xông khói chiên chảo có 7 g chất béo và 270 mg natri. Con số này chiếm khoảng 11 % tổng lượng chất béo và 11 % lượng natri mà mọi người nên tiêu thụ trong một ngày.

    Hạn chế lượng thịt xông khói tiêu thụ bằng cách chọn cá là tốt nhất hoặc các loại thịt nạc như ức gà… là cách thay đổi tốt cho tim.

    Bánh mì trắng

    Nước ngọt và 6 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch- Ảnh 3.

    Ăn nhiều bánh mì trắng có những tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe tổng thể và đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

    Không nên ăn bánh mì trắng mà nên chọn bánh mì nguyên cám hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Lý do là ăn bánh mì trắng dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và tăng triglyceride. Bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống là loại ngũ cốc tinh chế. Khi được xay xát, chế biến, hàm lượng chất xơ sẽ bị loại bỏ.

    Trong khi đó, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, có thể cải thiện mức cholesterol, giúp bạn no lâu hơn và hỗ trợ duy trì cân nặng, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và suy tim.

    Bánh rán

    Bánh rán và các loại thực phẩm chiên khác thường chứa nhiều calo, chất béo bão hòa và đường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim.

    Đồ uống có cồn

    Nghiên cứu mới nhất cho thấy bất kỳ loại đồ uống có cồn nào cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch, bao gồm đau tim, suy tim. Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, gây tăng cân và tăng nguy cơ loạn nhịp tim và bệnh cơ tim.

    Bánh snack

    Các món tráng miệng siêu chế biến, đóng gói sẵn như bánh snack thường chứa hương liệu nhân tạo và chất bảo quản để giúp chúng tươi lâu. Ngoài ra, những món tráng miệng này thường chứa nhiều đường. Lượng đường cao, đặc biệt là từ đồ uống có đường và đồ ăn nhẹ chế biến, góp phần làm tăng cân, kháng insulin và tăng triglyceride, tất cả đều liên quan đến nguy cơ tim mạch tăng cao.

    Khoai tây chiên

    Những thực phẩm như khoai tây chiên và gà rán thường được chế biến bằng dầu có nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol LDL (xấu) và thúc đẩy tình trạng viêm.

    Thực phẩm chiên cũng có thể chứa nhiều natri. Một khẩu phần khoai tây chiên nhỏ có chứa 149 mg natri. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 2.300 mg natri mỗi ngày và mục tiêu cuối cùng là giới hạn lý tưởng là 1.500 mg natri mỗi ngày.

    Lượng natri dư thừa, thường có trong thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhà hàng, có thể làm tăng huyết áp, thúc đẩy quá trình giữ nước, làm tăng áp lực lên tim và mạch máu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.

    Nước ngọt và 6 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

    Nước ngọt – “kẻ thù” của sức khỏe

    Uống nhiều nước ngọt gây béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh gan nhiễm mỡ, các vấn đề về xương, răng, thận, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp cao, xơ vữa động mạch và suy tim do chứa nhiều đường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị hạn chế tối đa đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe tổng thể và tim mạch.

    Nước ngọt và 6 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch- Ảnh 1.

    Uống nước ngọt làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền, Trưởng Khoa Hóa sinh và Chuyển hóa dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Chỉ với một lon nước ngọt khoảng 330 ml, cơ thể đã nạp vào từ 30 đến 40 g đường – vượt xa ngưỡng khuyến nghị 25 g/ngày của WHO. Đáng ngại hơn, nước ngọt không chỉ cung cấp năng lượng rỗng mà còn có tính chất gây nghiện nhẹ, uống vào cảm thấy hưng phấn, thèm ăn và ăn nhiều hơn trong thời điểm đó, dẫn tới tình trạng thừa năng lượng, tích lũy mỡ, gây béo phì”.

    PGS.TS Hiền cảnh báo, nếu tình trạng tiêu thụ nước ngọt hàng ngày kéo dài, người dùng có thể đối mặt với hàng loạt hệ lụy sức khỏe như đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, sâu răng và các bệnh lý về xương.

    Do đó, khi bạn nói không với nước ngọt là một lựa chọn đúng đắn với sức khỏe tim mạch vì những loại đồ uống này thường có hàm lượng đường bổ sung cao và không cung cấp bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

    Chưa kể, chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm có nhiều đường và nhiều calo. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, đây là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và bệnh tim.

    Chuyên gia khuyên thay vì những loại đồ uống này, hãy chọn những loại đồ uống thay thế soda như nước lọc, trà không đường hoặc nước có gas.

    Thịt xông khói có nguy cơ gây bệnh tim mạch

    Thịt chế biến là thịt đã được xử lý, hun khói hoặc ướp muối, hoặc được làm bằng chất bảo quản hóa học cũng nên tránh. Thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội có nhiều chất béo bão hòa, natri và thường là nitrat, có liên quan đến việc tăng nguy cơ tim mạch. Những thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến tăng cân. Hai lát thịt xông khói chiên chảo có 7 g chất béo và 270 mg natri. Con số này chiếm khoảng 11 % tổng lượng chất béo và 11 % lượng natri mà mọi người nên tiêu thụ trong một ngày.

    Hạn chế lượng thịt xông khói tiêu thụ bằng cách chọn cá là tốt nhất hoặc các loại thịt nạc như ức gà… là cách thay đổi tốt cho tim.

    Bánh mì trắng

    Nước ngọt và 6 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch- Ảnh 3.

    Ăn nhiều bánh mì trắng có những tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe tổng thể và đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

    Không nên ăn bánh mì trắng mà nên chọn bánh mì nguyên cám hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Lý do là ăn bánh mì trắng dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và tăng triglyceride. Bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống là loại ngũ cốc tinh chế. Khi được xay xát, chế biến, hàm lượng chất xơ sẽ bị loại bỏ.

    Trong khi đó, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, có thể cải thiện mức cholesterol, giúp bạn no lâu hơn và hỗ trợ duy trì cân nặng, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và suy tim.

    Bánh rán

    Bánh rán và các loại thực phẩm chiên khác thường chứa nhiều calo, chất béo bão hòa và đường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim.

    Đồ uống có cồn

    Nghiên cứu mới nhất cho thấy bất kỳ loại đồ uống có cồn nào cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch, bao gồm đau tim, suy tim. Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, gây tăng cân và tăng nguy cơ loạn nhịp tim và bệnh cơ tim.

    Bánh snack

    Các món tráng miệng siêu chế biến, đóng gói sẵn như bánh snack thường chứa hương liệu nhân tạo và chất bảo quản để giúp chúng tươi lâu. Ngoài ra, những món tráng miệng này thường chứa nhiều đường. Lượng đường cao, đặc biệt là từ đồ uống có đường và đồ ăn nhẹ chế biến, góp phần làm tăng cân, kháng insulin và tăng triglyceride, tất cả đều liên quan đến nguy cơ tim mạch tăng cao.

    Khoai tây chiên

    Những thực phẩm như khoai tây chiên và gà rán thường được chế biến bằng dầu có nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol LDL (xấu) và thúc đẩy tình trạng viêm.

    Thực phẩm chiên cũng có thể chứa nhiều natri. Một khẩu phần khoai tây chiên nhỏ có chứa 149 mg natri. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 2.300 mg natri mỗi ngày và mục tiêu cuối cùng là giới hạn lý tưởng là 1.500 mg natri mỗi ngày.

    Lượng natri dư thừa, thường có trong thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhà hàng, có thể làm tăng huyết áp, thúc đẩy quá trình giữ nước, làm tăng áp lực lên tim và mạch máu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.