spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Phòng và điều trị suy thận do đái tháo đường

    spot_img

    Chạy thận nhân tạo do biến chứng thận đái tháo đường

    Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh có tiền sử đái tháo đường hơn 20 năm, nhưng mới được phát hiện biến chứng thận do đái tháo đường trong 5 năm gần đây. 

    Trước khi vào viện cấp cứu 3 ngày, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu: Khó thở, phù toàn thân, tiểu ít… đã tự tăng liều thuốc lợi tiểu agifuros. Sau đó, phải nhập viện trong tình trạng khó thở nhiều, kèm theo ho nhiều đờm trắng. Tại bệnh viện, bệnh nhân đã phải lọc máu cấp cứu, sau đó, các bác sĩ phải lên kế hoạch chạy thận chu kỳ.

    TS.BS Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực – Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Biến chứng thận do đái tháo đường cần phải kiểm soát một cách chặt chẽ, càng sớm càng tốt để tránh diễn tiến nặng như bệnh nhân nêu trên. Kết cục của biến chứng nặng là phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, có tỷ lệ sống thấp. 

    Phòng và điều trị suy thận do đái tháo đường- Ảnh 1.

    Người mắc đái tháo đường lâu năm sẽ có nguy cơ cao bị bệnh thận do đái tháo đường.

    Hậu quả của bệnh thận do đái tháo đường

    Với người mắc đái tháo đường lâu năm, theo thời gian, lượng đường cao trong máu đã làm hỏng hàng triệu đơn vị lọc nhỏ trong mỗi quả thận – điều này cuối cùng dẫn đến suy thận. Theo thống kê, khoảng 20-30% những người mắc đái tháo đường được phát hiện có bệnh thận do đái tháo đường, mặc dù không phải tất cả những người bệnh này đều sẽ tiến triển thành suy thận.

    Một số triệu chứng của bệnh thận do đái tháo đường có thể gặp – tùy theo mức độ nặng bao gồm:

    • Giữ nước (phù chân hoặc mặt).
    • Mệt mỏi.
    • Đau đầu.
    • Buồn nôn.
    • Nôn mửa.

    Trong thực tế lâm sàng, nhiều bệnh nhân khi đến phòng khám đã có tăng huyết áp; xét nghiệm có protein niệu (giai đoạn nặng), thậm chí là có ure máu, creatinin máu cao – thậm chí đã có suy thận giai đoạn nặng. 

    Các yếu tố góp phần làm tăng tổn thương thận:

    • Đường huyết quá cao, kéo dài.
    • Tăng huyết áp.
    • Hút thuốc.
    • Chế độ ăn mặn.
    • Ít /không hoạt động.
    • Thừa cân.
    • Bị bệnh tim.
    • Có tiền sử gia đình bị suy thận.

    Khi thận bị tổn thương nếu không được điều trị đúng bằng chế độ ăn, luyện tập và thuốc, hậu quả sẽ là:

    • Suy thận giai đoạn cuối buộc phải lọc máu hoặc ghép thận.
    • Hội chứng Kimmelstiel Wilson là tên gọi chung cho tình trạng suy giảm chức năng thận – kèm theo hội chứng thận hư, có nguyên nhân từ đái tháo đường.
    • Gây thiếu máu do suy thận.
    • Suy giảm khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch

    Điều trị bệnh thận do đái tháo đường như thế nào?

    Phòng và điều trị suy thận do đái tháo đường- Ảnh 3.

    Chế độ ăn giảm muối để kiểm soát tốt bệnh.

    PGS.TS.Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc BV Nội tiết TW cho biết, có một nguy cơ là việc dùng thuốc điều trị đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thận và ngược lại việc dùng thuốc điều trị suy thận cũng có ảnh hưởng đến đường huyết. Trong vài chục năm gần đây, đã có những tiến bộ vượt bậc trong cuộc chiến chống lại bệnh đái tháo đường. Các nhà khoa học đã tìm ra những nhóm thuốc mới điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Một số thuốc đã và đang được chứng minh có thể sử dụng ngay cả khi đã bị suy thận do đái tháo đường, khi mức lọc cầu thận đến 30 mL/phút/ 1,73 m2). Đây là cơ hội cực kỳ tốt cho cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị.

    Hơn nữa, dù có khoảng 20 – 30% những người mắc bệnh đái tháo đường được phát hiện có bệnh thận do đái tháo đường, nhưng không phải tất cả những người bệnh này đều sẽ tiến triển thành suy thận. Do đó, có thể dự phòng suy thận bằng những việc đơn giản như thực hiện chế độ ăn, uống đúng, không hút thuốc; giữ ổn định lượng đường huyết; ổn định số đo huyết áp, thậm chí dùng nhóm thuốc – đã được chứng minh có khả năng dự phòng suy thận như nhóm ức chế men chuyển… Khi mức độ suy thận đã đến giai đoạn cuối, chỉ điều trị thuốc hạ đường huyết bằng insulin cùng chế độ ăn uống đặc biệt.

    Các biện pháp điều trị suy thận phải tùy thuộc vào mức độ suy thận, từ điều trị nội khoa, đến lọc máu chu kỳ với nhiều mức độ khác nhau và cuối cùng là thay thận. Đây là giai đoạn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa nội tiết – chuyển hóa cùng với chuyên khoa thận và chuyên khoa dinh dưỡng, ghép thận.

    • Kiểm soát huyết áp: Mục tiêu dưới 140/90 mmHg.
    • Kiểm soát đường máu: Mục tiêu HbA1c dưới 7%.
    • Điều chỉnh rối loạn mỡ máu (cholesterol và triglyceride) trong máu.
    • Kiểm soát cân bằng canxi và phospho trong máu để đảm bảo sức khỏe xương.
    • Giảm protein trong nước tiểu.

    Điều trị bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối bằng lọc thận là cách để loại bỏ chất thải và dịch thừa ra khỏi cơ thể thay cho thận, có các hình thức:

    – Lọc máu chu kỳ: Thường thực hiện 3 lần/tuần, cần có hỗ trợ của máy móc và phải thực hiện tại các cơ sở y tế.

    – Lọc màng bụng.

    – Cuối cùng là ghép thận.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Phòng và điều trị suy thận do đái tháo đường

    Chạy thận nhân tạo do biến chứng thận đái tháo đường

    Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh có tiền sử đái tháo đường hơn 20 năm, nhưng mới được phát hiện biến chứng thận do đái tháo đường trong 5 năm gần đây. 

    Trước khi vào viện cấp cứu 3 ngày, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu: Khó thở, phù toàn thân, tiểu ít… đã tự tăng liều thuốc lợi tiểu agifuros. Sau đó, phải nhập viện trong tình trạng khó thở nhiều, kèm theo ho nhiều đờm trắng. Tại bệnh viện, bệnh nhân đã phải lọc máu cấp cứu, sau đó, các bác sĩ phải lên kế hoạch chạy thận chu kỳ.

    TS.BS Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực – Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Biến chứng thận do đái tháo đường cần phải kiểm soát một cách chặt chẽ, càng sớm càng tốt để tránh diễn tiến nặng như bệnh nhân nêu trên. Kết cục của biến chứng nặng là phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, có tỷ lệ sống thấp. 

    Phòng và điều trị suy thận do đái tháo đường- Ảnh 1.

    Người mắc đái tháo đường lâu năm sẽ có nguy cơ cao bị bệnh thận do đái tháo đường.

    Hậu quả của bệnh thận do đái tháo đường

    Với người mắc đái tháo đường lâu năm, theo thời gian, lượng đường cao trong máu đã làm hỏng hàng triệu đơn vị lọc nhỏ trong mỗi quả thận – điều này cuối cùng dẫn đến suy thận. Theo thống kê, khoảng 20-30% những người mắc đái tháo đường được phát hiện có bệnh thận do đái tháo đường, mặc dù không phải tất cả những người bệnh này đều sẽ tiến triển thành suy thận.

    Một số triệu chứng của bệnh thận do đái tháo đường có thể gặp – tùy theo mức độ nặng bao gồm:

    • Giữ nước (phù chân hoặc mặt).
    • Mệt mỏi.
    • Đau đầu.
    • Buồn nôn.
    • Nôn mửa.

    Trong thực tế lâm sàng, nhiều bệnh nhân khi đến phòng khám đã có tăng huyết áp; xét nghiệm có protein niệu (giai đoạn nặng), thậm chí là có ure máu, creatinin máu cao – thậm chí đã có suy thận giai đoạn nặng. 

    Các yếu tố góp phần làm tăng tổn thương thận:

    • Đường huyết quá cao, kéo dài.
    • Tăng huyết áp.
    • Hút thuốc.
    • Chế độ ăn mặn.
    • Ít /không hoạt động.
    • Thừa cân.
    • Bị bệnh tim.
    • Có tiền sử gia đình bị suy thận.

    Khi thận bị tổn thương nếu không được điều trị đúng bằng chế độ ăn, luyện tập và thuốc, hậu quả sẽ là:

    • Suy thận giai đoạn cuối buộc phải lọc máu hoặc ghép thận.
    • Hội chứng Kimmelstiel Wilson là tên gọi chung cho tình trạng suy giảm chức năng thận – kèm theo hội chứng thận hư, có nguyên nhân từ đái tháo đường.
    • Gây thiếu máu do suy thận.
    • Suy giảm khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch

    Điều trị bệnh thận do đái tháo đường như thế nào?

    Phòng và điều trị suy thận do đái tháo đường- Ảnh 3.

    Chế độ ăn giảm muối để kiểm soát tốt bệnh.

    PGS.TS.Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc BV Nội tiết TW cho biết, có một nguy cơ là việc dùng thuốc điều trị đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thận và ngược lại việc dùng thuốc điều trị suy thận cũng có ảnh hưởng đến đường huyết. Trong vài chục năm gần đây, đã có những tiến bộ vượt bậc trong cuộc chiến chống lại bệnh đái tháo đường. Các nhà khoa học đã tìm ra những nhóm thuốc mới điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Một số thuốc đã và đang được chứng minh có thể sử dụng ngay cả khi đã bị suy thận do đái tháo đường, khi mức lọc cầu thận đến 30 mL/phút/ 1,73 m2). Đây là cơ hội cực kỳ tốt cho cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị.

    Hơn nữa, dù có khoảng 20 – 30% những người mắc bệnh đái tháo đường được phát hiện có bệnh thận do đái tháo đường, nhưng không phải tất cả những người bệnh này đều sẽ tiến triển thành suy thận. Do đó, có thể dự phòng suy thận bằng những việc đơn giản như thực hiện chế độ ăn, uống đúng, không hút thuốc; giữ ổn định lượng đường huyết; ổn định số đo huyết áp, thậm chí dùng nhóm thuốc – đã được chứng minh có khả năng dự phòng suy thận như nhóm ức chế men chuyển… Khi mức độ suy thận đã đến giai đoạn cuối, chỉ điều trị thuốc hạ đường huyết bằng insulin cùng chế độ ăn uống đặc biệt.

    Các biện pháp điều trị suy thận phải tùy thuộc vào mức độ suy thận, từ điều trị nội khoa, đến lọc máu chu kỳ với nhiều mức độ khác nhau và cuối cùng là thay thận. Đây là giai đoạn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa nội tiết – chuyển hóa cùng với chuyên khoa thận và chuyên khoa dinh dưỡng, ghép thận.

    • Kiểm soát huyết áp: Mục tiêu dưới 140/90 mmHg.
    • Kiểm soát đường máu: Mục tiêu HbA1c dưới 7%.
    • Điều chỉnh rối loạn mỡ máu (cholesterol và triglyceride) trong máu.
    • Kiểm soát cân bằng canxi và phospho trong máu để đảm bảo sức khỏe xương.
    • Giảm protein trong nước tiểu.

    Điều trị bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối bằng lọc thận là cách để loại bỏ chất thải và dịch thừa ra khỏi cơ thể thay cho thận, có các hình thức:

    – Lọc máu chu kỳ: Thường thực hiện 3 lần/tuần, cần có hỗ trợ của máy móc và phải thực hiện tại các cơ sở y tế.

    – Lọc màng bụng.

    – Cuối cùng là ghép thận.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!