Dây thần kinh sọ số III (vận nhãn chung) có vai trò điều khiển vận động của nhiều cơ quanh mắt, trong đó đặc biệt là cơ nâng mí. Khi dây thần kinh này bị tổn thương – do các nguyên nhân như tai biến mạch máu não, tiểu đường, chấn thương hoặc nguyên nhân khác – người bệnh có thể gặp phải tình trạng sụp mí mắt, kèm theo các biểu hiện như mắt lác, nhìn đôi, đồng tử giãn và khó kiểm soát vận động nhãn cầu.

Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, sụp mí mắt khiến người bệnh khó nhìn, mỏi mắt, mất tự tin và ảnh hưởng chất lượng sống. Đáng lo ngại hơn, nếu không điều trị kịp thời, chức năng thần kinh có thể mất vĩnh viễn.
Đông y tiếp cận bệnh lý sụp mí từ căn nguyên khí huyết, tạng phủ và kinh lạc bị rối loạn. Theo Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà, Phòng khám Y học Cổ truyền Sơn Hà (Hà Nội) cho biết: Liệt dây thần kinh số 3 gây sụp mí mắt thường là biểu hiện của chứng “nhãn khiếu thất điều do khí huyết suy, can thận hư tổn, phong đàm nội trở”.
Phác đồ điều trị được xây dựng riêng cho từng bệnh nhân, kết hợp ba yếu tố: thuốc thảo dược, châm cứu – Bấm huyệt và dưỡng sinh. Mỗi bài thuốc sẽ có tác dụng bổ khí huyết, ích can thận, thông kinh hoạt lạc và phục hồi chức năng dẫn truyền của dây thần kinh số 3.
Một minh chứng rõ nét cho hiệu quả điều trị là trường hợp của Nguyễn Tuấn Ngọc ở Đà Bắc -Phú Thọ. Sau khi bị chấn thương gây liệt dây thần kinh số 3 nên 1 bên mắt sụp hoàn toàn.

Sau khi được thăm khám tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sơn Hà, anh Ngọc được bác sĩ thăm khám và cho phác đồ điều trị. Sau hơn 2 tháng mắt anh đã mở được trở lại bình thường. Điều đáng nói là kết quả duy trì ổn định cho đến nay, không cần can thiệp thêm.

Ảnh trước và sau điều trị của anh Ngọc
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người lựa chọn phương pháp không xâm lấn, an toàn. Đông y – đặc biệt là mô hình của Y học Cổ truyền Sơn Hà – đang cho thấy tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh lý thần kinh, trong đó có bệnh liệt dây thần kinh số 3 gây sụp mí mắt.
Bằng việc cân bằng, phục hồi từ bên trong giúp dây thần kinh số 3 khỏe mạnh trở lại, điều khiển được cơ nâng mí, xử lý được tình trạng sụp mí từ gốc bệnh.
Phục hồi không chỉ là phục hồi vẻ ngoài, mà còn là phục hồi sự tự tin, chất lượng sống và hy vọng. Với sự kết hợp tinh hoa giữa y học cổ truyền và hiện đại, người bệnh có thêm một lối đi – tuy đòi hỏi kiên nhẫn, nhưng lại bền vững và an toàn hơn.