spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

    spot_img

    Bộ phận dùng làm thuốc của cây hồng bì

    Hồng bì còn có tên gọi khác là hoàng bì, quất hồng bì, có tên khoa học là Clausena lausum Skeels., thuộc họ cam quýt Rutaceae. Cây hồng bì được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để lấy quả ăn. Các bộ phận của cây được dùng làm thuốc bao gồm quả, lá, hạt hồng bì.

    Quả hồng bì: Vị chua, tính bình. Quy kinh tâm, phế, thận. Có tác dụng thuận khí, kiện tỳ, tiêu đờm thấp và nước ứ đọng ở hông, ngực. Chủ trị nôn mửa, đờm thấp ứ đọng, đau tức dưới tim…

    Lá hồng bì: Vị cay, đắng, ấm, có tác dụng phát tán, giải biểu, hóa đàm, chỉ khái. Chủ trị ho sốt, cảm nắng, cảm cúm, sốt rét.

    Hạt hồng bì: Vị đắng, the, tính ấm. Quy kinh vị, tràng, có tác dụng tiêu viêm, chỉ thống, thông phủ. Chủ trị đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt.

    Wampee-1650

    Quất hồng bì vừa là trái cây vừa là dược liệu chữa bệnh.

    Bài thuốc có hồng bì

    Nôn mửa, đờm thấp ứ đọng, đau tức dưới tim: Quả hồng bì với lượng tùy dùng, nhai cả vỏ, nuốt hoặc sắc đặc uống.

    Chữa ho cảm, ho gió: Lấy 3 quả hồng bì bổ đôi với lượng đường phèn vừa đủ, hấp ăn.

    Ho sốt, cảm nắng, cảm cúm, sốt rét: Lá hồng bì 40- 60g, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.

    Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt: Dùng hạt hồng bì sấy khô, tán mịn, uống 6 – 10g/lần, ngày 03 lần.

    Cách sử dụng hồng bì ngâm mật ong chữa ho

    Theo y học cổ truyền, mỗi phần của quả hồng bì đều có tính vị và dược tính khác nhau. Phần quả có vị chua ngọt, tính nóng có tác dụng giảm đờm, giảm ho, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn, kích thích tiêu hóa.

    Theo y học hiện đại, quả hồng bì có tác dụng chữa ho, ho có đờm, nhất là ho ở trẻ em.

    Cách làm quất hồng bì ngâm mật ong chữa ho

    Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, là nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc trị ho. Ngâm quất hồng bì với mật ong giúp bảo quản được lâu, tăng hiệu quả trị ho và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Cách làm như sau:

    Nguyên liệu: 500g quất hồng bì gần chín, tươi, quả to, vỏ có màu vàng đậm không bị dập; 200ml mật ong nguyên chất. Muối ăn vừa đủ.

    Cách làm:

    • Quất hồng bì rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ thuốc trừ sâu, tạp chất bên ngoài, sau đó để ráo nước.
    • Thái lát mỏng quất hồng bì hoặc rạch bên ngoài vỏ để mật ong thấm nhanh hơn trong quá trình ngâm.
    • Xếp quất vào lọ thủy tinh, đổ mật ong ngập từng lớp quất, mỗi lớp cao khoảng 2cm, cho đến khi hết quất.
    • Đảm bảo phần mật ong bao phủ hết quất. Đậy kín nắp lọ thủy tinh, bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 30 độ C. Sau vài ngày, nước quất hòa quyện với mật ong, quả quất teo dần là có thể sử dụng được.
    image-cong-thuc-chuan-lam-quat-hong-bi-ngam-duong-phen-mat-ong-thom-ngon-khong-bi-noi-vang-165830963488705

    Quất hồng bì có thể ngâm với mật ong hoặc đường phèn để trị ho.

    Cách ngâm quất hồng bì với đường phèn

    Nguyên liệu: 500g quất hồng bì tươi, 1kg đường phèn.

    Cách làm:

    • Rửa quất bằng nước sạch, ngâm qua nước muối pha loãng cho sạch bụi bẩn, sau đó để ráo nước.
    • Cho quất vào hũ, rắc đường phèn lên trên, xen kẽ từng lớp quất và đường phèn cho đến hết.
    • Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

    Lưu ý khi sử dụng quất hồng bì ngâm mật ong, đường phèn

    Sau khi ngâm quất hồng bì với mật ong, đường phèn. Nếu bị ho nhẹ, có thể lấy vài miếng quất ngâm ăn trực tiếp để giảm các triệu chứng khó chịu ở cổ họng. Ngoài ra, có thể pha với nước uống vào mỗi buổi sáng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

    Quất ngâm mật ong, đường phèn có thể cho trẻ bị ho sử dụng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với trường hợp ho nhẹ, ho do cảm lạnh, ho có đờm… Nếu ho kèm theo các biểu hiện nặng như sốt cao, nôn trớ, cơ thể tím tái,… thì nên đưa trẻ đi khám.

    Để đảm bảo hiệu quả cao khi dùng quất ngâm mật ong, đường phèn trị ho, nên kết hợp ăn thức ăn mềm và dễ nuốt, tránh các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…, nghỉ ngơi và tập thể dục để cơ thể nhanh hồi phục.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

    Bộ phận dùng làm thuốc của cây hồng bì

    Hồng bì còn có tên gọi khác là hoàng bì, quất hồng bì, có tên khoa học là Clausena lausum Skeels., thuộc họ cam quýt Rutaceae. Cây hồng bì được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để lấy quả ăn. Các bộ phận của cây được dùng làm thuốc bao gồm quả, lá, hạt hồng bì.

    Quả hồng bì: Vị chua, tính bình. Quy kinh tâm, phế, thận. Có tác dụng thuận khí, kiện tỳ, tiêu đờm thấp và nước ứ đọng ở hông, ngực. Chủ trị nôn mửa, đờm thấp ứ đọng, đau tức dưới tim…

    Lá hồng bì: Vị cay, đắng, ấm, có tác dụng phát tán, giải biểu, hóa đàm, chỉ khái. Chủ trị ho sốt, cảm nắng, cảm cúm, sốt rét.

    Hạt hồng bì: Vị đắng, the, tính ấm. Quy kinh vị, tràng, có tác dụng tiêu viêm, chỉ thống, thông phủ. Chủ trị đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt.

    Wampee-1650

    Quất hồng bì vừa là trái cây vừa là dược liệu chữa bệnh.

    Bài thuốc có hồng bì

    Nôn mửa, đờm thấp ứ đọng, đau tức dưới tim: Quả hồng bì với lượng tùy dùng, nhai cả vỏ, nuốt hoặc sắc đặc uống.

    Chữa ho cảm, ho gió: Lấy 3 quả hồng bì bổ đôi với lượng đường phèn vừa đủ, hấp ăn.

    Ho sốt, cảm nắng, cảm cúm, sốt rét: Lá hồng bì 40- 60g, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.

    Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt: Dùng hạt hồng bì sấy khô, tán mịn, uống 6 – 10g/lần, ngày 03 lần.

    Cách sử dụng hồng bì ngâm mật ong chữa ho

    Theo y học cổ truyền, mỗi phần của quả hồng bì đều có tính vị và dược tính khác nhau. Phần quả có vị chua ngọt, tính nóng có tác dụng giảm đờm, giảm ho, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn, kích thích tiêu hóa.

    Theo y học hiện đại, quả hồng bì có tác dụng chữa ho, ho có đờm, nhất là ho ở trẻ em.

    Cách làm quất hồng bì ngâm mật ong chữa ho

    Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, là nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc trị ho. Ngâm quất hồng bì với mật ong giúp bảo quản được lâu, tăng hiệu quả trị ho và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Cách làm như sau:

    Nguyên liệu: 500g quất hồng bì gần chín, tươi, quả to, vỏ có màu vàng đậm không bị dập; 200ml mật ong nguyên chất. Muối ăn vừa đủ.

    Cách làm:

    • Quất hồng bì rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ thuốc trừ sâu, tạp chất bên ngoài, sau đó để ráo nước.
    • Thái lát mỏng quất hồng bì hoặc rạch bên ngoài vỏ để mật ong thấm nhanh hơn trong quá trình ngâm.
    • Xếp quất vào lọ thủy tinh, đổ mật ong ngập từng lớp quất, mỗi lớp cao khoảng 2cm, cho đến khi hết quất.
    • Đảm bảo phần mật ong bao phủ hết quất. Đậy kín nắp lọ thủy tinh, bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 30 độ C. Sau vài ngày, nước quất hòa quyện với mật ong, quả quất teo dần là có thể sử dụng được.
    image-cong-thuc-chuan-lam-quat-hong-bi-ngam-duong-phen-mat-ong-thom-ngon-khong-bi-noi-vang-165830963488705

    Quất hồng bì có thể ngâm với mật ong hoặc đường phèn để trị ho.

    Cách ngâm quất hồng bì với đường phèn

    Nguyên liệu: 500g quất hồng bì tươi, 1kg đường phèn.

    Cách làm:

    • Rửa quất bằng nước sạch, ngâm qua nước muối pha loãng cho sạch bụi bẩn, sau đó để ráo nước.
    • Cho quất vào hũ, rắc đường phèn lên trên, xen kẽ từng lớp quất và đường phèn cho đến hết.
    • Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

    Lưu ý khi sử dụng quất hồng bì ngâm mật ong, đường phèn

    Sau khi ngâm quất hồng bì với mật ong, đường phèn. Nếu bị ho nhẹ, có thể lấy vài miếng quất ngâm ăn trực tiếp để giảm các triệu chứng khó chịu ở cổ họng. Ngoài ra, có thể pha với nước uống vào mỗi buổi sáng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

    Quất ngâm mật ong, đường phèn có thể cho trẻ bị ho sử dụng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với trường hợp ho nhẹ, ho do cảm lạnh, ho có đờm… Nếu ho kèm theo các biểu hiện nặng như sốt cao, nôn trớ, cơ thể tím tái,… thì nên đưa trẻ đi khám.

    Để đảm bảo hiệu quả cao khi dùng quất ngâm mật ong, đường phèn trị ho, nên kết hợp ăn thức ăn mềm và dễ nuốt, tránh các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…, nghỉ ngơi và tập thể dục để cơ thể nhanh hồi phục.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!