spot_img
32.3 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024
More

    Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

    spot_img

    Rối loạn nhịp tim là sự bất thường về mặt tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim. Tình trạng bất thường này sẽ khiến nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.

    Rối loạn nhịp tim được chia làm 2 loại là rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim chậm. Thông thường, nhịp tim sẽ khoảng 60-80 lần/phút. Nếu nhịp tim rơi vào trên 100 lần/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh, nếu dưới 60 lần/phút được gọi là nhịp tim chậm.

    1. Nguyên nhân rối loạn nhịp tim

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim thường do các bệnh lý tim mạch gây ra và các bệnh lý ở cơ quan khác (ngoài tim).

    Các bệnh lý tại tim có thể do một số nguyên nhân như:

    • Suy nút xoang: hoạt động của nút xoang suy yếu
    • Có ổ phát nhịp bất thường khác trong buồng tim do cấu trúc cơ tim thoái hóa
    • Có đường dẫn truyền bất thường khác trong tim
    • Cơ tim bị tổn thương

    Các bệnh lý ngoài tim: Người bệnh có thể bị mắc một số bệnh lý như cường giáp, basedow, nhiễm độc do tia xạ/hóa chất, nhồi máu cơ tim cấp

    Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị- Ảnh 1.

    Có một số loại rối loạn nhịp tim nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

    2. Triệu chứng rối loạn nhịp tim

    Triệu chứng của rối loạn nhịp tim rất đa dạng, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp, người bệnh rối loạn nhịp tim không có biểu hiện nào hoặc các biểu hiện khá mơ hồ như cảm giác không khỏe, cảm giác khó chịu ở ngực. Người mắc rối loạn nhịp tim có thể có các biểu hiện như:

    • Hồi hộp trống ngực
    • Tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực
    • Khó thở, hụt hơi
    • Mệt mỏi
    • Chóng mặt, quay vòng
    • Có thể bị ngất hoặc mất ý thức trong khoảng thời gian ngắn.

    Người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán.

    3. Rối loạn nhịp tim có lây không?

    Rối loạn nhịp tim không phải là bệnh lý lây truyền.

    Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị- Ảnh 2.

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim thường do các bệnh lý tim mạch gây ra và các bệnh lý ở cơ quan khác (ngoài tim).

    4. Phòng ngừa rối loạn nhịp tim

    Để phòng ngừa rối loạn nhịp tim, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học để giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:

    • Chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng… vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa như mỡ động vật, lòng đỏ trứng… Nên lựa chọn chế độ ăn nhạt và hạn chế muối, mì chính, đường mía, hạt nêm…
    • Duy trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút tùy vào từng thể trạng. Với người thừa cân béo phì cần giảm cân, duy trì BMI hợp lý.
    • Ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Tránh xa căng thẳng stress trong công việc và cuộc sống, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
    • Người bệnh cần lưu ý khi có dấu hiệu tim đập mạnh hoặc hồi hộp, khó thở nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ sau đó nhờ sự hỗ trợ của người thân để đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.

    5. Điều trị rối loạn nhịp tim

    Có một số loại rối loạn nhịp tim gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như trong trường hợp rối loạn nhịp nhanh: rung thất, xoắn đỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thậm chí gây tử vong. Một số trường hợp rối loạn nhịp chậm như: Block nhĩ thất độ III, suy nút xoang có thể gây ngừng tim và ảnh hưởng đến tính mạng.

    Tùy vào từng loại rối loạn nhịp tim sẽ có phương án điều trị khác nhau trong đó chủ yếu là phương pháp điều trị nội khoa. Trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp can thiệp nhịp như đặt máy tạo nhịp CRT là máy tái đồng bộ có tim và máy ICD là máy phá rung để điều trị cho người bệnh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...

    bạn Nên đọc!

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nhồi máu cơ tim có thể tái phát. Vậy cần làm gì để tránh tái phát bệnh.

    Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

    Rối loạn nhịp tim là sự bất thường về mặt tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim. Tình trạng bất thường này sẽ khiến nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.

    Rối loạn nhịp tim được chia làm 2 loại là rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim chậm. Thông thường, nhịp tim sẽ khoảng 60-80 lần/phút. Nếu nhịp tim rơi vào trên 100 lần/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh, nếu dưới 60 lần/phút được gọi là nhịp tim chậm.

    1. Nguyên nhân rối loạn nhịp tim

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim thường do các bệnh lý tim mạch gây ra và các bệnh lý ở cơ quan khác (ngoài tim).

    Các bệnh lý tại tim có thể do một số nguyên nhân như:

    • Suy nút xoang: hoạt động của nút xoang suy yếu
    • Có ổ phát nhịp bất thường khác trong buồng tim do cấu trúc cơ tim thoái hóa
    • Có đường dẫn truyền bất thường khác trong tim
    • Cơ tim bị tổn thương

    Các bệnh lý ngoài tim: Người bệnh có thể bị mắc một số bệnh lý như cường giáp, basedow, nhiễm độc do tia xạ/hóa chất, nhồi máu cơ tim cấp

    Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị- Ảnh 1.

    Có một số loại rối loạn nhịp tim nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

    2. Triệu chứng rối loạn nhịp tim

    Triệu chứng của rối loạn nhịp tim rất đa dạng, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp, người bệnh rối loạn nhịp tim không có biểu hiện nào hoặc các biểu hiện khá mơ hồ như cảm giác không khỏe, cảm giác khó chịu ở ngực. Người mắc rối loạn nhịp tim có thể có các biểu hiện như:

    • Hồi hộp trống ngực
    • Tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực
    • Khó thở, hụt hơi
    • Mệt mỏi
    • Chóng mặt, quay vòng
    • Có thể bị ngất hoặc mất ý thức trong khoảng thời gian ngắn.

    Người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán.

    3. Rối loạn nhịp tim có lây không?

    Rối loạn nhịp tim không phải là bệnh lý lây truyền.

    Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị- Ảnh 2.

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim thường do các bệnh lý tim mạch gây ra và các bệnh lý ở cơ quan khác (ngoài tim).

    4. Phòng ngừa rối loạn nhịp tim

    Để phòng ngừa rối loạn nhịp tim, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học để giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:

    • Chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng… vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa như mỡ động vật, lòng đỏ trứng… Nên lựa chọn chế độ ăn nhạt và hạn chế muối, mì chính, đường mía, hạt nêm…
    • Duy trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút tùy vào từng thể trạng. Với người thừa cân béo phì cần giảm cân, duy trì BMI hợp lý.
    • Ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Tránh xa căng thẳng stress trong công việc và cuộc sống, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
    • Người bệnh cần lưu ý khi có dấu hiệu tim đập mạnh hoặc hồi hộp, khó thở nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ sau đó nhờ sự hỗ trợ của người thân để đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.

    5. Điều trị rối loạn nhịp tim

    Có một số loại rối loạn nhịp tim gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như trong trường hợp rối loạn nhịp nhanh: rung thất, xoắn đỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thậm chí gây tử vong. Một số trường hợp rối loạn nhịp chậm như: Block nhĩ thất độ III, suy nút xoang có thể gây ngừng tim và ảnh hưởng đến tính mạng.

    Tùy vào từng loại rối loạn nhịp tim sẽ có phương án điều trị khác nhau trong đó chủ yếu là phương pháp điều trị nội khoa. Trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp can thiệp nhịp như đặt máy tạo nhịp CRT là máy tái đồng bộ có tim và máy ICD là máy phá rung để điều trị cho người bệnh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...

    bạn Nên đọc!

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nhồi máu cơ tim có thể tái phát. Vậy cần làm gì để tránh tái phát bệnh.