spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm

    spot_img

    1. Mối nguy khi mắc bệnh sởi

    Bệnh sởi do virus sởi họ Paramyxoviride gây ra. Đây là một bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp (chủ yếu qua không khí). Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh sởi, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên sởi có thể lây nhiễm ở mọi lứa tuổi. 

    Nguyên nhân là do trẻ có sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần ngay sau đẻ, từ khoảng tháng thứ 6 trẻ có nguy có cao mắc sởi nếu có tiếp xúc với nguồn lây. Trẻ sinh ra từ mẹ không có miễn dịch với sởi (chưa từng mắc sởi, không được tiêm vaccine sởi trước khi mang thai) có nguy cơ rất cao mắc sởi sớm trong những ngày tháng đầu đời.

    Bệnh nhân sởi thường có sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ và đau họng. Ngay sau đó, xuất hiện những nốt mẩn đỏ nhỏ li ti trên da trên mặt sau đó lan sang phần còn lại của cơ thể. Những người mắc bệnh sởi có khả năng lây nhiễm trong khoảng 8 ngày (4 ngày trước khi có dấu hiệu và 4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng). 

    Vì vậy, một người mắc bệnh sởi có thể lây nhiễm cho người khác mà không biết mình bị bệnh và họ có thể lây nhiễm rất lâu trước khi được chẩn đoán mắc bệnh sởi. Virus gây bệnh sởi có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt tới 2 giờ và lây nhiễm rất nhanh. 

    Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm- Ảnh 2.

    Trẻ thường dễ mắc bệnh sởi, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

    Sởi là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu. Virus sởi có tính tàn phá hệ miễn dịch rất lớn do đó nguy cơ người mắc sởi có các biến chứng rất cao như: Viêm não, viêm phổi, viêm tủy, viêm tai giữa, tiêu chảy…

     2. Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sởi

    Hiện tại, để tránh cho trẻ mắc bệnh và những nguy cơ do sởi gây ra, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng sởi. Tiêm vaccine sởi cho trẻ cần được thực hiện đúng thời điểm để giúp trẻ tạo miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả nhất. Do đó, các bậc cha mẹ nên cập nhật lịch tiêm chủng để đưa trẻ đi tiêm đúng và đầy đủ, tránh mắc bệnh và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

    3. Vaccine nào phòng chống được bệnh sởi?

    Các loại vacccine phòng sởi hiện có gồm vaccine đơn giá (MVVAC), vaccine phối hợp phòng sởi-rubella (MR) và vaccine phòng sởi-quai bị-rubella (MMR) đã được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như tiêm chủng dịch vụ tại nhà.

    Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm- Ảnh 3.

    Vaccine phòng sởi có thể giúp trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh sởi và những biến chứng.

    MVVAC là vaccine sống giảm độc lực chủng virus AIK-C có tác dụng phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. MVVAC được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi, nhắc lại liều 2 có thành phần sởi lúc 18 tháng tuổi (thường là MR). Tùy từng trường hợp có thể cân nhắc tiêm cho trẻ nhỏ hơn.

    – MMR II là loại vaccine sống, giảm độc lực giúp tạo miễn dịch phòng 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella. Tiêm mũi MMR đầu tiên khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tiêm mũi nhắc lại thứ 2 cách mũi đầu tiên 4 năm hoặc tiêm khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch.

    Lưu ý, nếu trẻ tiêm vaccine sởi đơn MVVAC lúc 9 tháng tuổi thì 15 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phối hợp MMR II mũi 1, nhắc lại MMR II mũi 2 sau 4 năm.

    4. Vaccine phòng bệnh sởi là an toàn và hiệu quả

    Vaccine phòng sởi đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại bệnh sởi. Hầu hết những người tiêm đủ hai liều vaccine phòng bệnh sởi sẽ được bảo vệ suốt đời và sẽ không bao giờ mắc bệnh sởi, ngay cả khi đã tiếp xúc với virus.

    Một số người lo ngại rằng, bệnh tự kỷ có thể liên quan đến vaccine MMR. Tuy nhiên, các nghiên cứu không tìm thấy có mối quan hệ nhân quả giữa vaccine phòng bệnh sởi và bệnh tự kỷ.

    5. Tiêm vaccine phòng sởi có tác dụng phụ không?

    Cần lưu ý, việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi có thể gây những tác dụng phụ như phát ban, sốt. Nhưng những triệu chứng này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. 

    Tuy nhiên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời, nếu sau khi tiêm gặp những triệu chứng bất thường sau:

    – Trẻ sốt cao trên 38,5 độ mà dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng.

    – Trẻ sốt cao và kéo dài trên >2 ngày.

    – Trẻ bị tiêu chảy, ho.

    – Trẻ khó chịu, bỏ bú hoặc bỏ ăn, khó thở hoặc thở nhanh, hôn mê, li bì…

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm

    1. Mối nguy khi mắc bệnh sởi

    Bệnh sởi do virus sởi họ Paramyxoviride gây ra. Đây là một bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp (chủ yếu qua không khí). Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh sởi, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên sởi có thể lây nhiễm ở mọi lứa tuổi. 

    Nguyên nhân là do trẻ có sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần ngay sau đẻ, từ khoảng tháng thứ 6 trẻ có nguy có cao mắc sởi nếu có tiếp xúc với nguồn lây. Trẻ sinh ra từ mẹ không có miễn dịch với sởi (chưa từng mắc sởi, không được tiêm vaccine sởi trước khi mang thai) có nguy cơ rất cao mắc sởi sớm trong những ngày tháng đầu đời.

    Bệnh nhân sởi thường có sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ và đau họng. Ngay sau đó, xuất hiện những nốt mẩn đỏ nhỏ li ti trên da trên mặt sau đó lan sang phần còn lại của cơ thể. Những người mắc bệnh sởi có khả năng lây nhiễm trong khoảng 8 ngày (4 ngày trước khi có dấu hiệu và 4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng). 

    Vì vậy, một người mắc bệnh sởi có thể lây nhiễm cho người khác mà không biết mình bị bệnh và họ có thể lây nhiễm rất lâu trước khi được chẩn đoán mắc bệnh sởi. Virus gây bệnh sởi có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt tới 2 giờ và lây nhiễm rất nhanh. 

    Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm- Ảnh 2.

    Trẻ thường dễ mắc bệnh sởi, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

    Sởi là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu. Virus sởi có tính tàn phá hệ miễn dịch rất lớn do đó nguy cơ người mắc sởi có các biến chứng rất cao như: Viêm não, viêm phổi, viêm tủy, viêm tai giữa, tiêu chảy…

     2. Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sởi

    Hiện tại, để tránh cho trẻ mắc bệnh và những nguy cơ do sởi gây ra, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng sởi. Tiêm vaccine sởi cho trẻ cần được thực hiện đúng thời điểm để giúp trẻ tạo miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả nhất. Do đó, các bậc cha mẹ nên cập nhật lịch tiêm chủng để đưa trẻ đi tiêm đúng và đầy đủ, tránh mắc bệnh và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

    3. Vaccine nào phòng chống được bệnh sởi?

    Các loại vacccine phòng sởi hiện có gồm vaccine đơn giá (MVVAC), vaccine phối hợp phòng sởi-rubella (MR) và vaccine phòng sởi-quai bị-rubella (MMR) đã được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như tiêm chủng dịch vụ tại nhà.

    Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm- Ảnh 3.

    Vaccine phòng sởi có thể giúp trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh sởi và những biến chứng.

    MVVAC là vaccine sống giảm độc lực chủng virus AIK-C có tác dụng phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. MVVAC được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi, nhắc lại liều 2 có thành phần sởi lúc 18 tháng tuổi (thường là MR). Tùy từng trường hợp có thể cân nhắc tiêm cho trẻ nhỏ hơn.

    – MMR II là loại vaccine sống, giảm độc lực giúp tạo miễn dịch phòng 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella. Tiêm mũi MMR đầu tiên khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tiêm mũi nhắc lại thứ 2 cách mũi đầu tiên 4 năm hoặc tiêm khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch.

    Lưu ý, nếu trẻ tiêm vaccine sởi đơn MVVAC lúc 9 tháng tuổi thì 15 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phối hợp MMR II mũi 1, nhắc lại MMR II mũi 2 sau 4 năm.

    4. Vaccine phòng bệnh sởi là an toàn và hiệu quả

    Vaccine phòng sởi đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại bệnh sởi. Hầu hết những người tiêm đủ hai liều vaccine phòng bệnh sởi sẽ được bảo vệ suốt đời và sẽ không bao giờ mắc bệnh sởi, ngay cả khi đã tiếp xúc với virus.

    Một số người lo ngại rằng, bệnh tự kỷ có thể liên quan đến vaccine MMR. Tuy nhiên, các nghiên cứu không tìm thấy có mối quan hệ nhân quả giữa vaccine phòng bệnh sởi và bệnh tự kỷ.

    5. Tiêm vaccine phòng sởi có tác dụng phụ không?

    Cần lưu ý, việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi có thể gây những tác dụng phụ như phát ban, sốt. Nhưng những triệu chứng này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. 

    Tuy nhiên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời, nếu sau khi tiêm gặp những triệu chứng bất thường sau:

    – Trẻ sốt cao trên 38,5 độ mà dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng.

    – Trẻ sốt cao và kéo dài trên >2 ngày.

    – Trẻ bị tiêu chảy, ho.

    – Trẻ khó chịu, bỏ bú hoặc bỏ ăn, khó thở hoặc thở nhanh, hôn mê, li bì…

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.