Nhiều người nghĩ rằng sởi là một bệnh truyền nhiễm đơn giản, hay gặp ở trẻ nhỏ và diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây số ca mắc sởi biến chứng nặng tăng, và đối tượng mắc sởi không chỉ có trẻ nhỏ mà kể cả người trưởng thành khỏe mạnh.
Sởi ở người lớn có biểu hiện gì?
ThS.BSNT Đặng Phương Thanh (Khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết khi sinh ra, trẻ nhỏ được tiêm phòng sởi. Cơ thể từ đây sẽ sản sinh ra đủ kháng thể để bảo vệ bạn đến suốt đời. Tuy nhiên với những người có cơ địa đặc biệt như người mắc các bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc sởi cao hơn.
Khi mắc sởi, người lớn cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như trẻ nhỏ. Ban đầu người bệnh xuất hiện các triệu chứng viêm long đường hô hấp như: hắt hơi, sốt, ho, loét miệng, đau rát họng. Sau khi xuất hiện các triệu chứng viêm long đường hô hấp, người bệnh sẽ phát ban. Tuy nhiên, biểu hiện phát ban ở người lớn có thể khác với trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ, ban sẽ mọc theo thứ tự từ trên xuống thân người. Nhưng với người lớn, ban có thể xuất hiện ở thân mình trước. Tính chất của ban đỏ cũng có thể không giống với đặc thù của sởi.

Một trường hợp người lớn mắc sởi biến chứng sốt cao kèm theo suy hô hấp.
Bệnh sởi có nguy hiểm không?
ThS.BSNT Đặng Phương Thanh giải đáp, với những người suy giảm miễn dịch nếu mắc sởi có thể khiến người bệnh bị viêm đường hô hấp mạnh. Lúc này bệnh dễ tiến triển nhanh và đi vào phổi khiến người bệnh suy hô hấp thậm chí tử vong. Đây chính là lý do vì sao có những ca mắc sởi – một bệnh truyền nhiễm tưởng chừng như nhẹ nhưng lại có người chết. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp biến chứng ở não gây ra tình trạng viêm màng não. Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị viêm thanh quản hoặc biến chứng tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước.
Bị sởi có phải nhập viện không?
ThS.BSNT Đặng Phương Thanh khuyến cáo các trường hợp bị bệnh sởi nhẹ có thể chăm sóc và cách ly tại nhà. Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh và người thân lưu ý cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây thì cần đến cơ sở y tế thăm khám:
Có thể những trường hợp này sẽ có chỉ định nhập viện sau khi các bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng bệnh.

Bệnh nhân mắc sởi phải thở máy tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.
Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh sởi? Những ai cần tiêm phòng vaccine sởi? ThS.BSNT Đặng Phương Thanh cho biết hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh sởi. Do vậy khi mắc bệnh phác đồ điều trị chính là điều trị các triệu chứng như vi khuẩn kèm theo kháng sinh, viêm phổi. Người bệnh cần lưu ý việc sử dụng các loại thuốc gia truyền, thuốc lá… đều không có cơ sở khoa học và cũng không có tác dụng điều trị bệnh. Không ít các trường hợp bệnh nhân do sử dụng thuốc đắp ngoài da khi mắc sởi đã khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây loét, nhiễm trùng máu.
Khi mắc sởi, người bệnh vẫn có thể tắm được nhưng nên tắm nước ấm và tắm trong phòng kín gió để giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Khi đã bị sởi, bạn sẽ có kháng thể
Kiêng nước: Bệnh vẫn tắm được và nên tắm nước ấm và tắm phòng kín để hạn chế việc cảm lạnh hoặc nhiễm thêm các virus khác. Bệnh nhân bị sởi sẽ có kháng thể và tồn tại cả đời nhưng vẫn có những trường hợp mắc rồi vẫn mắc lại. Do vậy khi trẻ sinh ra cần đi tiêm phòng sởi theo đúng lịch khuyến cáo. Khi trong cộng đồng có dịch sởi, nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Vừa qua, Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận trường hợp nguy kịch vì sởi biến chứng nặng. Bệnh nhân nam 35 tuổi, ở Thái Bình, nhập viện với biểu hiện sốt phát ban, suy hô hấp vào ngày 29/6. Chỉ vài ngày sau, anh rơi vào tình trạng nguy kịch, được chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, viêm cơ tim. Đây là biến chứng hiếm gặp, khiến quá trình điều trị thêm phức tạp. Hiện người này vẫn phải thở máy, dùng an thần sâu, kháng sinh mạnh và truyền miễn dịch tĩnh mạch (IVIG). Trường hợp tương tự, nam bệnh nhân 45 tuổi, đến từ Hà Giang, nhập viện hôm 30/6, cũng với chẩn đoán sởi kèm viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp. Anh đang được thở máy qua nội khí quản và điều trị hồi sức tích cực, tiên lượng rất nặng.