spot_img
25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Sốt xuất huyết ở người lớn cần chăm sóc thế nào?

    spot_img

    Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

    Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây lan giữa người với người qua vật trung gian muỗi vằn mang mầm bệnh Dengue.

    Muỗi vằn là vật trung gian truyền nhiễm thường được sinh sôi nảy nở trong những chỗ tối, ẩm thấp như ao tù, nước đọng, dụng cụ chứa nước, gốc cây,… Loại muỗi này hoạt động mạnh mẽ nhất vào buổi sáng sớm và chiều tối, hầu như chúng hút máu người cả ngày lẫn đêm.

    Dấu hiệu đầu tiên của người mắc bệnh sốt xuất huyết là cơ thể trở nên nhức mỏi, các cơ và khớp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau đó, người bệnh sẽ sốt cao, nổi mẩn, đau hốc mắt, đau nhức cơ,… Trường hợp nặng thì người bệnh có thể bị giảm huyết áp đột ngột, gây chảy máu, thậm chí dẫn đến tử vong nhanh chóng.

    Sốt xuất huyết ở người lớn cần chăm sóc thế nào?- Ảnh 1.

    Xuất huyết ở người lớn thể nặng nghĩa là xuất huyết nội tạng có thể xảy ra.

    Khi đã nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ có triệu chứng theo 1 trong 2 trường hợp sau: Sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

    Đối với trường hợp sốt xuất huyết thể nhẹ không biến chứng thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và ít gặp biến chứng. Từ triệu chứng sốt (kéo dài từ 4-7 ngày tính từ sau khi bị muỗi vằn truyền bệnh), sau đó sẽ kèm theo các triệu chứng như:

    • Buồn nôn và ói mửa;
    • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C;
    • Bệnh nhân có thể sẽ đau hốc mắt, đau nhức đầu nghiêm trọng, đau cơ, khớp, phát ban sốt xuất huyết.

    Đối với xuất huyết ở người lớn thể nặng nghĩa là xuất huyết nội tạng có thể xảy ra. Trong trường hợp này, sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

    • Sau khoảng 2 ngày sốt, bệnh nhân sẽ đi ngoài ra máu;
    • Đau đầu, không phát ban, sốt nhẹ, trên da bắt đầu có các chấm xuất huyết;
    • Người bệnh mệt mỏi, vật vã, lừ đừ;
    • Phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, đau vùng gan, nhất là khi dùng tay ấn vào.

    Ngoài ra, người bệnh tiểu ít, nôn nhiều, da tái xanh, nặng hơn nữa là xuất huyết não, các dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn thường không rõ ràng, do đó mà rất khó nhận biết. Lúc này, sốt xuất huyết gây xuất huyết não sẽ khiến bệnh nhân có các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu, liệt tay, chân hoặc liệt nửa người… Sau đó người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

    Sốt xuất huyết ở người lớn cần chăm sóc thế nào?- Ảnh 2.

    Người bệnh sốt xuất huyết có thể uống nước lọc, nước canh, dừa tươi, nước cam, chanh.

    Những lưu ý khi người lớn mắc sốt xuất huyết

    Nhiều người cho rằng sốt xuất huyết không nguy hiểm nhất là đối với người lớn. Điều này không đúng, không nên chủ quan. Khi có biểu hiện sốt xuất huyết cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác. Bệnh sốt xuất huyết có thể tự khỏi ở các trường hợp thể nhẹ, không gây biến chứng nhưng cần được theo dõi và điều trị triệu chứng. Đối với mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà trong vòng 7-10 ngày tính từ ngày phát sốt đầu tiên. Trường hợp nặng cần nhập viện để điều trị.

    Để nhanh khỏi người bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý phải tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nên tránh hoạt động mạnh và nghỉ ngơi một thời gian. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải được uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường nước, sữa, nước trái cây và dung dịch điện giải.

    Nếu sốt cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ, ngoài ra, cần mặc quần áo thoáng mát, giúp tỏa nhiệt. Đồng thời, không cho người bệnh dùng thuốc đặc biệt là các loại thuốc steroid, các chất chống viêm không acid acetylsalicylic (aspirin), ibuprofen, mefenamic acid (ponstan),…

    Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Chế độ dinh dưỡng dành cho người lớn bị sốt xuất huyết cũng cần phải lưu ý. Nếu có sốt cần bù nước điện giải vì sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, nên cần bù đủ 2-3 lít nước/ngày. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước canh, dừa tươi, nước cam, chanh. Đặc biệt, nước dừa chứa rất nhiều khoáng chất, phù hợp bổ sung điện giải tức thì cho người đang sốt. Các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường đề kháng, vững thành mạch, giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe.

    Bữa ăn cũng cần được quan tâm nhiều, nếu sốt, mệt mỏi người bệnh nên ăn cháo, phở, bún… bữa ăn cân bằng ưu tiên các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa. Kèm theo đó là những loại thực phẩm giàu vitamin A, kẽm để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

    Ngoài ra, vệ sinh cá nhân, người bệnh nên tắm rửa bằng nước ấm, lau người nhẹ nhàng không nên kỳ mạnh lên da.

    Nếu người bệnh có những biểu hiện thuộc các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gấp để cấp cứu kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    Nhận biết bệnh tiêu hóa khó phát hiện có thể khiến trẻ hoại tử ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Xoắn ruột là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là...

    bạn Nên đọc!

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết cách phòng tránh và xử trí có thể dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.

    Sốt xuất huyết ở người lớn cần chăm sóc thế nào?

    Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

    Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây lan giữa người với người qua vật trung gian muỗi vằn mang mầm bệnh Dengue.

    Muỗi vằn là vật trung gian truyền nhiễm thường được sinh sôi nảy nở trong những chỗ tối, ẩm thấp như ao tù, nước đọng, dụng cụ chứa nước, gốc cây,… Loại muỗi này hoạt động mạnh mẽ nhất vào buổi sáng sớm và chiều tối, hầu như chúng hút máu người cả ngày lẫn đêm.

    Dấu hiệu đầu tiên của người mắc bệnh sốt xuất huyết là cơ thể trở nên nhức mỏi, các cơ và khớp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau đó, người bệnh sẽ sốt cao, nổi mẩn, đau hốc mắt, đau nhức cơ,… Trường hợp nặng thì người bệnh có thể bị giảm huyết áp đột ngột, gây chảy máu, thậm chí dẫn đến tử vong nhanh chóng.

    Sốt xuất huyết ở người lớn cần chăm sóc thế nào?- Ảnh 1.

    Xuất huyết ở người lớn thể nặng nghĩa là xuất huyết nội tạng có thể xảy ra.

    Khi đã nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ có triệu chứng theo 1 trong 2 trường hợp sau: Sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

    Đối với trường hợp sốt xuất huyết thể nhẹ không biến chứng thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và ít gặp biến chứng. Từ triệu chứng sốt (kéo dài từ 4-7 ngày tính từ sau khi bị muỗi vằn truyền bệnh), sau đó sẽ kèm theo các triệu chứng như:

    • Buồn nôn và ói mửa;
    • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C;
    • Bệnh nhân có thể sẽ đau hốc mắt, đau nhức đầu nghiêm trọng, đau cơ, khớp, phát ban sốt xuất huyết.

    Đối với xuất huyết ở người lớn thể nặng nghĩa là xuất huyết nội tạng có thể xảy ra. Trong trường hợp này, sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

    • Sau khoảng 2 ngày sốt, bệnh nhân sẽ đi ngoài ra máu;
    • Đau đầu, không phát ban, sốt nhẹ, trên da bắt đầu có các chấm xuất huyết;
    • Người bệnh mệt mỏi, vật vã, lừ đừ;
    • Phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, đau vùng gan, nhất là khi dùng tay ấn vào.

    Ngoài ra, người bệnh tiểu ít, nôn nhiều, da tái xanh, nặng hơn nữa là xuất huyết não, các dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn thường không rõ ràng, do đó mà rất khó nhận biết. Lúc này, sốt xuất huyết gây xuất huyết não sẽ khiến bệnh nhân có các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu, liệt tay, chân hoặc liệt nửa người… Sau đó người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

    Sốt xuất huyết ở người lớn cần chăm sóc thế nào?- Ảnh 2.

    Người bệnh sốt xuất huyết có thể uống nước lọc, nước canh, dừa tươi, nước cam, chanh.

    Những lưu ý khi người lớn mắc sốt xuất huyết

    Nhiều người cho rằng sốt xuất huyết không nguy hiểm nhất là đối với người lớn. Điều này không đúng, không nên chủ quan. Khi có biểu hiện sốt xuất huyết cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác. Bệnh sốt xuất huyết có thể tự khỏi ở các trường hợp thể nhẹ, không gây biến chứng nhưng cần được theo dõi và điều trị triệu chứng. Đối với mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà trong vòng 7-10 ngày tính từ ngày phát sốt đầu tiên. Trường hợp nặng cần nhập viện để điều trị.

    Để nhanh khỏi người bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý phải tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nên tránh hoạt động mạnh và nghỉ ngơi một thời gian. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải được uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường nước, sữa, nước trái cây và dung dịch điện giải.

    Nếu sốt cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ, ngoài ra, cần mặc quần áo thoáng mát, giúp tỏa nhiệt. Đồng thời, không cho người bệnh dùng thuốc đặc biệt là các loại thuốc steroid, các chất chống viêm không acid acetylsalicylic (aspirin), ibuprofen, mefenamic acid (ponstan),…

    Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Chế độ dinh dưỡng dành cho người lớn bị sốt xuất huyết cũng cần phải lưu ý. Nếu có sốt cần bù nước điện giải vì sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, nên cần bù đủ 2-3 lít nước/ngày. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước canh, dừa tươi, nước cam, chanh. Đặc biệt, nước dừa chứa rất nhiều khoáng chất, phù hợp bổ sung điện giải tức thì cho người đang sốt. Các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường đề kháng, vững thành mạch, giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe.

    Bữa ăn cũng cần được quan tâm nhiều, nếu sốt, mệt mỏi người bệnh nên ăn cháo, phở, bún… bữa ăn cân bằng ưu tiên các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa. Kèm theo đó là những loại thực phẩm giàu vitamin A, kẽm để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

    Ngoài ra, vệ sinh cá nhân, người bệnh nên tắm rửa bằng nước ấm, lau người nhẹ nhàng không nên kỳ mạnh lên da.

    Nếu người bệnh có những biểu hiện thuộc các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gấp để cấp cứu kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    Nhận biết bệnh tiêu hóa khó phát hiện có thể khiến trẻ hoại tử ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Xoắn ruột là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là...

    bạn Nên đọc!

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết cách phòng tránh và xử trí có thể dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.