spot_img
29.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    Sưng đau vùng hàm kéo dài cảnh giác với sỏi tuyến nước bọt

    spot_img

    Sỏi tuyến nước bọt thường gặp nhất ở người trưởng thành. 80% sỏi bắt nguồn từ các tuyến nước bọt dưới hàm và làm tắc nghẽn ống. Các trường hợp còn lại bắt nguồn từ tuyến nước bọt mang tai, chỉ khoảng 1% ca bệnh bắt nguồn từ tuyến dưới lưỡi.

    Hơn 3 tháng đau vùng dưới hàm, tưởng đau răng hóa ra mắc sỏi tuyến nước bọt

    Sau nhiều tháng đau vùng dưới hàm không rõ nguyên nhân, bà C.T.L. (66 tuổi, Sơn La) được chẩn đoán mắc sỏi tuyến nước bọt.

    Bà C.T.L., 66 tuổi, trú tại xã Mường Do, huyện Phù Yên (Sơn La) đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vì tình trạng sưng đau vùng dưới hàm kéo dài hơn 3 tháng. Trước đó, bà từng đi khám nhiều nơi nhưng không phát hiện ra nguyên nhân, chỉ được kê thuốc giảm đau và kháng sinh.

    Tại Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng, các bác sĩ xác định bà L. bị viêm do sỏi tuyến nước bọt dưới hàm trái. Bà L. được chỉ định phẫu thuật lấy sỏi, viên sỏi kích thước khoảng 7×10 mm được lấy ra thành công, đồng thời bảo tồn được tuyến nước bọt. Sau gần một tuần điều trị, sức khỏe của bà L. ổn định và đã được xuất viện.

    Triệu chứng của sỏi tuyến nước bọt

    Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng lắng đọng và tích tụ các thành phần vô cơ và hữu cơ trong tuyến nước bọt hoặc trong các ống (ống dẫn) tuyến nước bọt. Chúng làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước bọt. Nó có thể gây tắc một phần hoặc hoàn toàn đường dẫn nước bọt vào miệng, làm ngăn chặn dòng nước bọt tiết ra miệng, gây đau khó chịu. Trường hợp sỏi to gây bít tắc ống tuyến nước bọt dẫn đến viêm ống tuyến, áp xe tuyến…

    Thông thường, khoảng 92-95% lượng nước bọt được sản xuất bởi 3 tuyến nước bọt chính. Phần còn lại được tạo ra bởi khoảng 600-1000 tuyến nước bọt nhỏ.

    Sỏi tuyến thường ít gây ra triệu chứng trong quá trình hình thành, khi kích thước đủ to thì sẽ gây ra các triệu chứng. Một số triệu chứng phổ biến hay gặp như sau:

    Sỏi nước bọt thường không gây ra các triệu chứng khi ở giai đoạn đang hình thành. Khi sỏi có kích thích lớn hoặc tuyến bị chặn hoàn toàn do sỏi có thể gây ra các triệu chứng sưng tuyến và đau, nhất là sau khi ăn, kích thích tiết nước bọt. Các triệu chứng có thể giảm dần sau vài giờ. Một số trường hợp sỏi chỉ gây ra triệu chứng gián đoạn từng đợt hoặc không có triệu chứng.

    Sưng đau vùng hàm kéo dài cảnh giác với sỏi tuyến nước bọt- Ảnh 1.

    Nếu đau có thể sử dụng chườm ấm tuyến nước bọt.

    – Ngoài ra, sỏi tuyến nước bọt còn có biểu hiện như sau:

    • Thấy có một khối dưới lưỡi, hay nói cách khác, cảm giác lưỡi bị đẩy phồng lên.
    • Đau hoặc sưng vùng dưới hàm hoặc 2 bên trước tai.
    • Đau tăng khi ăn.
    • Sỏi nước bọt đôi khi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng trong hoặc xung quanh tuyến bị ảnh hưởng. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể bao gồm sốt khi viêm cấp hoặc áp xe, thậm chí hình thành mủ xung quanh sỏi. Có thể sưng hạch dưới hàm cùng bên…

    Sỏi tuyến nước bọt có thể gây bội nhiễm, áp xe hóa có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu nếu như không được điều trị kịp thời.

    Cách chữa sỏi tuyến nước bọt

    Lấy sỏi tuyến nước bọt là một thủ thuật hiệu quả trong việc loại bỏ sỏi ra khỏi ống tuyến nước bọt. Đây là một giải pháp tối ưu giúp khắc phục tình trạng sỏi to, không gây tái phát. Trường hợp sỏi lâu ngày gây ảnh hưởng tuyến viêm xơ, giảm chức năng có thể phải tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt để đảm bảo sự khỏe mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Sau khi lấy sỏi ống tuyến nước bọt người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

    Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đủ liều, và tái khám khi hết thuốc. Ăn thực phẩm có vị chua để kích thích tiết nước bọt. Ăn thức ăn mềm, không quá lạnh, quá nóng, quá cay trong khoảng 3-5 ngày đầu sau phẫu thuật.

    Nếu đau có thể sử dụng chườm ấm, mát xa tuyến nước bọt. Hạn chế tối đa các thức ăn lên men, thức ăn sống: Dưa muối, mắm nêm,… trong 3-5 ngày đầu để hạn chế nhiễm trùng vết mổ.

    Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế lao động nặng, ăn uống đủ giúp vết thương mau lành.

    Tái khám cắt chỉ, kiểm tra vết thương theo hẹn hoặc khi có các triệu chứng bất thường như: chảy máu, sốt cao kéo dài.

    Tóm lại: Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh không quá khó gặp, chúng không nguy hiểm tới tính mạng, có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.

    Sưng đau vùng hàm kéo dài cảnh giác với sỏi tuyến nước bọt

    Sỏi tuyến nước bọt thường gặp nhất ở người trưởng thành. 80% sỏi bắt nguồn từ các tuyến nước bọt dưới hàm và làm tắc nghẽn ống. Các trường hợp còn lại bắt nguồn từ tuyến nước bọt mang tai, chỉ khoảng 1% ca bệnh bắt nguồn từ tuyến dưới lưỡi.

    Hơn 3 tháng đau vùng dưới hàm, tưởng đau răng hóa ra mắc sỏi tuyến nước bọt

    Sau nhiều tháng đau vùng dưới hàm không rõ nguyên nhân, bà C.T.L. (66 tuổi, Sơn La) được chẩn đoán mắc sỏi tuyến nước bọt.

    Bà C.T.L., 66 tuổi, trú tại xã Mường Do, huyện Phù Yên (Sơn La) đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vì tình trạng sưng đau vùng dưới hàm kéo dài hơn 3 tháng. Trước đó, bà từng đi khám nhiều nơi nhưng không phát hiện ra nguyên nhân, chỉ được kê thuốc giảm đau và kháng sinh.

    Tại Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng, các bác sĩ xác định bà L. bị viêm do sỏi tuyến nước bọt dưới hàm trái. Bà L. được chỉ định phẫu thuật lấy sỏi, viên sỏi kích thước khoảng 7×10 mm được lấy ra thành công, đồng thời bảo tồn được tuyến nước bọt. Sau gần một tuần điều trị, sức khỏe của bà L. ổn định và đã được xuất viện.

    Triệu chứng của sỏi tuyến nước bọt

    Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng lắng đọng và tích tụ các thành phần vô cơ và hữu cơ trong tuyến nước bọt hoặc trong các ống (ống dẫn) tuyến nước bọt. Chúng làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước bọt. Nó có thể gây tắc một phần hoặc hoàn toàn đường dẫn nước bọt vào miệng, làm ngăn chặn dòng nước bọt tiết ra miệng, gây đau khó chịu. Trường hợp sỏi to gây bít tắc ống tuyến nước bọt dẫn đến viêm ống tuyến, áp xe tuyến…

    Thông thường, khoảng 92-95% lượng nước bọt được sản xuất bởi 3 tuyến nước bọt chính. Phần còn lại được tạo ra bởi khoảng 600-1000 tuyến nước bọt nhỏ.

    Sỏi tuyến thường ít gây ra triệu chứng trong quá trình hình thành, khi kích thước đủ to thì sẽ gây ra các triệu chứng. Một số triệu chứng phổ biến hay gặp như sau:

    Sỏi nước bọt thường không gây ra các triệu chứng khi ở giai đoạn đang hình thành. Khi sỏi có kích thích lớn hoặc tuyến bị chặn hoàn toàn do sỏi có thể gây ra các triệu chứng sưng tuyến và đau, nhất là sau khi ăn, kích thích tiết nước bọt. Các triệu chứng có thể giảm dần sau vài giờ. Một số trường hợp sỏi chỉ gây ra triệu chứng gián đoạn từng đợt hoặc không có triệu chứng.

    Sưng đau vùng hàm kéo dài cảnh giác với sỏi tuyến nước bọt- Ảnh 1.

    Nếu đau có thể sử dụng chườm ấm tuyến nước bọt.

    – Ngoài ra, sỏi tuyến nước bọt còn có biểu hiện như sau:

    • Thấy có một khối dưới lưỡi, hay nói cách khác, cảm giác lưỡi bị đẩy phồng lên.
    • Đau hoặc sưng vùng dưới hàm hoặc 2 bên trước tai.
    • Đau tăng khi ăn.
    • Sỏi nước bọt đôi khi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng trong hoặc xung quanh tuyến bị ảnh hưởng. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể bao gồm sốt khi viêm cấp hoặc áp xe, thậm chí hình thành mủ xung quanh sỏi. Có thể sưng hạch dưới hàm cùng bên…

    Sỏi tuyến nước bọt có thể gây bội nhiễm, áp xe hóa có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu nếu như không được điều trị kịp thời.

    Cách chữa sỏi tuyến nước bọt

    Lấy sỏi tuyến nước bọt là một thủ thuật hiệu quả trong việc loại bỏ sỏi ra khỏi ống tuyến nước bọt. Đây là một giải pháp tối ưu giúp khắc phục tình trạng sỏi to, không gây tái phát. Trường hợp sỏi lâu ngày gây ảnh hưởng tuyến viêm xơ, giảm chức năng có thể phải tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt để đảm bảo sự khỏe mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Sau khi lấy sỏi ống tuyến nước bọt người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

    Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đủ liều, và tái khám khi hết thuốc. Ăn thực phẩm có vị chua để kích thích tiết nước bọt. Ăn thức ăn mềm, không quá lạnh, quá nóng, quá cay trong khoảng 3-5 ngày đầu sau phẫu thuật.

    Nếu đau có thể sử dụng chườm ấm, mát xa tuyến nước bọt. Hạn chế tối đa các thức ăn lên men, thức ăn sống: Dưa muối, mắm nêm,… trong 3-5 ngày đầu để hạn chế nhiễm trùng vết mổ.

    Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế lao động nặng, ăn uống đủ giúp vết thương mau lành.

    Tái khám cắt chỉ, kiểm tra vết thương theo hẹn hoặc khi có các triệu chứng bất thường như: chảy máu, sốt cao kéo dài.

    Tóm lại: Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh không quá khó gặp, chúng không nguy hiểm tới tính mạng, có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.