spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Tại sao đàn ông trên 45 tuổi dễ bị rối loạn cương dương?

    spot_img

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn cương dương có liên quan đến nhiều loại bệnh mạn tính, có tới 50% mắc bệnh mỡ máu cao và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vượt quá 40%. Đặc biệt, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao hơn từ 3 đến 5% hơn người bình thường.

    Thống kê chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới. Nguyên nhân đó là nam giới có tỷ lệ mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, viêm tuyến tiền liệt và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… kéo theo sức khỏe suy giảm, rút ngắn tuổi thọ của nam giới.

    Tính bình quân cứ 2 nam giới trên 45 tuổi thì có 1 người mắc chứng rối loạn cương dương, ngoài các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật còn có các yếu tố tâm lý như sinh hoạt không điều độ, có thể gây bất lực trong đời sống tình dục.

    1. 6 nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương của nam giới sau tuổi 45

    Tại sao đàn ông trên 45 tuổi dễ bị rối loạn cương dương?- Ảnh 1.

    Yếu tố tâm lý như lo lắng, trầm cảm, căng thẳng… có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

    Yếu tố tâm lý: Lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, mặc cảm, rối loạn tâm lý khiến nam giới cảm thấy lo lắng, tự ti khi quan hệ tình dục có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục, rối loạn cương dương, thậm chí dẫn đến liệt dương.

    Yếu tố bệnh lý: Chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh, nồng độ hormone bất thường… có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và dẫn truyền thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cương cứng.

    Sử dụng các loại thuốc: chẳng hạn như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, một số loại thuốc giảm đau… Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và lưu lượng máu, từ đó cản trở khả năng cương cứng của dương vật.

    Lối sống và thói quen: Béo phì, thiếu vận động, hút thuốc, uống rượu quá nhiều và thói quen ăn uống kém có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, ảnh hưởng đến nồng độ hormone và sức khỏe hệ thần kinh, từ đó khiến dương vật không cương cứng được.

    Mất ngủ: Khi tuổi tác tăng lên, nam giới ở độ tuổi trên 45 sẽ suy giảm thể lực, dễ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược; hoạt động trí tuệ và kỹ năng không gian giảm sút, dễ bị mất ngủ, thậm chí rối loạn giấc ngủ, giảm sức mạnh cơ bắp và khối lượng cơ bắp, thường xuyên cảm thấy đau nhức, chân yếu…

    Giảm androgen: Nồng độ androgen giảm dẫn đến giảm ham muốn tình dục, giảm hoạt động tình dục, giảm độ cứng khi cương cứng của dương vật, giảm số lượng và chất lượng cương cứng vào ban đêm và teo tinh hoàn.

    Chứng rối loạn cương dương thường là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố. Nếu gặp phải vấn đề này, tốt nhất đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời sẽ giúp nam giới lấy lại phong độ trong cuộc sống tình dục.

    2. Phòng ngừa rối loạn cương dương

    Tại sao đàn ông trên 45 tuổi dễ bị rối loạn cương dương?- Ảnh 3.

    Nam giới nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe. Ảnh minh họa: Tùng Lâm.

    Cách tốt nhất để ngăn ngừa rối loạn cương dương là lựa chọn lối sống lành mạnh và kiểm soát mọi tình trạng sức khỏe của bản thân:

    • Khám sức khỏe định kỳ và kiểm soát bệnh đái tháo đường, bệnh tim hoặc các tình trạng sức khỏe mạn tính khác.
    • Ngừng hút thuốc, hạn chế hoặc tránh uống rượu và không sử dụng các chất gây nghiện.
    • Luyện tập thể dục đều đặn, đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc tập các bài tập cơ sàn chậu.
    • Thực hiện các bước để giảm căng thẳng, đi khám tâm lý khi thấy tình trạng lo lắng, trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
    • Duy trì chế độ ăn nhiều thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá, ăn ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    phụ nữ trưởng thành với gậy đi bộ đi bộ trong thiên nhiên để tập thể dục

    5 kiểu đi bộ tốt nhất để giảm mỡ nội tạng nhanh hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ là một trong những cách dễ tiếp cận và hiệu quả nhất để giảm mỡ. Đây cũng...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    phụ nữ trưởng thành với gậy đi bộ đi bộ trong thiên nhiên để tập thể dục

    5 kiểu đi bộ tốt nhất để giảm mỡ nội tạng nhanh hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ là một trong những cách dễ tiếp cận và hiệu quả nhất để giảm mỡ. Đây cũng...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...

    bạn Nên đọc!

    5 kiểu đi bộ tốt nhất để giảm mỡ nội tạng nhanh hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ là một trong những cách dễ tiếp cận và hiệu quả nhất để giảm mỡ. Đây cũng là giải pháp giúp đốt cháy calo, tăng cường trao đổi chất, thu gọn vòng eo...

    Tại sao đàn ông trên 45 tuổi dễ bị rối loạn cương dương?

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn cương dương có liên quan đến nhiều loại bệnh mạn tính, có tới 50% mắc bệnh mỡ máu cao và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vượt quá 40%. Đặc biệt, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao hơn từ 3 đến 5% hơn người bình thường.

    Thống kê chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới. Nguyên nhân đó là nam giới có tỷ lệ mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, viêm tuyến tiền liệt và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… kéo theo sức khỏe suy giảm, rút ngắn tuổi thọ của nam giới.

    Tính bình quân cứ 2 nam giới trên 45 tuổi thì có 1 người mắc chứng rối loạn cương dương, ngoài các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật còn có các yếu tố tâm lý như sinh hoạt không điều độ, có thể gây bất lực trong đời sống tình dục.

    1. 6 nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương của nam giới sau tuổi 45

    Tại sao đàn ông trên 45 tuổi dễ bị rối loạn cương dương?- Ảnh 1.

    Yếu tố tâm lý như lo lắng, trầm cảm, căng thẳng… có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

    Yếu tố tâm lý: Lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, mặc cảm, rối loạn tâm lý khiến nam giới cảm thấy lo lắng, tự ti khi quan hệ tình dục có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục, rối loạn cương dương, thậm chí dẫn đến liệt dương.

    Yếu tố bệnh lý: Chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh, nồng độ hormone bất thường… có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và dẫn truyền thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cương cứng.

    Sử dụng các loại thuốc: chẳng hạn như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, một số loại thuốc giảm đau… Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và lưu lượng máu, từ đó cản trở khả năng cương cứng của dương vật.

    Lối sống và thói quen: Béo phì, thiếu vận động, hút thuốc, uống rượu quá nhiều và thói quen ăn uống kém có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, ảnh hưởng đến nồng độ hormone và sức khỏe hệ thần kinh, từ đó khiến dương vật không cương cứng được.

    Mất ngủ: Khi tuổi tác tăng lên, nam giới ở độ tuổi trên 45 sẽ suy giảm thể lực, dễ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược; hoạt động trí tuệ và kỹ năng không gian giảm sút, dễ bị mất ngủ, thậm chí rối loạn giấc ngủ, giảm sức mạnh cơ bắp và khối lượng cơ bắp, thường xuyên cảm thấy đau nhức, chân yếu…

    Giảm androgen: Nồng độ androgen giảm dẫn đến giảm ham muốn tình dục, giảm hoạt động tình dục, giảm độ cứng khi cương cứng của dương vật, giảm số lượng và chất lượng cương cứng vào ban đêm và teo tinh hoàn.

    Chứng rối loạn cương dương thường là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố. Nếu gặp phải vấn đề này, tốt nhất đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời sẽ giúp nam giới lấy lại phong độ trong cuộc sống tình dục.

    2. Phòng ngừa rối loạn cương dương

    Tại sao đàn ông trên 45 tuổi dễ bị rối loạn cương dương?- Ảnh 3.

    Nam giới nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe. Ảnh minh họa: Tùng Lâm.

    Cách tốt nhất để ngăn ngừa rối loạn cương dương là lựa chọn lối sống lành mạnh và kiểm soát mọi tình trạng sức khỏe của bản thân:

    • Khám sức khỏe định kỳ và kiểm soát bệnh đái tháo đường, bệnh tim hoặc các tình trạng sức khỏe mạn tính khác.
    • Ngừng hút thuốc, hạn chế hoặc tránh uống rượu và không sử dụng các chất gây nghiện.
    • Luyện tập thể dục đều đặn, đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc tập các bài tập cơ sàn chậu.
    • Thực hiện các bước để giảm căng thẳng, đi khám tâm lý khi thấy tình trạng lo lắng, trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
    • Duy trì chế độ ăn nhiều thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá, ăn ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    phụ nữ trưởng thành với gậy đi bộ đi bộ trong thiên nhiên để tập thể dục

    5 kiểu đi bộ tốt nhất để giảm mỡ nội tạng nhanh hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ là một trong những cách dễ tiếp cận và hiệu quả nhất để giảm mỡ. Đây cũng...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    phụ nữ trưởng thành với gậy đi bộ đi bộ trong thiên nhiên để tập thể dục

    5 kiểu đi bộ tốt nhất để giảm mỡ nội tạng nhanh hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ là một trong những cách dễ tiếp cận và hiệu quả nhất để giảm mỡ. Đây cũng...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...

    bạn Nên đọc!

    5 kiểu đi bộ tốt nhất để giảm mỡ nội tạng nhanh hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ là một trong những cách dễ tiếp cận và hiệu quả nhất để giảm mỡ. Đây cũng là giải pháp giúp đốt cháy calo, tăng cường trao đổi chất, thu gọn vòng eo...