spot_img
26.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 18 Tháng 7, 2025
More

    Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV

    spot_img

    1. Tập thể dục tốt cho người nhiễm HIV như thế nào?

    Tập thể dục thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh và rất quan trọng với người nhiễm HIV. Các loại bài tập khác nhau sẽ phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của một cá nhân trong quá trình điều trị HIV.

    Tập thể dục còn giúp đóng vai trò kiểm soát một số tác dụng phụ lâu dài của thuốc, chẳng hạn như thay đổi thành phần cơ thể và tăng cholesterol, chất béo trung tính và đường huyết…

    Lợi ích của tập thể dục với người nhiễm HIV:

    • Duy trì hoặc xây dựng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ, giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
    • Giảm mức cholesterol và chất béo trung tính (ít nguy cơ mắc bệnh tim).
    • Tăng năng lượng.
    • Điều hòa chức năng ruột.
    • Tăng cường xương (ít nguy cơ loãng xương).
    • Cải thiện lưu thông máu.
    • Tăng dung tích phổi.
    • Giúp ngủ ngon.
    • Giảm căng thẳng và có thể cải thiện chứng trầm cảm.
    • Cải thiện sự thèm ăn.
    • Giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và một số loại ung thư…
    Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV- Ảnh 1.

    Người nhiễm HIV có thể lựa chọn hình thức đi xe đạp.

    2. Các bài tập tốt cho người nhiễm HIV

    Tập thể dục đều đặn và phù hợp là điều quan trọng, bất kể tình trạng nhiễm HIV của bạn như thế nào. Dưới đây là một số hình thức tập luyện người nhiễm HIV có thể tham khảo:

    Đi bộ, chạy bộ: Đây là những hình thức tập luyện đơn giản, nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe người nhiễm HIV. Hãy biến nó thành một thói quen hàng ngày, có thể đi bộ cùng gia đình, đi dạo sau giờ làm việc hoặc đi bộ nhóm…

    Khiêu vũ: Khiêu vũ không chỉ mang lại sức khỏe, niềm vui mà còn góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những người thường xuyên khiêu vũ, cơ thể được vận động, máu huyết lưu thông là nền tảng để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, phòng chống được nhiều loại bệnh tật như tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

    – Đi xe đạp: Đi xe đạp là một cách thú vị để giảm bớt những căng thẳng trong ngày.

    Đi bơi: Bơi lội được coi là một bài tập rèn luyện sức đề kháng nên rất tốt cho tim và phổi.

    – Tập tạ và bài tập tim mạch: Giúp tăng khối lượng cơ nạc và cải thiện mật độ xương. Giảm khối lượng cơ thể và mật độ xương là những tác dụng phụ thường gặp khi sống chung với HIV. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hình thức và cách thức tập luyện…

    3. Lưu ý khi tập luyện ở người nhiễm HIV

    – Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem có bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động của bạn hay không và lựa chọn bài tập, hình thức, cường độ tập phù hợp.

    – Khi bạn cảm thấy không khỏe, không nên tập thể dục. Cần phân biệt giữa tình trạng khó chịu nói chung (thường là cảm thấy không khỏe về thể chất hoặc tinh thần) và tình trạng mệt mỏi hoặc bệnh tật nghiêm trọng. Hãy lắng nghe cơ thể và nếu trong quá trình tập thể dục thấy mệt mỏi cũng nên ngừng tập.

    Hãy đặt mục tiêu tập thể dục 20-30 phút, ít nhất 3 lần một tuần khi bạn mới bắt đầu. Sau đó dần dần tăng lên 45 phút, ít nhất 3-4 lần một tuần, trong vài tháng. Đặt cho mình một số mục tiêu nhỏ để đạt được trong một khoảng thời gian có thể mang lại động lực và duy trì tập luyện tốt hơn.

    Khuyến cáo người lớn cần ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần cho hoạt động aerobic cường độ vừa phải, như đạp xe, đi bộ nhanh… Người lớn cũng cần hoạt động tăng cường cơ bắp, như nâng tạ hoặc chống đẩy, ít nhất 2 ngày mỗi tuần.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...
    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi- Ảnh 1.

    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi tóc nặng khoảng 500gr trong bụng bé trai...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương tính với vi khuẩn Whitmore; Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại; Bé trai 9 tuổi bị que nứa đâm rách vòm miệng; Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi nhỏ li ti...

    Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV

    1. Tập thể dục tốt cho người nhiễm HIV như thế nào?

    Tập thể dục thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh và rất quan trọng với người nhiễm HIV. Các loại bài tập khác nhau sẽ phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của một cá nhân trong quá trình điều trị HIV.

    Tập thể dục còn giúp đóng vai trò kiểm soát một số tác dụng phụ lâu dài của thuốc, chẳng hạn như thay đổi thành phần cơ thể và tăng cholesterol, chất béo trung tính và đường huyết…

    Lợi ích của tập thể dục với người nhiễm HIV:

    • Duy trì hoặc xây dựng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ, giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
    • Giảm mức cholesterol và chất béo trung tính (ít nguy cơ mắc bệnh tim).
    • Tăng năng lượng.
    • Điều hòa chức năng ruột.
    • Tăng cường xương (ít nguy cơ loãng xương).
    • Cải thiện lưu thông máu.
    • Tăng dung tích phổi.
    • Giúp ngủ ngon.
    • Giảm căng thẳng và có thể cải thiện chứng trầm cảm.
    • Cải thiện sự thèm ăn.
    • Giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và một số loại ung thư…
    Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV- Ảnh 1.

    Người nhiễm HIV có thể lựa chọn hình thức đi xe đạp.

    2. Các bài tập tốt cho người nhiễm HIV

    Tập thể dục đều đặn và phù hợp là điều quan trọng, bất kể tình trạng nhiễm HIV của bạn như thế nào. Dưới đây là một số hình thức tập luyện người nhiễm HIV có thể tham khảo:

    Đi bộ, chạy bộ: Đây là những hình thức tập luyện đơn giản, nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe người nhiễm HIV. Hãy biến nó thành một thói quen hàng ngày, có thể đi bộ cùng gia đình, đi dạo sau giờ làm việc hoặc đi bộ nhóm…

    Khiêu vũ: Khiêu vũ không chỉ mang lại sức khỏe, niềm vui mà còn góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những người thường xuyên khiêu vũ, cơ thể được vận động, máu huyết lưu thông là nền tảng để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, phòng chống được nhiều loại bệnh tật như tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

    – Đi xe đạp: Đi xe đạp là một cách thú vị để giảm bớt những căng thẳng trong ngày.

    Đi bơi: Bơi lội được coi là một bài tập rèn luyện sức đề kháng nên rất tốt cho tim và phổi.

    – Tập tạ và bài tập tim mạch: Giúp tăng khối lượng cơ nạc và cải thiện mật độ xương. Giảm khối lượng cơ thể và mật độ xương là những tác dụng phụ thường gặp khi sống chung với HIV. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hình thức và cách thức tập luyện…

    3. Lưu ý khi tập luyện ở người nhiễm HIV

    – Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem có bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động của bạn hay không và lựa chọn bài tập, hình thức, cường độ tập phù hợp.

    – Khi bạn cảm thấy không khỏe, không nên tập thể dục. Cần phân biệt giữa tình trạng khó chịu nói chung (thường là cảm thấy không khỏe về thể chất hoặc tinh thần) và tình trạng mệt mỏi hoặc bệnh tật nghiêm trọng. Hãy lắng nghe cơ thể và nếu trong quá trình tập thể dục thấy mệt mỏi cũng nên ngừng tập.

    Hãy đặt mục tiêu tập thể dục 20-30 phút, ít nhất 3 lần một tuần khi bạn mới bắt đầu. Sau đó dần dần tăng lên 45 phút, ít nhất 3-4 lần một tuần, trong vài tháng. Đặt cho mình một số mục tiêu nhỏ để đạt được trong một khoảng thời gian có thể mang lại động lực và duy trì tập luyện tốt hơn.

    Khuyến cáo người lớn cần ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần cho hoạt động aerobic cường độ vừa phải, như đạp xe, đi bộ nhanh… Người lớn cũng cần hoạt động tăng cường cơ bắp, như nâng tạ hoặc chống đẩy, ít nhất 2 ngày mỗi tuần.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...
    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi- Ảnh 1.

    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi tóc nặng khoảng 500gr trong bụng bé trai...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương tính với vi khuẩn Whitmore; Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại; Bé trai 9 tuổi bị que nứa đâm rách vòm miệng; Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi nhỏ li ti...