spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ bảy, 19 Tháng mười, 2024
More

    Tập thể dục có lợi ích gì với người nhiễm giun kim?

    spot_img

    Bệnh giun kim có thể gây ra các triệu chứng sau: Ngứa ngáy vùng hậu môn, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, đau bụng), mất ngủ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa và tinh thần người bệnh.

    Trẻ nhiễm giun kim trong thời gian dài có thể biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

    1. Vai trò của tập luyện và xoa bóp với người nhiễm giun kim

    Trong Y học cổ truyền (YHCT), bệnh giun kim liên quan đến sự bất ổn của hệ tiêu hóa, đặc biệt là ảnh hưởng đến tỳ và vị.

    Tập luyện và xoa bóp có thể hỗ trợ điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập luyện không trực tiếp tiêu diệt giun kim mà giúp nâng cao khả năng đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

    Tập luyện nhẹ nhàng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp người bệnh giun kim có tình trạng suy nhược cơ thể.

    Xoa bóp tập trung vào vùng bụng và các huyệt vị liên quan đến tiêu hóa có thể giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa.

    benh-giun-kim-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-giun-kim

    Nhiễm giun kim có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

    2. Những bài tập tốt cho người bệnh giun kim

    Người bệnh giun kim nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, giúp điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm cảm giác khó chịu. Các bài tập yoga, bài tập thở và các động tác xoa bóp nhẹ vùng bụng là rất hữu ích.

    2.1. Bài tập thở bụng

    Tư thế: Nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng.

    Thực hiện: Hít vào sâu qua mũi, đẩy bụng ra, giữ hơi trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ, rút bụng lại. Lặp lại 10-15 lần.

    Tác dụng: Bài tập này giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu do giun kim.

    2.2. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ

    Tư thế: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.

    Thực hiện: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5-10 phút, từ rốn ra ngoài.

    Tác dụng: Kích thích chức năng của tỳ và vị, giúp giảm đầy hơi và kích thích tiêu hóa.

    xoa-bung-2-560

    Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ cải thiện tiêu hóa cho người nhiễm giun kim.

    2.3. Bài tập kéo giãn cơ thể

    Tư thế: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.

    Thực hiện: Đưa tay qua đầu, hai chân duỗi thẳng. Hít vào một hơi thật sâu, kéo căng cơ thể về hai hướng, giữ trong 5 giây, thả lỏng, lặp lại 10 lần.

    Tác dụng: Giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

    2.4. Bài tập yoga tư thế em bé

    Tư thế: Quỳ gối, ngồi trên gót chân, hai tay duỗi thẳng về phía trước, trán chạm sàn.

    Thực hiện: Giữ tư thế này trong 1-2 phút, thở đều.

    Tác dụng: Giúp thư giãn vùng bụng, cải thiện tuần hoàn máu tới các cơ quan tiêu hóa.

    2.5. Xoa bóp huyệt trung quản

    Vị trí: Huyệt nằm ở giữa đường nối từ rốn lên xương ức.

    Thực hiện: Xoa bóp huyệt Trung Quản trong 3-5 phút, dùng lực nhẹ nhàng.

    Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu, tăng cường chức năng của tỳ và vị.

    small_20211203_110224_080028_huyet_trung_quan_2_max_1800x1800_jpg_b39d7277b3

    Xoa bóp huyệt trung quản tăng cường chức năng tỳ, vị cho người nhiễm giun kim.

    3. Những lưu ý khi tập luyện với người nhiễm giun kim

    Thời điểm tập tốt trong ngày

    Buổi sáng: Tập luyện vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường tuần hoàn khí huyết, giúp giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu do nhiễm giun kim.

    Buổi chiều: Tập luyện vào buổi chiều, sau bữa ăn 1-2 giờ, giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng đường ruột. Tránh tập luyện quá muộn vào buổi tối để không gây rối loạn giấc ngủ.

    Khi bệnh đang ở giai đoạn cấp

    Trong giai đoạn cấp của bệnh giun kim, khi người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu dữ dội, người bệnh nên tới trực tiếp cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

    Khi triệu chứng cấp giảm, các bài tập thể dục và xoa bóp có thể được thực hiện thường xuyên hơn để hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

    Khi nào nên thực hiện xoa bóp và tập luyện?

    Xoa bóp và tập luyện có thể thực hiện hàng ngày, đặc biệt là vào các thời điểm buổi sáng và sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa.

    Nên tránh các bài tập quá mạnh hoặc căng thẳng đối với vùng bụng khi đang bị triệu chứng đầy bụng hoặc đau bụng nghiêm trọng.

    Trường hợp nên tạm dừng tập luyện

    Người bệnh cần tạm dừng tập luyện nếu gặp các triệu chứng sau:

    • Đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa.
    • Ngứa ngáy, khó chịu ở mức độ nghiêm trọng.
    • Có các dấu hiệu suy nhược cơ thể hoặc triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng như tiêu chảy, mất nước.

    Cách tập luyện an toàn

    • Tập luyện nhẹ nhàng, không gắng sức, tập trung vào các bài tập thở và xoa bóp.
    • Duy trì đều đặn các bài tập hít thở và xoa bóp để hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng.
    • Tránh tập luyện quá sức hoặc tập khi đói.

    Tập luyện và xoa bóp có vai trò trong việc hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng của bệnh giun kim, giúp cơ thể cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

    Tuy nhiên, để điều trị và tránh tái nhiễm giun kim người bệnh cần tới các cơ sở y tế để khám, điều trị dứt điểm và tẩy giun định kỳ hàng năm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?

    Tập thể dục có lợi ích gì với người nhiễm giun kim?

    Bệnh giun kim có thể gây ra các triệu chứng sau: Ngứa ngáy vùng hậu môn, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, đau bụng), mất ngủ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa và tinh thần người bệnh.

    Trẻ nhiễm giun kim trong thời gian dài có thể biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

    1. Vai trò của tập luyện và xoa bóp với người nhiễm giun kim

    Trong Y học cổ truyền (YHCT), bệnh giun kim liên quan đến sự bất ổn của hệ tiêu hóa, đặc biệt là ảnh hưởng đến tỳ và vị.

    Tập luyện và xoa bóp có thể hỗ trợ điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập luyện không trực tiếp tiêu diệt giun kim mà giúp nâng cao khả năng đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

    Tập luyện nhẹ nhàng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp người bệnh giun kim có tình trạng suy nhược cơ thể.

    Xoa bóp tập trung vào vùng bụng và các huyệt vị liên quan đến tiêu hóa có thể giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa.

    benh-giun-kim-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-giun-kim

    Nhiễm giun kim có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

    2. Những bài tập tốt cho người bệnh giun kim

    Người bệnh giun kim nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, giúp điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm cảm giác khó chịu. Các bài tập yoga, bài tập thở và các động tác xoa bóp nhẹ vùng bụng là rất hữu ích.

    2.1. Bài tập thở bụng

    Tư thế: Nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng.

    Thực hiện: Hít vào sâu qua mũi, đẩy bụng ra, giữ hơi trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ, rút bụng lại. Lặp lại 10-15 lần.

    Tác dụng: Bài tập này giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu do giun kim.

    2.2. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ

    Tư thế: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.

    Thực hiện: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5-10 phút, từ rốn ra ngoài.

    Tác dụng: Kích thích chức năng của tỳ và vị, giúp giảm đầy hơi và kích thích tiêu hóa.

    xoa-bung-2-560

    Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ cải thiện tiêu hóa cho người nhiễm giun kim.

    2.3. Bài tập kéo giãn cơ thể

    Tư thế: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.

    Thực hiện: Đưa tay qua đầu, hai chân duỗi thẳng. Hít vào một hơi thật sâu, kéo căng cơ thể về hai hướng, giữ trong 5 giây, thả lỏng, lặp lại 10 lần.

    Tác dụng: Giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

    2.4. Bài tập yoga tư thế em bé

    Tư thế: Quỳ gối, ngồi trên gót chân, hai tay duỗi thẳng về phía trước, trán chạm sàn.

    Thực hiện: Giữ tư thế này trong 1-2 phút, thở đều.

    Tác dụng: Giúp thư giãn vùng bụng, cải thiện tuần hoàn máu tới các cơ quan tiêu hóa.

    2.5. Xoa bóp huyệt trung quản

    Vị trí: Huyệt nằm ở giữa đường nối từ rốn lên xương ức.

    Thực hiện: Xoa bóp huyệt Trung Quản trong 3-5 phút, dùng lực nhẹ nhàng.

    Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu, tăng cường chức năng của tỳ và vị.

    small_20211203_110224_080028_huyet_trung_quan_2_max_1800x1800_jpg_b39d7277b3

    Xoa bóp huyệt trung quản tăng cường chức năng tỳ, vị cho người nhiễm giun kim.

    3. Những lưu ý khi tập luyện với người nhiễm giun kim

    Thời điểm tập tốt trong ngày

    Buổi sáng: Tập luyện vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường tuần hoàn khí huyết, giúp giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu do nhiễm giun kim.

    Buổi chiều: Tập luyện vào buổi chiều, sau bữa ăn 1-2 giờ, giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng đường ruột. Tránh tập luyện quá muộn vào buổi tối để không gây rối loạn giấc ngủ.

    Khi bệnh đang ở giai đoạn cấp

    Trong giai đoạn cấp của bệnh giun kim, khi người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu dữ dội, người bệnh nên tới trực tiếp cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

    Khi triệu chứng cấp giảm, các bài tập thể dục và xoa bóp có thể được thực hiện thường xuyên hơn để hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

    Khi nào nên thực hiện xoa bóp và tập luyện?

    Xoa bóp và tập luyện có thể thực hiện hàng ngày, đặc biệt là vào các thời điểm buổi sáng và sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa.

    Nên tránh các bài tập quá mạnh hoặc căng thẳng đối với vùng bụng khi đang bị triệu chứng đầy bụng hoặc đau bụng nghiêm trọng.

    Trường hợp nên tạm dừng tập luyện

    Người bệnh cần tạm dừng tập luyện nếu gặp các triệu chứng sau:

    • Đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa.
    • Ngứa ngáy, khó chịu ở mức độ nghiêm trọng.
    • Có các dấu hiệu suy nhược cơ thể hoặc triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng như tiêu chảy, mất nước.

    Cách tập luyện an toàn

    • Tập luyện nhẹ nhàng, không gắng sức, tập trung vào các bài tập thở và xoa bóp.
    • Duy trì đều đặn các bài tập hít thở và xoa bóp để hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng.
    • Tránh tập luyện quá sức hoặc tập khi đói.

    Tập luyện và xoa bóp có vai trò trong việc hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng của bệnh giun kim, giúp cơ thể cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

    Tuy nhiên, để điều trị và tránh tái nhiễm giun kim người bệnh cần tới các cơ sở y tế để khám, điều trị dứt điểm và tẩy giun định kỳ hàng năm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?