spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Thanh niên phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn phở ngoài quán

    spot_img

    Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân là N.T.K, 17 tuổi, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi đi ngoài phân lỏng 9 lần/ ngày trong hai ngày, sốt, mệt mỏi… Triệu chứng trên xuất hiện sau 6 giờ khi bệnh nhân đi ăn phở ở bên ngoài về.

    Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiêu hoá. Sau 3 ngày điều trị bằng truyền dịch, kháng sinh, giảm tiết, bảo vệ niêm mạc tiêu hoá, người bệnh đã ổn định và được ra viện.

    Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn, khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, vào mùa hè, bệnh viện thường tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh lý tiêu hóa như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Do thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm mùa nóng chưa tốt khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu. Khi người bệnh tiêu thụ các loại thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tấn công hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, nặng hơn là ngộ độc.

    Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn lưu ý người bệnh thay đổi thói quen ăn uống để tránh mắc các bệnh tiêu hóa trong mùa hè

    Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn lưu ý, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống để tránh mắc các bệnh tiêu hóa trong mùa hè.

    Triệu chứng phổ biến của người bệnh mắc các bệnh lý về tiêu hóa gồm: Đau bụng, đi tiêu lỏng, sốt, nôn, mệt mỏi,… Một số người bệnh cùng lúc mắc thêm viêm họng, ho…

    Sau khoảng 2 ngày nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh có thể có các biểu hiện nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy nhiều lần, kéo dài trong 3-10 ngày. Nếu không được khám, điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất nước, mất điện giải, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu ngộ độc hoặc nhiễm trùng nặng.

    Để phòng tránh nhiễm khuẩn nhiễm độc thực phẩm trong mùa hè, BS. Trần Văn Sơn khuyến cáo người dân cần lưu ý:

    • Vệ sinh ăn uống: Thực phẩm nấu chín, đun sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước và sau khi sử dụng.
    • Ăn ngay khi nấu.
    • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc cầm nắm vào vật ô nhiễm.
    • Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.
    • Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh.
    • Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, hạn bảo quản.
    • Đồ hộp bị thủng, phồng hoặc biến màu cần loại bỏ ngay.
    • Thức ăn bảo quản lâu trong tủ mát vẫn có thể bị hỏng và ngộ độc, do đó không nên sử dụng đồ ăn thừa sau 4-5 ngày bảo quản ở ngăn mát.

    Khi thấy các dấu hiệu đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy… cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Thanh niên phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn phở ngoài quán

    Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân là N.T.K, 17 tuổi, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi đi ngoài phân lỏng 9 lần/ ngày trong hai ngày, sốt, mệt mỏi… Triệu chứng trên xuất hiện sau 6 giờ khi bệnh nhân đi ăn phở ở bên ngoài về.

    Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiêu hoá. Sau 3 ngày điều trị bằng truyền dịch, kháng sinh, giảm tiết, bảo vệ niêm mạc tiêu hoá, người bệnh đã ổn định và được ra viện.

    Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn, khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, vào mùa hè, bệnh viện thường tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh lý tiêu hóa như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Do thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm mùa nóng chưa tốt khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu. Khi người bệnh tiêu thụ các loại thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tấn công hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, nặng hơn là ngộ độc.

    Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn lưu ý người bệnh thay đổi thói quen ăn uống để tránh mắc các bệnh tiêu hóa trong mùa hè

    Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn lưu ý, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống để tránh mắc các bệnh tiêu hóa trong mùa hè.

    Triệu chứng phổ biến của người bệnh mắc các bệnh lý về tiêu hóa gồm: Đau bụng, đi tiêu lỏng, sốt, nôn, mệt mỏi,… Một số người bệnh cùng lúc mắc thêm viêm họng, ho…

    Sau khoảng 2 ngày nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh có thể có các biểu hiện nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy nhiều lần, kéo dài trong 3-10 ngày. Nếu không được khám, điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất nước, mất điện giải, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu ngộ độc hoặc nhiễm trùng nặng.

    Để phòng tránh nhiễm khuẩn nhiễm độc thực phẩm trong mùa hè, BS. Trần Văn Sơn khuyến cáo người dân cần lưu ý:

    • Vệ sinh ăn uống: Thực phẩm nấu chín, đun sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước và sau khi sử dụng.
    • Ăn ngay khi nấu.
    • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc cầm nắm vào vật ô nhiễm.
    • Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.
    • Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh.
    • Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, hạn bảo quản.
    • Đồ hộp bị thủng, phồng hoặc biến màu cần loại bỏ ngay.
    • Thức ăn bảo quản lâu trong tủ mát vẫn có thể bị hỏng và ngộ độc, do đó không nên sử dụng đồ ăn thừa sau 4-5 ngày bảo quản ở ngăn mát.

    Khi thấy các dấu hiệu đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy… cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!