spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc điều trị bệnh lậu

    spot_img

    Nguyên tắc chung điều trị bệnh lậu

    • Bệnh lậu cần điều trị sớm, ngay từ khi bắt đầu thấy có triệu chứng.
    • Điều trị đúng phác đồ.
    • Điều trị cho cả bạn tình.
    • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị cho đến khi khỏi dứt điểm.
    • Không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và các chất kích thích.
    • Tránh những hoạt động gây sang chấn bộ phận sinh dục như đi xe đạp, chạy nhảy…
    • Không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị bệnh lậu.
    • Cần kết hợp điều trị đồng thời cả Chlamydia.
    • Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau bệnh lậu như nhiễm C.trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn…
    • Sau khi điều trị khỏi bệnh, cần khám lâm sàng và xét nghiệm lại định kỳ theo chỉ định.
    Thuốc điều trị bệnh lậu- Ảnh 1.

    Hình ảnh vi khuẩn lậu cầu gây bệnh lậu.

    Các thuốc điều trị bệnh lậu

    Khi thấy có dấu hiệu lâm sàng của bệnh lậu, bệnh nhân cần phải đi khám ngay để được điều trị sớm, tránh biến chứng.

    Trường hợp chưa có biến chứng: Bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh như: Cefixim, ceftriaxon hoặc spectinomycin tiêm bắp.

    – Cefixim là kháng sinh chỉ định trong điều trị bệnh lậu, viêm loét bộ phận sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm bể thận.

    Khi uống thuốc lưu ý tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy hơi, ăn không ngon, viêm đại tràng giả mạc. Tác dụng phụ ở hệ thần kinh có thể gặp như đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi. Trường hợp quá mẫn ít gặp như ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.

    Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết để được hướng dẫn xử trí.

    Các trường hợp bệnh nhân bị suy thận, bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng không nên dùng thuốc.

    Đối với phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng cefixime khi thật cần thiết. Phụ nữ đang cho con bú, cần ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

    Cefixim có tương tác với một số thuốc như probenecid – là thuốc chỉ định điều trị tăng acid uric máu do bệnh gout. Nếu uống thuốc cùng sẽ làm làm tăng nồng độ đỉnh của cefixim, giảm độ thanh thải của thận và thể tích phân bố của thuốc, từ đó làm tăng độc tính của thuốc.

    Uống cùng các thuốc chống đông máu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

    Cefixim tương tác với carbamazepin (thuốc chống co giật) sẽ làm tăng nồng độ carbamazepin trong huyết tương.

    Nifedipin (thuốc điều trị tăng huyết áp) làm tăng sinh khả dụng của cefixim.

    – Ceftriaxon là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiều nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh lậu, giang mai…

    Thuốc chỉ nên dùng theo chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn nặng.

    – Spectinomycin là kháng sinh thuộc nhóm aminocyclitol. Trước khi dùng thuốc cần chẩn đoán bệnh giang mai. Bởi thuốc có tác dụng với lậu cầu, nhưng không có tác dụng đối với bệnh giang mai đang trong giai đoạn ủ bệnh hoặc đã phát bệnh. Tuy nhiên thuốc lại có thể làm che lấp hoặc kìm hãm sự bùng phát triệu chứng của bệnh giang mai. Từ đó bệnh giang mai có thể không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Ngoài ra, bệnh nhân còn phải được chỉ định điều trị đồng thời bệnh Chlamydia với các kháng sinh: Azithromycin, doxycyclin, tetracyclin, erythromycin hoặc clarithromycin.

    Lưu ý: Doxycyclin và tetracyclin chống chỉ định đối với trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.

    Trường hợp có biến chứng: Nếu xuất hiện biến chứng nghiêm trọng như lậu toàn thân hoặc nặng hơn như viêm màng não, bệnh nhân cần được nhập viện để điều trị với kháng sinh ceftriaxone tiêm bắp.

    Trong các trường hợp nặng hơn như biến chứng viêm màng não, viêm nội tâm mạc do lậu, vẫn có thể sử dụng thuốc trên, nhưng thời gian điều trị phải kéo dài.

    Trường hợp không dùng được ceftriaxone có thể được chỉ định gentamicin thay thế tiêm bắp liều duy nhất. Kèm theo azithromycin uống liều duy nhất.

    Lưu ý dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

    Nếu chưa loại trừ nhiễm chlamydia, cần điều trị bằng doxycycline.

    Trẻ sơ sinh: Bị viêm kết mạc mắt do lậu cầu, có thể lựa chọn một trong các phác đồ sau: Ceftriaxon, kanamycin, spectinomycin.

    Ngoài việc điều trị cho trẻ thì cần điều trị cho cả bố mẹ. Nếu chỉ một người mắc lậu thì cũng cần điều trị cho bạn tình giống như điều trị cho người bệnh.

    Thuốc điều trị bệnh lậu- Ảnh 3.

    Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bệnh lậu, cần đi khám ngay để được tư vấn điều trị sớm.

    Lưu ý khi điều trị bệnh lậu

    Để đạt kết quả tối ưu trong quá trình điều trị bệnh lậu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

    Bệnh nhân lậu có nguy cơ cao tái nhiễm sau khi điều trị khỏi, do đó cần sử dụng thuốc theo đúng phác đồ.

    Không ngừng thuốc sớm hơn chỉ định và cũng không dùng thuốc kéo dài hơn nếu chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Cần hoàn thành hết liệu trình ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã biến mất nhằm loại bỏ triệt để nguy cơ nhiễm trùng.

    Người bệnh lậu luôn ghi nhớ uống thuốc đúng giờ, đừng quên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    Không chia sẻ đơn thuốc của mình với người khác.

    Nếu không điều trị đúng cách, bệnh lậu có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục khác.

    Tái khám định kỳ đúng theo lịch đã hẹn. Đặc biệt là trong 1 – 2 tuần sau điều trị bệnh lậu, bệnh nhân nên tái khám và làm xét nghiệm lại để xác định đã điều trị khỏi bệnh hay cần tiếp tục điều trị.

    Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu không bảo vệ đúng cách. Nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi nhận được sự cho phép của bác sĩ.

    Nếu sau khi điều trị xong vẫn phát hiện các triệu chứng của bệnh lậu, cần tới bệnh viện khám lại ngay.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.

    Thuốc điều trị bệnh lậu

    Nguyên tắc chung điều trị bệnh lậu

    • Bệnh lậu cần điều trị sớm, ngay từ khi bắt đầu thấy có triệu chứng.
    • Điều trị đúng phác đồ.
    • Điều trị cho cả bạn tình.
    • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị cho đến khi khỏi dứt điểm.
    • Không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và các chất kích thích.
    • Tránh những hoạt động gây sang chấn bộ phận sinh dục như đi xe đạp, chạy nhảy…
    • Không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị bệnh lậu.
    • Cần kết hợp điều trị đồng thời cả Chlamydia.
    • Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau bệnh lậu như nhiễm C.trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn…
    • Sau khi điều trị khỏi bệnh, cần khám lâm sàng và xét nghiệm lại định kỳ theo chỉ định.
    Thuốc điều trị bệnh lậu- Ảnh 1.

    Hình ảnh vi khuẩn lậu cầu gây bệnh lậu.

    Các thuốc điều trị bệnh lậu

    Khi thấy có dấu hiệu lâm sàng của bệnh lậu, bệnh nhân cần phải đi khám ngay để được điều trị sớm, tránh biến chứng.

    Trường hợp chưa có biến chứng: Bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh như: Cefixim, ceftriaxon hoặc spectinomycin tiêm bắp.

    – Cefixim là kháng sinh chỉ định trong điều trị bệnh lậu, viêm loét bộ phận sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm bể thận.

    Khi uống thuốc lưu ý tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy hơi, ăn không ngon, viêm đại tràng giả mạc. Tác dụng phụ ở hệ thần kinh có thể gặp như đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi. Trường hợp quá mẫn ít gặp như ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.

    Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết để được hướng dẫn xử trí.

    Các trường hợp bệnh nhân bị suy thận, bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng không nên dùng thuốc.

    Đối với phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng cefixime khi thật cần thiết. Phụ nữ đang cho con bú, cần ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

    Cefixim có tương tác với một số thuốc như probenecid – là thuốc chỉ định điều trị tăng acid uric máu do bệnh gout. Nếu uống thuốc cùng sẽ làm làm tăng nồng độ đỉnh của cefixim, giảm độ thanh thải của thận và thể tích phân bố của thuốc, từ đó làm tăng độc tính của thuốc.

    Uống cùng các thuốc chống đông máu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

    Cefixim tương tác với carbamazepin (thuốc chống co giật) sẽ làm tăng nồng độ carbamazepin trong huyết tương.

    Nifedipin (thuốc điều trị tăng huyết áp) làm tăng sinh khả dụng của cefixim.

    – Ceftriaxon là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiều nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh lậu, giang mai…

    Thuốc chỉ nên dùng theo chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn nặng.

    – Spectinomycin là kháng sinh thuộc nhóm aminocyclitol. Trước khi dùng thuốc cần chẩn đoán bệnh giang mai. Bởi thuốc có tác dụng với lậu cầu, nhưng không có tác dụng đối với bệnh giang mai đang trong giai đoạn ủ bệnh hoặc đã phát bệnh. Tuy nhiên thuốc lại có thể làm che lấp hoặc kìm hãm sự bùng phát triệu chứng của bệnh giang mai. Từ đó bệnh giang mai có thể không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Ngoài ra, bệnh nhân còn phải được chỉ định điều trị đồng thời bệnh Chlamydia với các kháng sinh: Azithromycin, doxycyclin, tetracyclin, erythromycin hoặc clarithromycin.

    Lưu ý: Doxycyclin và tetracyclin chống chỉ định đối với trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.

    Trường hợp có biến chứng: Nếu xuất hiện biến chứng nghiêm trọng như lậu toàn thân hoặc nặng hơn như viêm màng não, bệnh nhân cần được nhập viện để điều trị với kháng sinh ceftriaxone tiêm bắp.

    Trong các trường hợp nặng hơn như biến chứng viêm màng não, viêm nội tâm mạc do lậu, vẫn có thể sử dụng thuốc trên, nhưng thời gian điều trị phải kéo dài.

    Trường hợp không dùng được ceftriaxone có thể được chỉ định gentamicin thay thế tiêm bắp liều duy nhất. Kèm theo azithromycin uống liều duy nhất.

    Lưu ý dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

    Nếu chưa loại trừ nhiễm chlamydia, cần điều trị bằng doxycycline.

    Trẻ sơ sinh: Bị viêm kết mạc mắt do lậu cầu, có thể lựa chọn một trong các phác đồ sau: Ceftriaxon, kanamycin, spectinomycin.

    Ngoài việc điều trị cho trẻ thì cần điều trị cho cả bố mẹ. Nếu chỉ một người mắc lậu thì cũng cần điều trị cho bạn tình giống như điều trị cho người bệnh.

    Thuốc điều trị bệnh lậu- Ảnh 3.

    Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bệnh lậu, cần đi khám ngay để được tư vấn điều trị sớm.

    Lưu ý khi điều trị bệnh lậu

    Để đạt kết quả tối ưu trong quá trình điều trị bệnh lậu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

    Bệnh nhân lậu có nguy cơ cao tái nhiễm sau khi điều trị khỏi, do đó cần sử dụng thuốc theo đúng phác đồ.

    Không ngừng thuốc sớm hơn chỉ định và cũng không dùng thuốc kéo dài hơn nếu chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Cần hoàn thành hết liệu trình ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã biến mất nhằm loại bỏ triệt để nguy cơ nhiễm trùng.

    Người bệnh lậu luôn ghi nhớ uống thuốc đúng giờ, đừng quên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    Không chia sẻ đơn thuốc của mình với người khác.

    Nếu không điều trị đúng cách, bệnh lậu có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục khác.

    Tái khám định kỳ đúng theo lịch đã hẹn. Đặc biệt là trong 1 – 2 tuần sau điều trị bệnh lậu, bệnh nhân nên tái khám và làm xét nghiệm lại để xác định đã điều trị khỏi bệnh hay cần tiếp tục điều trị.

    Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu không bảo vệ đúng cách. Nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi nhận được sự cho phép của bác sĩ.

    Nếu sau khi điều trị xong vẫn phát hiện các triệu chứng của bệnh lậu, cần tới bệnh viện khám lại ngay.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.