spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc điều trị hạ canxi máu

    spot_img

    Việc điều trị hạ canxi máu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là suy tuyến cận giáp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hạ canxi máu có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng thần kinh như lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác…

    1. Các thuốc điều trị hạ canxi máu

    Các thuốc được chỉ định trong điều trị hạ canxi máu nhằm mục đích điều chỉnh nồng độ canxi trong máu trở về mức bình thường, từ đó ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.

    Những loại thuốc này bao gồm canxi dạng tiêm để điều trị hạ canxi nặng và/hoặc cấp tính (cần bắt buộc điều trị tại cơ sở y tế) và canxi dạng viên, vitamin D, dạng chuyển hóa của vitamin D để điều trị cho hạ canxi máu nhẹ, dai dẳng mạn tính.

    1.1. Canxi gluconat đường tiêm

    Canxi gluconate giúp làm tăng lượng canxi trong cơ thể, được chỉ định trong các trường hợp hạ canxi máu nặng có co thắt thanh quản, khí quản, co giật, biến đổi điện tim khoảng QT dài hoặc không có triệu chứng nhưng lượng canxi đã giảm cấp tính < 1,9 mmol/l. Những trường hợp sau đây cần thận trọng khi sử dụng canxi gluconat, không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ:

    • Nồng độ canxi trong máu cao.
    • Tiền sử rối loạn nhịp tim.
    • Tiền sử sỏi thận, bệnh thận.
    • Bệnh tuyến cận giáp.
    • Phụ nữ mang thai hoặc người có dự định mang thai.
    • Người đang cho con bú.
    Thuốc điều trị hạ canxi máu- Ảnh 1.

    Các loại thuốc điều trị hạ canxi máu đều cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

    Khi sử dụng, canxi gluconate có thể gây một số tác dụng phụ như: Phản ứng dị ứng, ngứa, phát ban da, nổi mề đay, sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng; Nhịp tim nhanh hoặc không đều; Khát nước, buồn nôn, suy nhược hoặc mệt mỏi, đau cơ, xương; Huyết áp thấp chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng, mờ mắt; Đỏ, đau hoặc kích ứng tại chỗ tiêm.

    1.2. Canxi cacbonat

    Canxi cacbonat ở dạng thuốc viên nang, được chỉ định ở người bệnh hạ canxi máu mắc kèm với các bệnh dạ dày do tăng tiết acid bất thường. Ưu điểm của canxi cacbonat là có giá thành rẻ, tuy nhiên hấp thu kém ở người già hoặc ở bệnh nhân đang dùng thuốc giảm tiết dịch dạ dày.

    Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin ghi trên bao bì. Thông thường, thuốc được dùng sau bữa ăn và trước khi ngủ. Không bỏ dở điều trị hoặc tự ý tăng liều lượng. Tham khảo tư vấn của bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ em.

    Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm:

    • Phản ứng dị ứng, ngứa, phát ban da, nổi mề đay, sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng.
    • Khát nước, buồn nôn, suy nhược hoặc mệt mỏi, đau cơ.
    • Ợ hơi, táo bón.

    1.3. Canxi lactate

    Canxi lactate là khoáng chất được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa hạ canxi máu. Ngoài ra, nó cũng được dùng trong điều trị các tình trạng như loãng xương, rối loạn tuyến cận giáp hoặc một số vấn đề về cơ.

    1.4. Vitamin D

    Canxi lactate có thể gây ra tác dụng phụ như: Buồn nôn, táo bón; Mệt mỏi, chán ăn, khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân; Đau bụng, đầy hơi.

    Vitamin D là loại vitamin thiết yếu giúp tăng cường hấp thụ canxi ở ruột non. Nếu thiếu hụt vitamin D, canxi sau khi vào ruột không thể được hấp thụ vào máu, dẫn đến canxi trong máu suy giảm.

    Bổ sung vitamin D trong các trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt vitamin D hay do suy tuyến cận giáp. Trước khi dùng vitamin D, trao đổi với bác sĩ khi có tiền sử mắc các bệnh sau:

    • Táo bón.
    • Bệnh tim.
    • Nồng độ vitamin D hoặc canxi trong máu cao.
    • Nồng độ photphat trong máu cao.
    • Bệnh thận.
    • Sỏi thận.
    • Bệnh gan.
    • Bệnh tuyến cận giáp.
    • Bệnh sarcoidosis (u hạt).
    • Loét hoặc tắc nghẽn dạ dày.
    • Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai.

    Thuốc được dùng dưới dạng đường uống theo chỉ dẫn trên bao bì. Có thể dùng chung với thức ăn hoặc sau ăn 1 giờ. Các tác dụng phụ có thể gặp như táo bón, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, đau bụng… Không dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào có vitamin D, phốt pho, magiê hoặc canxi, kể cả thuốc kháng axit trong khi dùng thuốc này, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

    1.5. Calcifediol

    Calcifediol là dạng tổng hợp của vitamin D3, giúp hấp thụ canxi từ dạ dày. Calcifediol được dùng để điều trị bệnh cường cận giáp thứ phát ở người bị suy thận mạn tính giai đoạn 3 hoặc 4; người có nồng độ vitamin D thấp. Calcifediol không dành cho người đang chạy thận nhân tạo.

    Calcifediol có thể gây ra tác dụng phụ như: Khó thở, tăng cân nhanh; Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, táo bón, khát nước hoặc đi tiểu nhiều, sụt cân; Thiếu máu: Da nhợt nhạt, mệt mỏi, choáng váng hoặc khó thở; Nghẹt hoặc sổ mũi, đau họng, hắt hơi.

    1.6. Calcitriol

    Calcitriol là dạng chuyển hóa của vitamin D, được chỉ định để điều trị lượng canxi thấp ở người bệnh thận, không chuyển hóa được vitamin D ở thận thành calcitriol do đó cần bổ sung calcitriol. Bệnh nhân suy tuyến cận giáp cũng điều trị calcitriol để làm tăng lượng canxi trong cơ thể và điều chỉnh nồng độ hormone tuyến cận giáp. Trao đổi với bác sĩ khi có tiền sử mắc các bệnh sau:

    • Bệnh thận.
    • Bệnh tuyến cận giáp.
    • Đang được điều trị lọc máu.
    • Phản ứng dị ứng với calcitriol, vitamin D, các loại thuốc, thực phẩm hoặc chất bảo quản khác.
    • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai.
    • Người đang cho con bú.

    Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin ghi trên bao bì. Các tác dụng phụ gồm khô miệng, đau đầu, ăn không ngon, đau bụng…

    1.7. Thuốc tổng hợp hormone tuyến cận giáp (calcitonin)

    Tiêm hormone tuyến cận giáp được sử dụng cùng với canxi và vitamin D nhằm kiểm soát tình trạng hạ canxi máu ở người suy tuyến cận giáp. Trao đổi với bác sĩ khi mắc các bệnh về xương, chẳng hạn như u xương ác tính, xương Paget, thận.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc

    Các loại thuốc điều trị hạ canxi máu đều cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, việc bổ sung vitamin D hoặc các chất tương tự vitamin D có thể dẫn đến quá liều, ngộ độc vitamin D, kèm theo triệu chứng tăng canxi máu. Do đó, không được tự ý sử dụng bất kỳ các sản phẩm bổ sung ngoài đơn của bác sĩ.

    Không uống canxi cùng viên uống bổ sung sắt bởi nó sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ canxi. Không uống canxi cùng trà xanh vì tanin trong trà xanh cũng gây giảm hấp thu canxi.

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh hạ canxi máu:

    • Tăng cường chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi như: Sữa, sữa chua, ngũ cốc, phô mai, cá hồi, tôm…
    • Hạn chế sử dụng caffeine hay cồn do làm chậm khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
    • Không hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể.
    • Tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể phòng tránh thiếu hụt vitamin D…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Thuốc điều trị hạ canxi máu

    Việc điều trị hạ canxi máu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là suy tuyến cận giáp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hạ canxi máu có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng thần kinh như lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác…

    1. Các thuốc điều trị hạ canxi máu

    Các thuốc được chỉ định trong điều trị hạ canxi máu nhằm mục đích điều chỉnh nồng độ canxi trong máu trở về mức bình thường, từ đó ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.

    Những loại thuốc này bao gồm canxi dạng tiêm để điều trị hạ canxi nặng và/hoặc cấp tính (cần bắt buộc điều trị tại cơ sở y tế) và canxi dạng viên, vitamin D, dạng chuyển hóa của vitamin D để điều trị cho hạ canxi máu nhẹ, dai dẳng mạn tính.

    1.1. Canxi gluconat đường tiêm

    Canxi gluconate giúp làm tăng lượng canxi trong cơ thể, được chỉ định trong các trường hợp hạ canxi máu nặng có co thắt thanh quản, khí quản, co giật, biến đổi điện tim khoảng QT dài hoặc không có triệu chứng nhưng lượng canxi đã giảm cấp tính < 1,9 mmol/l. Những trường hợp sau đây cần thận trọng khi sử dụng canxi gluconat, không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ:

    • Nồng độ canxi trong máu cao.
    • Tiền sử rối loạn nhịp tim.
    • Tiền sử sỏi thận, bệnh thận.
    • Bệnh tuyến cận giáp.
    • Phụ nữ mang thai hoặc người có dự định mang thai.
    • Người đang cho con bú.
    Thuốc điều trị hạ canxi máu- Ảnh 1.

    Các loại thuốc điều trị hạ canxi máu đều cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

    Khi sử dụng, canxi gluconate có thể gây một số tác dụng phụ như: Phản ứng dị ứng, ngứa, phát ban da, nổi mề đay, sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng; Nhịp tim nhanh hoặc không đều; Khát nước, buồn nôn, suy nhược hoặc mệt mỏi, đau cơ, xương; Huyết áp thấp chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng, mờ mắt; Đỏ, đau hoặc kích ứng tại chỗ tiêm.

    1.2. Canxi cacbonat

    Canxi cacbonat ở dạng thuốc viên nang, được chỉ định ở người bệnh hạ canxi máu mắc kèm với các bệnh dạ dày do tăng tiết acid bất thường. Ưu điểm của canxi cacbonat là có giá thành rẻ, tuy nhiên hấp thu kém ở người già hoặc ở bệnh nhân đang dùng thuốc giảm tiết dịch dạ dày.

    Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin ghi trên bao bì. Thông thường, thuốc được dùng sau bữa ăn và trước khi ngủ. Không bỏ dở điều trị hoặc tự ý tăng liều lượng. Tham khảo tư vấn của bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ em.

    Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm:

    • Phản ứng dị ứng, ngứa, phát ban da, nổi mề đay, sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng.
    • Khát nước, buồn nôn, suy nhược hoặc mệt mỏi, đau cơ.
    • Ợ hơi, táo bón.

    1.3. Canxi lactate

    Canxi lactate là khoáng chất được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa hạ canxi máu. Ngoài ra, nó cũng được dùng trong điều trị các tình trạng như loãng xương, rối loạn tuyến cận giáp hoặc một số vấn đề về cơ.

    1.4. Vitamin D

    Canxi lactate có thể gây ra tác dụng phụ như: Buồn nôn, táo bón; Mệt mỏi, chán ăn, khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân; Đau bụng, đầy hơi.

    Vitamin D là loại vitamin thiết yếu giúp tăng cường hấp thụ canxi ở ruột non. Nếu thiếu hụt vitamin D, canxi sau khi vào ruột không thể được hấp thụ vào máu, dẫn đến canxi trong máu suy giảm.

    Bổ sung vitamin D trong các trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt vitamin D hay do suy tuyến cận giáp. Trước khi dùng vitamin D, trao đổi với bác sĩ khi có tiền sử mắc các bệnh sau:

    • Táo bón.
    • Bệnh tim.
    • Nồng độ vitamin D hoặc canxi trong máu cao.
    • Nồng độ photphat trong máu cao.
    • Bệnh thận.
    • Sỏi thận.
    • Bệnh gan.
    • Bệnh tuyến cận giáp.
    • Bệnh sarcoidosis (u hạt).
    • Loét hoặc tắc nghẽn dạ dày.
    • Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai.

    Thuốc được dùng dưới dạng đường uống theo chỉ dẫn trên bao bì. Có thể dùng chung với thức ăn hoặc sau ăn 1 giờ. Các tác dụng phụ có thể gặp như táo bón, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, đau bụng… Không dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào có vitamin D, phốt pho, magiê hoặc canxi, kể cả thuốc kháng axit trong khi dùng thuốc này, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

    1.5. Calcifediol

    Calcifediol là dạng tổng hợp của vitamin D3, giúp hấp thụ canxi từ dạ dày. Calcifediol được dùng để điều trị bệnh cường cận giáp thứ phát ở người bị suy thận mạn tính giai đoạn 3 hoặc 4; người có nồng độ vitamin D thấp. Calcifediol không dành cho người đang chạy thận nhân tạo.

    Calcifediol có thể gây ra tác dụng phụ như: Khó thở, tăng cân nhanh; Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, táo bón, khát nước hoặc đi tiểu nhiều, sụt cân; Thiếu máu: Da nhợt nhạt, mệt mỏi, choáng váng hoặc khó thở; Nghẹt hoặc sổ mũi, đau họng, hắt hơi.

    1.6. Calcitriol

    Calcitriol là dạng chuyển hóa của vitamin D, được chỉ định để điều trị lượng canxi thấp ở người bệnh thận, không chuyển hóa được vitamin D ở thận thành calcitriol do đó cần bổ sung calcitriol. Bệnh nhân suy tuyến cận giáp cũng điều trị calcitriol để làm tăng lượng canxi trong cơ thể và điều chỉnh nồng độ hormone tuyến cận giáp. Trao đổi với bác sĩ khi có tiền sử mắc các bệnh sau:

    • Bệnh thận.
    • Bệnh tuyến cận giáp.
    • Đang được điều trị lọc máu.
    • Phản ứng dị ứng với calcitriol, vitamin D, các loại thuốc, thực phẩm hoặc chất bảo quản khác.
    • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai.
    • Người đang cho con bú.

    Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin ghi trên bao bì. Các tác dụng phụ gồm khô miệng, đau đầu, ăn không ngon, đau bụng…

    1.7. Thuốc tổng hợp hormone tuyến cận giáp (calcitonin)

    Tiêm hormone tuyến cận giáp được sử dụng cùng với canxi và vitamin D nhằm kiểm soát tình trạng hạ canxi máu ở người suy tuyến cận giáp. Trao đổi với bác sĩ khi mắc các bệnh về xương, chẳng hạn như u xương ác tính, xương Paget, thận.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc

    Các loại thuốc điều trị hạ canxi máu đều cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, việc bổ sung vitamin D hoặc các chất tương tự vitamin D có thể dẫn đến quá liều, ngộ độc vitamin D, kèm theo triệu chứng tăng canxi máu. Do đó, không được tự ý sử dụng bất kỳ các sản phẩm bổ sung ngoài đơn của bác sĩ.

    Không uống canxi cùng viên uống bổ sung sắt bởi nó sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ canxi. Không uống canxi cùng trà xanh vì tanin trong trà xanh cũng gây giảm hấp thu canxi.

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh hạ canxi máu:

    • Tăng cường chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi như: Sữa, sữa chua, ngũ cốc, phô mai, cá hồi, tôm…
    • Hạn chế sử dụng caffeine hay cồn do làm chậm khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
    • Không hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể.
    • Tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể phòng tránh thiếu hụt vitamin D…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!