spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?

    spot_img

    1. Tại sao một số loại thuốc có nguy cơ gây tăng cân?

    Một số loại thuốc gây tăng cân do cơ chế hoạt động. Chúng có thể phá vỡ một hoặc nhiều yếu tố đóng vai trò điều chỉnh cân nặng, như yếu tố thần kinh, nội tiết tố, di truyền hay thậm chí là tâm lý.

    – Tăng mỡ trong cơ thể (ví dụ: Thuốc trị đái tháo đường, điều trị nội tiết tố, corticosteroid, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm).

    – Giữ nước (ví dụ: Corticosteroid, điều trị nội tiết tố, thuốc hạ huyết áp).

    – Tăng cảm giác ngon miệng do giảm cảm giác no (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, điều trị nội tiết tố, corticosteroid).

    – Giảm tiêu hao năng lượng do tác động lên quá trình trao đổi chất (ví dụ: Thuốc hạ huyết áp, thuốc ngủ).

    – Tăng cảm giác khát có thể dẫn đến việc tiêu thụ đồ uống có đường (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm ba vòng).

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 1.

    Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng cân khi sử dụng cần chú ý.

    Nhưng đôi khi chính sự thay đổi trạng thái bệnh mới gây tăng cân chứ không phải do thuốc trực tiếp là nguyên nhân. Ví dụ, trạng thái trầm cảm hoặc lo lắng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và thực tế đơn giản là cải thiện trạng thái này bằng tác dụng của thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân.

    Điều tương tự cũng xảy ra với chứng rối loạn giấc ngủ. Thuốc ngủ giúp cải thiện giấc ngủ, dẫn đến giảm tiêu hao năng lượng (tăng thời gian ngủ và giảm các quá trình tiêu hao năng lượng).

    Vì vậy, khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi trong tình trạng sức khỏe chung như giảm hoạt động thể chất, căng thẳng (trạng thái lo lắng tiêu hao năng lượng) hoặc thậm chí xuất hiện phù hoặc sưng ở một số bộ phận của cơ thể biểu thị khả năng giữ nước.

    Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến những thay đổi trong thói quen ăn uống như tăng cảm giác thèm ăn, khát nước hoặc thèm đường rõ rệt hơn, đây có thể là điểm khởi đầu của việc tăng cân. Trong một số trường hợp như bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý tim mạch khác tăng cân có thể là một yếu tố nguy cơ làm suy giảm tình trạng sức khỏe với những hậu quả đáng kể.

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 2.

    Khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi tình trạng sức khỏe chung.

    2. Những biện pháp phòng ngừa tăng cân

    Phần lớn việc tăng cân có thể đảo ngược được khi ngừng sử dụng thuốc. Do đó, cân bằng rủi ro – lợi ích phải được tính đến khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân. Vì vậy cần thông báo cho bác sĩ về bệnh lý đang mắc, tiền sử bệnh tim mạch và các loại thuốc hiện tại đang dùng, cũng như bất kỳ tình trạng tăng cân nào xảy ra trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ xác định xem có thể đưa ra phương pháp thay thế hay không hoặc ngừng điều trị.

    Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn ngừa tác dụng phụ của những loại thuốc này là theo dõi chế độ ăn uống tốt hơn và đảm bảo áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ muối, đường.

    Trong trường hợp bị phù nề, hãy theo dõi lượng nước tiêu thụ. Tốt nhất là không vượt quá 1,5 lít mỗi ngày. Đối với tình trạng phù nề ở chân, có thể nâng cao hoặc xoa bóp từ dưới lên. Duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân. Khi có sự thay đổi nhỏ nhất về cân nặng, nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để họ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?

    1. Tại sao một số loại thuốc có nguy cơ gây tăng cân?

    Một số loại thuốc gây tăng cân do cơ chế hoạt động. Chúng có thể phá vỡ một hoặc nhiều yếu tố đóng vai trò điều chỉnh cân nặng, như yếu tố thần kinh, nội tiết tố, di truyền hay thậm chí là tâm lý.

    – Tăng mỡ trong cơ thể (ví dụ: Thuốc trị đái tháo đường, điều trị nội tiết tố, corticosteroid, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm).

    – Giữ nước (ví dụ: Corticosteroid, điều trị nội tiết tố, thuốc hạ huyết áp).

    – Tăng cảm giác ngon miệng do giảm cảm giác no (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, điều trị nội tiết tố, corticosteroid).

    – Giảm tiêu hao năng lượng do tác động lên quá trình trao đổi chất (ví dụ: Thuốc hạ huyết áp, thuốc ngủ).

    – Tăng cảm giác khát có thể dẫn đến việc tiêu thụ đồ uống có đường (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm ba vòng).

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 1.

    Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng cân khi sử dụng cần chú ý.

    Nhưng đôi khi chính sự thay đổi trạng thái bệnh mới gây tăng cân chứ không phải do thuốc trực tiếp là nguyên nhân. Ví dụ, trạng thái trầm cảm hoặc lo lắng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và thực tế đơn giản là cải thiện trạng thái này bằng tác dụng của thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân.

    Điều tương tự cũng xảy ra với chứng rối loạn giấc ngủ. Thuốc ngủ giúp cải thiện giấc ngủ, dẫn đến giảm tiêu hao năng lượng (tăng thời gian ngủ và giảm các quá trình tiêu hao năng lượng).

    Vì vậy, khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi trong tình trạng sức khỏe chung như giảm hoạt động thể chất, căng thẳng (trạng thái lo lắng tiêu hao năng lượng) hoặc thậm chí xuất hiện phù hoặc sưng ở một số bộ phận của cơ thể biểu thị khả năng giữ nước.

    Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến những thay đổi trong thói quen ăn uống như tăng cảm giác thèm ăn, khát nước hoặc thèm đường rõ rệt hơn, đây có thể là điểm khởi đầu của việc tăng cân. Trong một số trường hợp như bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý tim mạch khác tăng cân có thể là một yếu tố nguy cơ làm suy giảm tình trạng sức khỏe với những hậu quả đáng kể.

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 2.

    Khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi tình trạng sức khỏe chung.

    2. Những biện pháp phòng ngừa tăng cân

    Phần lớn việc tăng cân có thể đảo ngược được khi ngừng sử dụng thuốc. Do đó, cân bằng rủi ro – lợi ích phải được tính đến khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân. Vì vậy cần thông báo cho bác sĩ về bệnh lý đang mắc, tiền sử bệnh tim mạch và các loại thuốc hiện tại đang dùng, cũng như bất kỳ tình trạng tăng cân nào xảy ra trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ xác định xem có thể đưa ra phương pháp thay thế hay không hoặc ngừng điều trị.

    Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn ngừa tác dụng phụ của những loại thuốc này là theo dõi chế độ ăn uống tốt hơn và đảm bảo áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ muối, đường.

    Trong trường hợp bị phù nề, hãy theo dõi lượng nước tiêu thụ. Tốt nhất là không vượt quá 1,5 lít mỗi ngày. Đối với tình trạng phù nề ở chân, có thể nâng cao hoặc xoa bóp từ dưới lên. Duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân. Khi có sự thay đổi nhỏ nhất về cân nặng, nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để họ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.