spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc nào dùng trong thoái hóa khớp gối?

    spot_img

    Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau, viêm sưng, hạn chế trong di chuyển. 

    Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa có thể thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành, dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

    Các lựa chọn điều trị cho thoái hóa khớp gối bao gồm các can thiệp không dùng thuốc, dùng thuốc và phẫu thuật.

    Các biện pháp không dùng thuốc như giảm cân, tập luyện tăng cường cơ bắp và các kỹ thuật bảo vệ khớp… được khuyên dùng cho tất cả bệnh nhân.

    – Liệu pháp dùng thuốc bao gồm thuốc giảm đau (acetaminophen, capsaicin, opioid), thuốc chống viêm, glucosamine và/hoặc chondroitin sulfate…

    – Phẫu thuật thay khớp thường được dành riêng cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc…

    1. Một số thuốc có thể dùng trong thoái hóa khớp gối

    Thuốc nào dùng trong thoái hóa khớp gối?- Ảnh 1.

    Dùng thuốc là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối.

    1.1 Thuốc uống dùng trong thoái hóa khớp

    Paracetamol: Đối với những trường hợp thoái hóa khớp gối đau từ nhẹ đến vừa có thể dùng paracetamol (hay acetaminophen) với mục đích làm giảm đau. Người bệnh cần phải tuân thủ cẩn thận hướng dẫn dùng thuốc. Dùng nhiều hơn mức khuyến nghị sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan, đặc biệt nếu dùng thuốc cùng với rượu.

    Tác dụng phụ thường gặp: Phát ban da, phản ứng quá mẫn (hiếm gặp), tổn thương gan khi dùng quá liều và/hoặc trong thời gian dài.

    Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp kiểm soát các triệu chứng viêm do thoái hóa khớp gối. Ibuprofen và naproxen là hai trong số những loại NSAID phổ biến nhất được bán không cần đơn. Mặc dù NSAID có hiệu quả nhưng không nên sử dụng quá 10 ngày mà không có ý kiến của bác sĩ.

    NSAID có thể gây ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày và các tác dụng phụ khác… Người bệnh có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của những tác dụng phụ này bằng cách dùng từng liều cùng với thức ăn.

    1.2 Thuốc bôi

    Nếu thuốc uống không hiệu quả hoặc người bệnh lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn, có thể lựa chọn thuốc bôi. Thuốc bôi đặc biệt hữu ích cho bệnh thoái hóa khớp đầu gối vì khớp gối nằm sát bề mặt da, cho phép thuốc di chuyển nhanh chóng đến vị trí viêm.

    Những loại thuốc này được bôi trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng và hấp thụ qua da, ngăn ngừa chứng khó chịu ở dạ dày và các tác dụng phụ về đường tiêu hóa khác liên quan đến NSAID (thuốc uống).

    Một số loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối như:

    Thuốc tê: Giúp giảm đau bằng cách làm tê vùng bị ảnh hưởng. Những loại thuốc này có nhiều dạng, bao gồm miếng dán, kem và gel…

    – Thuốc chống kích ứng: Thuốc chống kích ứng không làm giảm cơn đau nhưng nó thay đổi cách bạn cảm nhận cơn đau, làm giảm sự khó chịu liên quan đến thoái hóa khớp gối. Loại thuốc này thường chứa long não hoặc tinh dầu bạc hà.

    Salicylates: Salicylates chứa hoạt chất tương tự như aspirin nên có tác dụng giảm viêm và giảm đau khi bôi tại chỗ.

    Capsaicin: Kem và miếng dán capsaicin chứa một chất hóa học ngăn chặn các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau, giảm thiểu sự khó chịu của thoái hóa khớp gối.

    1.3 Thuốc tiêm

    Nếu các thuốc trên không làm giảm cơn đau xương khớp, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic.

    – Tiêm corticosteroid vào khớp gối có hiệu quả đối với các triệu chứng bùng phát vì chúng là thuốc chống viêm có tác dụng trực tiếp. Thuốc làm giảm đau bằng cách giảm viêm quanh khớp gối. Tùy thuộc vào vị trí triệu chứng của người bệnh, có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào đầu gối hoặc vào các mô xung quanh đầu gối.

    Tuy nhiên, tiêm corticosteroid nhiều lần có thể làm hỏng sụn khớp. Người bệnh chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sĩ, và do bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện.

    – Tiêm axit hyaluronic: Dịch khớp của khớp gối có độ nhớt cao, tạo ra môi trường không có ma sát. Axit hyaluronic (HA) có trong dịch khớp (và hầu hết các mô cơ thể), mang lại độ đàn hồi và độ nhớt cho dịch khớp. HA cũng liên kết với proteoglycan để ổn định sụn khớp.

    Với thoái hóa khớp, dịch khớp trở nên kém nhớt và dẫn đến tăng ma sát, đẩy nhanh tình trạng hao mòn do viêm khớp. Tiêm axit hyaluronic, một chất lỏng giống như gel, giúp bôi trơn thêm và hấp thụ sốc trong khớp gối, cũng như giảm ma sát hoặc cọ xát… làm giảm các triệu chứng viêm đau khớp, người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.

    1.4 Chất bổ sung dinh dưỡng cho khớp

    Các chất bổ sung như glucosamine sulfate và chondroitin sulfate được sử dụng rộng rãi. Glucosamine là thành phần chính của mô liên kết, bao gồm cả sụn. Chondroitin sulfate góp phần vào sự ổn định của sụn. Một số nghiên cứu lâm sàng đang trong quá trình đánh giá hiệu quả và theo dõi các tác dụng phụ lâu dài của glucosamine và chondroitin.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc

    – Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Dùng đúng liều, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm uống thuốc (sau ăn, trước ăn… tùy thuộc vào từng loại thuốc), số ngày dùng thuốc… Không tự ý thêm, bớt liều lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và làm tăng nguy cơ tác dụng bất lợi do thuốc (khi dùng liều cao).

    – Cần cho bác sĩ biết về những loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, để bác sĩ kê đơn tránh các tương tác bất lợi khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, đặc biệt đối với những người có các bệnh (cấp tính hoặc mạn tính) mắc kèm khác.

    – Ngoài dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý tập luyện theo hướng dẫn để giảm cân (nếu thừa cân, béo phì) hoặc giữ cân nặng khỏe mạnh; bổ sung các thực phẩm tốt cho khớp…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Thuốc nào dùng trong thoái hóa khớp gối?

    Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau, viêm sưng, hạn chế trong di chuyển. 

    Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa có thể thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành, dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

    Các lựa chọn điều trị cho thoái hóa khớp gối bao gồm các can thiệp không dùng thuốc, dùng thuốc và phẫu thuật.

    Các biện pháp không dùng thuốc như giảm cân, tập luyện tăng cường cơ bắp và các kỹ thuật bảo vệ khớp… được khuyên dùng cho tất cả bệnh nhân.

    – Liệu pháp dùng thuốc bao gồm thuốc giảm đau (acetaminophen, capsaicin, opioid), thuốc chống viêm, glucosamine và/hoặc chondroitin sulfate…

    – Phẫu thuật thay khớp thường được dành riêng cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc…

    1. Một số thuốc có thể dùng trong thoái hóa khớp gối

    Thuốc nào dùng trong thoái hóa khớp gối?- Ảnh 1.

    Dùng thuốc là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối.

    1.1 Thuốc uống dùng trong thoái hóa khớp

    Paracetamol: Đối với những trường hợp thoái hóa khớp gối đau từ nhẹ đến vừa có thể dùng paracetamol (hay acetaminophen) với mục đích làm giảm đau. Người bệnh cần phải tuân thủ cẩn thận hướng dẫn dùng thuốc. Dùng nhiều hơn mức khuyến nghị sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan, đặc biệt nếu dùng thuốc cùng với rượu.

    Tác dụng phụ thường gặp: Phát ban da, phản ứng quá mẫn (hiếm gặp), tổn thương gan khi dùng quá liều và/hoặc trong thời gian dài.

    Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp kiểm soát các triệu chứng viêm do thoái hóa khớp gối. Ibuprofen và naproxen là hai trong số những loại NSAID phổ biến nhất được bán không cần đơn. Mặc dù NSAID có hiệu quả nhưng không nên sử dụng quá 10 ngày mà không có ý kiến của bác sĩ.

    NSAID có thể gây ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày và các tác dụng phụ khác… Người bệnh có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của những tác dụng phụ này bằng cách dùng từng liều cùng với thức ăn.

    1.2 Thuốc bôi

    Nếu thuốc uống không hiệu quả hoặc người bệnh lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn, có thể lựa chọn thuốc bôi. Thuốc bôi đặc biệt hữu ích cho bệnh thoái hóa khớp đầu gối vì khớp gối nằm sát bề mặt da, cho phép thuốc di chuyển nhanh chóng đến vị trí viêm.

    Những loại thuốc này được bôi trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng và hấp thụ qua da, ngăn ngừa chứng khó chịu ở dạ dày và các tác dụng phụ về đường tiêu hóa khác liên quan đến NSAID (thuốc uống).

    Một số loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối như:

    Thuốc tê: Giúp giảm đau bằng cách làm tê vùng bị ảnh hưởng. Những loại thuốc này có nhiều dạng, bao gồm miếng dán, kem và gel…

    – Thuốc chống kích ứng: Thuốc chống kích ứng không làm giảm cơn đau nhưng nó thay đổi cách bạn cảm nhận cơn đau, làm giảm sự khó chịu liên quan đến thoái hóa khớp gối. Loại thuốc này thường chứa long não hoặc tinh dầu bạc hà.

    Salicylates: Salicylates chứa hoạt chất tương tự như aspirin nên có tác dụng giảm viêm và giảm đau khi bôi tại chỗ.

    Capsaicin: Kem và miếng dán capsaicin chứa một chất hóa học ngăn chặn các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau, giảm thiểu sự khó chịu của thoái hóa khớp gối.

    1.3 Thuốc tiêm

    Nếu các thuốc trên không làm giảm cơn đau xương khớp, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic.

    – Tiêm corticosteroid vào khớp gối có hiệu quả đối với các triệu chứng bùng phát vì chúng là thuốc chống viêm có tác dụng trực tiếp. Thuốc làm giảm đau bằng cách giảm viêm quanh khớp gối. Tùy thuộc vào vị trí triệu chứng của người bệnh, có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào đầu gối hoặc vào các mô xung quanh đầu gối.

    Tuy nhiên, tiêm corticosteroid nhiều lần có thể làm hỏng sụn khớp. Người bệnh chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sĩ, và do bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện.

    – Tiêm axit hyaluronic: Dịch khớp của khớp gối có độ nhớt cao, tạo ra môi trường không có ma sát. Axit hyaluronic (HA) có trong dịch khớp (và hầu hết các mô cơ thể), mang lại độ đàn hồi và độ nhớt cho dịch khớp. HA cũng liên kết với proteoglycan để ổn định sụn khớp.

    Với thoái hóa khớp, dịch khớp trở nên kém nhớt và dẫn đến tăng ma sát, đẩy nhanh tình trạng hao mòn do viêm khớp. Tiêm axit hyaluronic, một chất lỏng giống như gel, giúp bôi trơn thêm và hấp thụ sốc trong khớp gối, cũng như giảm ma sát hoặc cọ xát… làm giảm các triệu chứng viêm đau khớp, người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.

    1.4 Chất bổ sung dinh dưỡng cho khớp

    Các chất bổ sung như glucosamine sulfate và chondroitin sulfate được sử dụng rộng rãi. Glucosamine là thành phần chính của mô liên kết, bao gồm cả sụn. Chondroitin sulfate góp phần vào sự ổn định của sụn. Một số nghiên cứu lâm sàng đang trong quá trình đánh giá hiệu quả và theo dõi các tác dụng phụ lâu dài của glucosamine và chondroitin.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc

    – Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Dùng đúng liều, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm uống thuốc (sau ăn, trước ăn… tùy thuộc vào từng loại thuốc), số ngày dùng thuốc… Không tự ý thêm, bớt liều lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và làm tăng nguy cơ tác dụng bất lợi do thuốc (khi dùng liều cao).

    – Cần cho bác sĩ biết về những loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, để bác sĩ kê đơn tránh các tương tác bất lợi khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, đặc biệt đối với những người có các bệnh (cấp tính hoặc mạn tính) mắc kèm khác.

    – Ngoài dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý tập luyện theo hướng dẫn để giảm cân (nếu thừa cân, béo phì) hoặc giữ cân nặng khỏe mạnh; bổ sung các thực phẩm tốt cho khớp…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!