spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc và các phương pháp điều trị chấn thương sọ não

    spot_img

    1. Nguyên tắc điều trị chấn thương sọ não

    Điều trị chấn thương sọ não dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Có nhiều phương pháp điều trị chấn thương sọ não:

    – Chấn thương sọ não nhẹ: Người bệnh cần nghỉ ngơi và có thể cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn acetaminophen để giảm đau.

    Lưu ý, không dùng các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc aspirin vì các thuốc này có thể làm cho tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn. Các trường hợp chấn thương sọ não nhẹ cần được theo dõi chặt chẽ tại nhà để phát hiện các triệu chứng bất thường có thể xảy ra. Người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn.

    – Chấn thương sọ não trung bình/nặng: Các trường hợp chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng cần chăm sóc khẩn cấp. Người bệnh cần được đảm bảo có đủ oxy, nguồn cung cấp máu, duy trì huyết áp và ngăn ngừa bất kỳ chấn thương nào khác ở đầu hoặc cổ…

    Thuốc và các phương pháp điều trị chấn thương sọ não- Ảnh 2.

    Chấn thương sọ não có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

    2. Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não

    Các loại thuốc giúp hạn chế tổn thương thứ phát ở não ngay sau chấn thương có thể bao gồm:

    2.1. Dùng thuốc

    Tác dụng: Những người bị chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng có nguy cơ bị co giật trong tuần đầu tiên sau khi bị thương. Do đó, thuốc chống co giật có thể được dùng trong tuần đầu tiên để tránh tổn thương não có thể do cơn động kinh gây ra. Chỉ sử dụng các phương pháp điều trị chống co giật liên tục nếu cơn động kinh xảy ra.

    Thuốc chống co giật thường dùng: Phenytoin, levetiracetam…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây phát ban, buồn ngủ, ngứa, chóng mặt…

    – Thuốc lợi tiểu

    Tác dụng: Những loại thuốc này làm giảm lượng chất lỏng trong mô và tăng lượng nước tiểu. Thuốc lợi tiểu được tiêm tĩnh mạch cho những người bị chấn thương sọ não, giúp giảm áp lực bên trong não. Thuốc thường dùng: Manitol…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây khát nước, khô miệng, buồn nôn, nôn, nổi mề đay, đau đầu…

    2.2. Phẫu thuật

    Có thể cần phẫu thuật khẩn cấp để giảm thiểu tổn thương thêm cho mô não. Phẫu thuật giúp:

    – Loại bỏ cục máu đông (tụ máu): Chảy máu bên ngoài hoặc bên trong não có thể dẫn đến tình trạng tụ máu gây áp lực lên não và làm tổn thương mô não.

    – Sửa chữa gãy xương sọ: Có thể cần phẫu thuật để sửa chữa các vết gãy xương sọ nghiêm trọng hoặc để loại bỏ các mảnh xương sọ trong não.

    – Chảy máu não: Chấn thương đầu gây chảy máu não có thể cần phẫu thuật để cầm máu.

    Mở một cửa sổ trong hộp sọ: Phẫu thuật có thể được sử dụng để giảm áp lực bên trong hộp sọ bằng cách dẫn lưu dịch não tủy tích tụ hoặc tạo một cửa sổ trong hộp sọ để cung cấp thêm không gian cho các mô bị sưng.

    2.3 Phục hồi chức năng

    Hầu hết những người bị chấn thương não nghiêm trọng sẽ cần phục hồi chức năng. Người bệnh cần học lại các kỹ năng cơ bản, như đi bộ hoặc nói chuyện. Mục tiêu là cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

    Nên bắt đầu các liệu pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não sớm. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi người, mức độ nghiêm trọng của chấn thương não và phần não nào bị tổn thương, người bệnh sẽ được chỉ định các cách phục hồi chức năng phù hợp.

    3. Lưu ý khi điều trị chấn thương sọ não

    Để đảm bảo việc điều trị hiệu quả, tránh tổn thương lâu dài, người bệnh cần tuân thủ:

    Khi có dấu hiệu chấn thương sọ não cần đến khám ngay tại cơ sở y tế uy tín.

    – Tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

    – Khi đang điều trị nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ ở y tế để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Thuốc và các phương pháp điều trị chấn thương sọ não

    1. Nguyên tắc điều trị chấn thương sọ não

    Điều trị chấn thương sọ não dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Có nhiều phương pháp điều trị chấn thương sọ não:

    – Chấn thương sọ não nhẹ: Người bệnh cần nghỉ ngơi và có thể cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn acetaminophen để giảm đau.

    Lưu ý, không dùng các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc aspirin vì các thuốc này có thể làm cho tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn. Các trường hợp chấn thương sọ não nhẹ cần được theo dõi chặt chẽ tại nhà để phát hiện các triệu chứng bất thường có thể xảy ra. Người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn.

    – Chấn thương sọ não trung bình/nặng: Các trường hợp chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng cần chăm sóc khẩn cấp. Người bệnh cần được đảm bảo có đủ oxy, nguồn cung cấp máu, duy trì huyết áp và ngăn ngừa bất kỳ chấn thương nào khác ở đầu hoặc cổ…

    Thuốc và các phương pháp điều trị chấn thương sọ não- Ảnh 2.

    Chấn thương sọ não có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

    2. Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não

    Các loại thuốc giúp hạn chế tổn thương thứ phát ở não ngay sau chấn thương có thể bao gồm:

    2.1. Dùng thuốc

    Tác dụng: Những người bị chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng có nguy cơ bị co giật trong tuần đầu tiên sau khi bị thương. Do đó, thuốc chống co giật có thể được dùng trong tuần đầu tiên để tránh tổn thương não có thể do cơn động kinh gây ra. Chỉ sử dụng các phương pháp điều trị chống co giật liên tục nếu cơn động kinh xảy ra.

    Thuốc chống co giật thường dùng: Phenytoin, levetiracetam…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây phát ban, buồn ngủ, ngứa, chóng mặt…

    – Thuốc lợi tiểu

    Tác dụng: Những loại thuốc này làm giảm lượng chất lỏng trong mô và tăng lượng nước tiểu. Thuốc lợi tiểu được tiêm tĩnh mạch cho những người bị chấn thương sọ não, giúp giảm áp lực bên trong não. Thuốc thường dùng: Manitol…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây khát nước, khô miệng, buồn nôn, nôn, nổi mề đay, đau đầu…

    2.2. Phẫu thuật

    Có thể cần phẫu thuật khẩn cấp để giảm thiểu tổn thương thêm cho mô não. Phẫu thuật giúp:

    – Loại bỏ cục máu đông (tụ máu): Chảy máu bên ngoài hoặc bên trong não có thể dẫn đến tình trạng tụ máu gây áp lực lên não và làm tổn thương mô não.

    – Sửa chữa gãy xương sọ: Có thể cần phẫu thuật để sửa chữa các vết gãy xương sọ nghiêm trọng hoặc để loại bỏ các mảnh xương sọ trong não.

    – Chảy máu não: Chấn thương đầu gây chảy máu não có thể cần phẫu thuật để cầm máu.

    Mở một cửa sổ trong hộp sọ: Phẫu thuật có thể được sử dụng để giảm áp lực bên trong hộp sọ bằng cách dẫn lưu dịch não tủy tích tụ hoặc tạo một cửa sổ trong hộp sọ để cung cấp thêm không gian cho các mô bị sưng.

    2.3 Phục hồi chức năng

    Hầu hết những người bị chấn thương não nghiêm trọng sẽ cần phục hồi chức năng. Người bệnh cần học lại các kỹ năng cơ bản, như đi bộ hoặc nói chuyện. Mục tiêu là cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

    Nên bắt đầu các liệu pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não sớm. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi người, mức độ nghiêm trọng của chấn thương não và phần não nào bị tổn thương, người bệnh sẽ được chỉ định các cách phục hồi chức năng phù hợp.

    3. Lưu ý khi điều trị chấn thương sọ não

    Để đảm bảo việc điều trị hiệu quả, tránh tổn thương lâu dài, người bệnh cần tuân thủ:

    Khi có dấu hiệu chấn thương sọ não cần đến khám ngay tại cơ sở y tế uy tín.

    – Tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

    – Khi đang điều trị nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ ở y tế để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.