spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?

    spot_img
    Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?- Ảnh 1.

    TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

    1. Tiêm vaccine phòng dại có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay quá trình phát triển không?

    Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mà hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất để thoát khỏi bệnh dại là sử dụng vaccine phòng dại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại.

    Trước đây, Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng bệnh dại được sản xuất bằng công nghệ cũ, từ mô não chuột. Loại vaccine này để lại một số các tác dụng phụ không mong muốn và gây ra nỗi lo sợ cho nhiều người dân.

    Tuy nhiên, vaccine cũ đã bị dừng sản xuất và sử dụng từ năm 2007, thay thế hoàn toàn bằng vaccine mới được sản xuất bằng công nghệ tế bào nhập khẩu, an toàn, tinh khiết và hiệu quả cao, không có tác dụng phụ nguy hiểm đến hệ thần kinh và sự phát triển nói chung.

    2. Tiêm vaccine phòng dại có gây tác dụng phụ gì không?

    Với công nghệ sản xuất hiện đại, đến nay vaccine ngừa bệnh dại đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao. Vaccine dại ở Việt Nam đang sử dụng được nhập khẩu hoàn toàn, chính là vaccine tế bào an toàn và hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh dại cao, không có hại cho sức khỏe.

    Vaccine dại không có chống chỉ định trong bất kỳ tình huống nào, kể cả các bà mẹ mang thai hay cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mạn tính, cấp tính… nếu bị chó mèo cắn đều tiêm chủng được mà không ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe của người tiêm chủng.

    Một số phản ứng sau tiêm ít gặp tương tự như các loại vaccine dịch vụ khác như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm hoặc có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nghiêm trọng không ghi nhận có trong 20 năm trở lại đây kể từ khi dùng các loại vaccine công nghệ mới này. Vì vậy, những người bị chó mèo cắn có thể hoàn toàn yên tâm tiêm chủng vaccine dại hiện nay.

    Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?- Ảnh 2.

    Cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó mèo cắn.

    3. Bị chó mèo cắn sau bao lâu thì cần tiêm vaccine phòng dại?

    Trường hợp bị chó mèo cắn, cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6h đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Cũng giống như bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào, người tiêm chủng cần lưu ý một số điều sau đây khi tiêm vaccine phòng dại:

    • Tuân thủ phác đồ tiêm chủng đầy đủ.
    • Kiêng dùng các loại thuốc gây ức chế, làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid. Vì khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm chức năng, cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất lượng kháng thể vừa đủ để duy trì sự ổn định của cơ thể sau khi tiêm phòng dại.
    • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất.
    • Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá…
    • Hạn chế vận động cường độ cao, làm việc nặng nhọc.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ…

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?

    Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?- Ảnh 1.

    TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

    1. Tiêm vaccine phòng dại có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay quá trình phát triển không?

    Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mà hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất để thoát khỏi bệnh dại là sử dụng vaccine phòng dại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại.

    Trước đây, Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng bệnh dại được sản xuất bằng công nghệ cũ, từ mô não chuột. Loại vaccine này để lại một số các tác dụng phụ không mong muốn và gây ra nỗi lo sợ cho nhiều người dân.

    Tuy nhiên, vaccine cũ đã bị dừng sản xuất và sử dụng từ năm 2007, thay thế hoàn toàn bằng vaccine mới được sản xuất bằng công nghệ tế bào nhập khẩu, an toàn, tinh khiết và hiệu quả cao, không có tác dụng phụ nguy hiểm đến hệ thần kinh và sự phát triển nói chung.

    2. Tiêm vaccine phòng dại có gây tác dụng phụ gì không?

    Với công nghệ sản xuất hiện đại, đến nay vaccine ngừa bệnh dại đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao. Vaccine dại ở Việt Nam đang sử dụng được nhập khẩu hoàn toàn, chính là vaccine tế bào an toàn và hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh dại cao, không có hại cho sức khỏe.

    Vaccine dại không có chống chỉ định trong bất kỳ tình huống nào, kể cả các bà mẹ mang thai hay cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mạn tính, cấp tính… nếu bị chó mèo cắn đều tiêm chủng được mà không ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe của người tiêm chủng.

    Một số phản ứng sau tiêm ít gặp tương tự như các loại vaccine dịch vụ khác như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm hoặc có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nghiêm trọng không ghi nhận có trong 20 năm trở lại đây kể từ khi dùng các loại vaccine công nghệ mới này. Vì vậy, những người bị chó mèo cắn có thể hoàn toàn yên tâm tiêm chủng vaccine dại hiện nay.

    Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?- Ảnh 2.

    Cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó mèo cắn.

    3. Bị chó mèo cắn sau bao lâu thì cần tiêm vaccine phòng dại?

    Trường hợp bị chó mèo cắn, cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6h đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Cũng giống như bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào, người tiêm chủng cần lưu ý một số điều sau đây khi tiêm vaccine phòng dại:

    • Tuân thủ phác đồ tiêm chủng đầy đủ.
    • Kiêng dùng các loại thuốc gây ức chế, làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid. Vì khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm chức năng, cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất lượng kháng thể vừa đủ để duy trì sự ổn định của cơ thể sau khi tiêm phòng dại.
    • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất.
    • Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá…
    • Hạn chế vận động cường độ cao, làm việc nặng nhọc.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ…

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.