spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Trà hương thảo có tác dụng gì?

    spot_img

    Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, có mùi vị đặc trưng. Trà hương thảo cũng có tác dụng sát trùng, giải độc, chống co thắt, kháng sinh và lợi tiểu, có thể trở thành một sự bổ sung tuyệt vời để điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau.

    1. Lợi ích sức khỏe của trà hương thảo

    Những lợi ích chính của trà hương thảo bao gồm:

    – Tăng trưởng tóc: Trà hương thảo có thể dùng để gội đầu, giúp tăng cường sợi tóc, giảm da đầu nhờn và giảm gàu; cải thiện lưu thông đến da đầu, thúc đẩy sự phát triển của tóc.

    – Cải thiện tiêu hóa: Trà hương thảo có thể được uống ngay sau bữa trưa hoặc bữa tối, giúp tiêu hóa bằng cách giảm axit và khí dư thừa, giảm đầy bụng, chán ăn.

    Hình ảnh minh họa số 2

    Lý tưởng nhất là nên dùng lá hương thảo tươi hãm với nước sôi trong bình kín.

    – Kháng sinh tự nhiên: Hương thảo có đặc tính kháng sinh và đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Salmonella entericaShigella sonnei… Đây là những vi khuẩn thường liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu, nôn và tiêu chảy.

    Mặc dù trà hương thảo giúp nhanh chóng phục hồi sau khi bị nhiễm trùng, nhưng nó không nên thay thế việc điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.

    – Lợi tiểu: Trà hương thảo là một loại thuốc lợi tiểu tốt có thể được sử dụng trong chế độ ăn kiêng, nhằm mục đích giảm cân và giảm lượng chất lỏng trong cơ thể. Loại trà này làm tăng sản xuất nước tiểu, kích thích cơ thể loại bỏ chất lỏng và chất độc tích tụ, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

    Giảm mệt mỏi: Nhiều nghiên cứu ủng hộ những lợi ích mà hương thảo mang lại cho chức năng tâm thần, và do đó nó là một lựa chọn tuyệt vời trong những lúc căng thẳng cao độ (ví dụ như trước một bài kiểm tra hoặc trước một cuộc họp công việc quan trọng).

    Ngoài ra, hương thảo có thể có tác dụng tích cực đối với bệnh Alzheimer bằng cách ngăn ngừa mất trí nhớ. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về việc sử dụng hương thảo trong thuốc điều trị bệnh Alzheimer để xác nhận điều này.

    – Tăng cường sức khỏe gan: Hương thảo có thể có tác dụng cải thiện chức năng gan, cải thiện chứng đau đầu do ăn hoặc uống quá nhiều (đặc biệt khi thực phẩm có hàm lượng chất béo cao). Tuy nhiên, không nên uống trà hương thảo nếu không có sự giám sát y tế nếu bạn có tiền sử bệnh gan. Mặc dù nó có thể có tác dụng bảo vệ nhưng hiệu quả khi mắc bệnh vẫn chưa được biết rõ.

    – Hỗ trợ quản lý đái tháo đường: Trà hương thảo cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường vì làm giảm glucose và tăng insulin. Tuy nhiên, việc tiêu thụ loại trà này không nên thay thế thuốc được kê đơn hoặc chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường mà chỉ nên được dùng như một sự bổ sung cho điều trị y tế.

    – Điều trị viêm: Trà hương thảo có thể là một cách tuyệt vời để điều trị chứng viêm, giảm đau, sưng tấy và tình trạng khó chịu nói chung; có thể giúp điều trị nhiều loại viêm khác nhau như ở khớp, gân và thậm chí cả dạ dày.

    – Cải thiện tuần hoàn: Hương thảo có tác dụng kháng tiểu cầu, do đó có lợi cho những người có tiền sử các vấn đề về tuần hoàn. Hương thảo có thể cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

    – Hỗ trợ phòng chống ung thư: Một số nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy hương thảo có thể hỗ trợ làm giảm sự phát triển của tế bào khối u, do đặc tính chống oxy hóa của nó. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác cách thức sử dụng loại cây này trong sản xuất thuốc chống ung thư.

    2. Cách làm trà hương thảo

    Hình ảnh minh họa số 3

    Nên uống trà hương thảo trong 3 tháng, sau đó nghỉ ít nhất là 1 tháng mới nên uống tiếp.

    Cách làm trà hương thảo rất đơn giản.

    Thành phần

    • 5 g lá hương thảo tươi
    • 250 ml nước sôi.

    Cách thực hiện

    Cho lá hương thảo vào nước sôi và ngâm trong 5 đến 10 phút, đậy kín nắp. Lọc bằng lưới lọc và đợi nguội rồi thưởng thức. Có thể uống loại trà này không đường, 3 đến 4 lần mỗi ngày.

    Ngoài việc sử dụng trong trà, hương thảo còn có thể được sử dụng như một loại thảo mộc thơm để nêm một số loại thực phẩm, ở dạng lá khô, dạng dầu, hoặc ở dạng cành tươi.

    Dạng tinh dầu có thể được sử dụng đặc biệt như một chất bổ sung cho nước tắm hoặc làm dầu mát-xa cho những vùng đau nhức trên cơ thể.

    3. Lưu ý khi dùng trà hương thảo

    – Không có giới hạn xác định cho việc uống trà hương thảo. Tuy nhiên, nên uống trà hương thảo trong 3 tháng, sau đó nghỉ ít nhất là 1 tháng, rồi mới nên uống tiếp.

    – Lý tưởng nhất là nên dùng lá hương thảo tươi, vì tiềm năng trị liệu cao nhất của cây hương thảo được tìm thấy nhiều nhất trong loại dầu tự nhiên, được tìm thấy ở nồng độ cao hơn trong lá tươi.

    Trà hương thảo được coi là an toàn, tuy nhiên uống với số lượng lớn có thể dẫn đến buồn nôn và nôn.

    – Không nên bôi tinh dầu trực tiếp lên da vì có thể gây kích ứng da và tránh bôi trên vết thương hở.

    – Những người đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao nên thận trọng khi sử dụng hương thảo vì trà hương thảo có thể làm giảm huyết áp. Những người dùng thuốc lợi tiểu cũng nên cẩn thận vì hương thảo cũng có thể gây mất cân bằng điện giải.

    Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống trà hương thảo. Những người mắc bệnh gan cũng nên tránh uống loại trà này, vì nó có thể kích hoạt giải phóng bilirubin, làm bệnh nặng hơn…

    – Hương thảo cũng có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, lithium và thuốc hạ huyết áp. Vì vậy, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà hương thảo.

    – Một số nghiên cứu cũng cho thấy tinh dầu hương thảo cũng có thể gây co giật ở người bị động kinh. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử bệnh động kinh, nên sử dụng hương thảo một cách thận trọng và theo hướng dẫn y tế.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Trà hương thảo có tác dụng gì?

    Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, có mùi vị đặc trưng. Trà hương thảo cũng có tác dụng sát trùng, giải độc, chống co thắt, kháng sinh và lợi tiểu, có thể trở thành một sự bổ sung tuyệt vời để điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau.

    1. Lợi ích sức khỏe của trà hương thảo

    Những lợi ích chính của trà hương thảo bao gồm:

    – Tăng trưởng tóc: Trà hương thảo có thể dùng để gội đầu, giúp tăng cường sợi tóc, giảm da đầu nhờn và giảm gàu; cải thiện lưu thông đến da đầu, thúc đẩy sự phát triển của tóc.

    – Cải thiện tiêu hóa: Trà hương thảo có thể được uống ngay sau bữa trưa hoặc bữa tối, giúp tiêu hóa bằng cách giảm axit và khí dư thừa, giảm đầy bụng, chán ăn.

    Hình ảnh minh họa số 2

    Lý tưởng nhất là nên dùng lá hương thảo tươi hãm với nước sôi trong bình kín.

    – Kháng sinh tự nhiên: Hương thảo có đặc tính kháng sinh và đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Salmonella entericaShigella sonnei… Đây là những vi khuẩn thường liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu, nôn và tiêu chảy.

    Mặc dù trà hương thảo giúp nhanh chóng phục hồi sau khi bị nhiễm trùng, nhưng nó không nên thay thế việc điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.

    – Lợi tiểu: Trà hương thảo là một loại thuốc lợi tiểu tốt có thể được sử dụng trong chế độ ăn kiêng, nhằm mục đích giảm cân và giảm lượng chất lỏng trong cơ thể. Loại trà này làm tăng sản xuất nước tiểu, kích thích cơ thể loại bỏ chất lỏng và chất độc tích tụ, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

    Giảm mệt mỏi: Nhiều nghiên cứu ủng hộ những lợi ích mà hương thảo mang lại cho chức năng tâm thần, và do đó nó là một lựa chọn tuyệt vời trong những lúc căng thẳng cao độ (ví dụ như trước một bài kiểm tra hoặc trước một cuộc họp công việc quan trọng).

    Ngoài ra, hương thảo có thể có tác dụng tích cực đối với bệnh Alzheimer bằng cách ngăn ngừa mất trí nhớ. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về việc sử dụng hương thảo trong thuốc điều trị bệnh Alzheimer để xác nhận điều này.

    – Tăng cường sức khỏe gan: Hương thảo có thể có tác dụng cải thiện chức năng gan, cải thiện chứng đau đầu do ăn hoặc uống quá nhiều (đặc biệt khi thực phẩm có hàm lượng chất béo cao). Tuy nhiên, không nên uống trà hương thảo nếu không có sự giám sát y tế nếu bạn có tiền sử bệnh gan. Mặc dù nó có thể có tác dụng bảo vệ nhưng hiệu quả khi mắc bệnh vẫn chưa được biết rõ.

    – Hỗ trợ quản lý đái tháo đường: Trà hương thảo cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường vì làm giảm glucose và tăng insulin. Tuy nhiên, việc tiêu thụ loại trà này không nên thay thế thuốc được kê đơn hoặc chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường mà chỉ nên được dùng như một sự bổ sung cho điều trị y tế.

    – Điều trị viêm: Trà hương thảo có thể là một cách tuyệt vời để điều trị chứng viêm, giảm đau, sưng tấy và tình trạng khó chịu nói chung; có thể giúp điều trị nhiều loại viêm khác nhau như ở khớp, gân và thậm chí cả dạ dày.

    – Cải thiện tuần hoàn: Hương thảo có tác dụng kháng tiểu cầu, do đó có lợi cho những người có tiền sử các vấn đề về tuần hoàn. Hương thảo có thể cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

    – Hỗ trợ phòng chống ung thư: Một số nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy hương thảo có thể hỗ trợ làm giảm sự phát triển của tế bào khối u, do đặc tính chống oxy hóa của nó. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác cách thức sử dụng loại cây này trong sản xuất thuốc chống ung thư.

    2. Cách làm trà hương thảo

    Hình ảnh minh họa số 3

    Nên uống trà hương thảo trong 3 tháng, sau đó nghỉ ít nhất là 1 tháng mới nên uống tiếp.

    Cách làm trà hương thảo rất đơn giản.

    Thành phần

    • 5 g lá hương thảo tươi
    • 250 ml nước sôi.

    Cách thực hiện

    Cho lá hương thảo vào nước sôi và ngâm trong 5 đến 10 phút, đậy kín nắp. Lọc bằng lưới lọc và đợi nguội rồi thưởng thức. Có thể uống loại trà này không đường, 3 đến 4 lần mỗi ngày.

    Ngoài việc sử dụng trong trà, hương thảo còn có thể được sử dụng như một loại thảo mộc thơm để nêm một số loại thực phẩm, ở dạng lá khô, dạng dầu, hoặc ở dạng cành tươi.

    Dạng tinh dầu có thể được sử dụng đặc biệt như một chất bổ sung cho nước tắm hoặc làm dầu mát-xa cho những vùng đau nhức trên cơ thể.

    3. Lưu ý khi dùng trà hương thảo

    – Không có giới hạn xác định cho việc uống trà hương thảo. Tuy nhiên, nên uống trà hương thảo trong 3 tháng, sau đó nghỉ ít nhất là 1 tháng, rồi mới nên uống tiếp.

    – Lý tưởng nhất là nên dùng lá hương thảo tươi, vì tiềm năng trị liệu cao nhất của cây hương thảo được tìm thấy nhiều nhất trong loại dầu tự nhiên, được tìm thấy ở nồng độ cao hơn trong lá tươi.

    Trà hương thảo được coi là an toàn, tuy nhiên uống với số lượng lớn có thể dẫn đến buồn nôn và nôn.

    – Không nên bôi tinh dầu trực tiếp lên da vì có thể gây kích ứng da và tránh bôi trên vết thương hở.

    – Những người đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao nên thận trọng khi sử dụng hương thảo vì trà hương thảo có thể làm giảm huyết áp. Những người dùng thuốc lợi tiểu cũng nên cẩn thận vì hương thảo cũng có thể gây mất cân bằng điện giải.

    Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống trà hương thảo. Những người mắc bệnh gan cũng nên tránh uống loại trà này, vì nó có thể kích hoạt giải phóng bilirubin, làm bệnh nặng hơn…

    – Hương thảo cũng có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, lithium và thuốc hạ huyết áp. Vì vậy, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà hương thảo.

    – Một số nghiên cứu cũng cho thấy tinh dầu hương thảo cũng có thể gây co giật ở người bị động kinh. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử bệnh động kinh, nên sử dụng hương thảo một cách thận trọng và theo hướng dẫn y tế.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.