spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?

    spot_img

    1. Vai trò của sắt với trẻ

    Sắt là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp huyết sắc tố, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

    Trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, trẻ mới biết đi cần trung bình 6,9mg sắt mỗi ngày để giữ cho các tế bào máu của trẻ khỏe mạnh. Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin. Hemoglobin được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và mang oxy đi khắp cơ thể, cung cấp oxy cho các cơ quan và cơ bắp.

    Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?- Ảnh 1.

    Sự tăng trưởng nhanh chóng của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi làm tăng nhu cầu sắt.

    Trẻ không được cung cấp đủ sắt (bị thiếu sắt ) có thể kém năng động và phát triển chậm hơn cùng với các triệu chứng sau:

    Chậm phát triển và tăng cân chậm hơn.

    – Thấp hơn hoặc nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi.

    – Yếu cơ – sức bền thể chất kém hơn so với trẻ không bị thiếu sắt.

    – Kỹ năng vận động kém – chậm học các nhiệm vụ như bò và đi bộ.

    – Chức năng miễn dịch kém – hay bị ốm hơn.

    2. Cách bổ sung sắt cho trẻ

    Sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu đời và khi trẻ tập đi làm tăng nhu cầu sắt nhiều hơn bất kỳ giai đoạn phát triển nào khác. Khi sinh ra, lượng sắt dự trữ phụ thuộc vào cân nặng. Hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh và có cân nặng khi sinh bình thường đều có đủ lượng sắt dự trữ để đáp ứng nhu cầu sắt cho đến 6 tháng tuổi, bao gồm cả quá trình tổng hợp huyết sắc tố.

    Từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của trẻ ngày càng giảm và riêng sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Đây là lý do tại sao từ 6 tháng trẻ cần bắt đầu ăn thức ăn đặc. Những thực phẩm bổ sung đầu tiên là những thực phẩm giàu chất sắt: Thịt, thịt gia cầm, trứng, đậu phụ, các loại đậu và các thực phẩm giàu protein khác, cũng như ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ em. 

    Sắt heme (sắt từ nguồn động vật) được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn nhiều và góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu sắt của trẻ.

    Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?- Ảnh 2.

    Không cần phải cho trẻ mới biết đi uống viên bổ sung sắt nếu chế độ ăn của trẻ lành mạnh và đa dạng.

    Vì sắt không phải heme (sắt từ nguồn thực vật) được cơ thể hấp thụ kém hơn nên ăn thực phẩm có chứa vitamin C trong cùng một bữa ăn để tạo điều kiện hấp thụ. Các nguồn vitamin C tốt bao gồm: Cam, chanh, rau lá xanh đậm…

    Ở trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi, khẩu phần ăn được khuyến nghị là 11mg sắt nguyên tố/ngày. Vì tốc độ tăng trưởng chậm lại sau một tuổi nên lượng khuyến nghị giảm xuống còn 7mg/ngày đối với trẻ từ một đến ba tuổi, sau đó tăng lên 10mg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi.

    Vì vậy, không cần phải cho trẻ mới biết đi uống viên bổ sung sắt nếu chế độ ăn của trẻ lành mạnh và đa dạng. Nếu bạn lo lắng rằng con không nhận đủ sắt, hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu trẻ mới biết bị thiếu máu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung sắt. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc bổ sung sắt vì uống quá nhiều sắt có thể gây hại. Thuốc bổ sung sắt cũng gây tác dụng phụ khó chịu bao gồm táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, phân đen và răng ố vàng.

    Ngoài ra, cần lưu ý rằng chất sắt có trong chất bổ sung được hấp thu kém hơn so với chất sắt có trong thực phẩm tự nhiên. Đồng thời, bằng cách ăn thực phẩm, ngoài sắt con bạn sẽ được cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?

    1. Vai trò của sắt với trẻ

    Sắt là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp huyết sắc tố, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

    Trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, trẻ mới biết đi cần trung bình 6,9mg sắt mỗi ngày để giữ cho các tế bào máu của trẻ khỏe mạnh. Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin. Hemoglobin được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và mang oxy đi khắp cơ thể, cung cấp oxy cho các cơ quan và cơ bắp.

    Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?- Ảnh 1.

    Sự tăng trưởng nhanh chóng của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi làm tăng nhu cầu sắt.

    Trẻ không được cung cấp đủ sắt (bị thiếu sắt ) có thể kém năng động và phát triển chậm hơn cùng với các triệu chứng sau:

    Chậm phát triển và tăng cân chậm hơn.

    – Thấp hơn hoặc nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi.

    – Yếu cơ – sức bền thể chất kém hơn so với trẻ không bị thiếu sắt.

    – Kỹ năng vận động kém – chậm học các nhiệm vụ như bò và đi bộ.

    – Chức năng miễn dịch kém – hay bị ốm hơn.

    2. Cách bổ sung sắt cho trẻ

    Sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu đời và khi trẻ tập đi làm tăng nhu cầu sắt nhiều hơn bất kỳ giai đoạn phát triển nào khác. Khi sinh ra, lượng sắt dự trữ phụ thuộc vào cân nặng. Hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh và có cân nặng khi sinh bình thường đều có đủ lượng sắt dự trữ để đáp ứng nhu cầu sắt cho đến 6 tháng tuổi, bao gồm cả quá trình tổng hợp huyết sắc tố.

    Từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của trẻ ngày càng giảm và riêng sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Đây là lý do tại sao từ 6 tháng trẻ cần bắt đầu ăn thức ăn đặc. Những thực phẩm bổ sung đầu tiên là những thực phẩm giàu chất sắt: Thịt, thịt gia cầm, trứng, đậu phụ, các loại đậu và các thực phẩm giàu protein khác, cũng như ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ em. 

    Sắt heme (sắt từ nguồn động vật) được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn nhiều và góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu sắt của trẻ.

    Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?- Ảnh 2.

    Không cần phải cho trẻ mới biết đi uống viên bổ sung sắt nếu chế độ ăn của trẻ lành mạnh và đa dạng.

    Vì sắt không phải heme (sắt từ nguồn thực vật) được cơ thể hấp thụ kém hơn nên ăn thực phẩm có chứa vitamin C trong cùng một bữa ăn để tạo điều kiện hấp thụ. Các nguồn vitamin C tốt bao gồm: Cam, chanh, rau lá xanh đậm…

    Ở trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi, khẩu phần ăn được khuyến nghị là 11mg sắt nguyên tố/ngày. Vì tốc độ tăng trưởng chậm lại sau một tuổi nên lượng khuyến nghị giảm xuống còn 7mg/ngày đối với trẻ từ một đến ba tuổi, sau đó tăng lên 10mg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi.

    Vì vậy, không cần phải cho trẻ mới biết đi uống viên bổ sung sắt nếu chế độ ăn của trẻ lành mạnh và đa dạng. Nếu bạn lo lắng rằng con không nhận đủ sắt, hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu trẻ mới biết bị thiếu máu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung sắt. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc bổ sung sắt vì uống quá nhiều sắt có thể gây hại. Thuốc bổ sung sắt cũng gây tác dụng phụ khó chịu bao gồm táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, phân đen và răng ố vàng.

    Ngoài ra, cần lưu ý rằng chất sắt có trong chất bổ sung được hấp thu kém hơn so với chất sắt có trong thực phẩm tự nhiên. Đồng thời, bằng cách ăn thực phẩm, ngoài sắt con bạn sẽ được cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.