spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Triệu chứng cảnh báo cần đi khám đau cổ vai gáy

    spot_img

    Khi nào cần đi khám đau cổ vai gáy?

    Hội chứng đau cổ vai gáy khá phổ biến với người già hoặc dân văn phòng. Thông thường đau cổ vai gáy sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức cơ bắp và khó khăn khi cử động tại vùng này do cơ ở phần vai căng ra.

    Tình trạng đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy, cơn đau cũng có thể lan sang phần vai, hai cánh tay. Một số dấu hiệu nhận biết cơn đau cổ vai gáy là:

    • Khả năng xoay cổ (xoay sang hai bên) bị hạn chế.
    • Đau tăng khi vận động hoặc thực hiện các động tác cử động tay, cổ, nghiêng đầu.
    • Khi nằm ngủ thường thấy nặng nề nhất là khi sử dụng gối không phù hợp hoặc ngủ không đúng tư thế.
    • Vùng cổ vai gáy co cứng, tê, nhức. Cảm giác này có thể lan xuống cánh tay, ngón tay.
    • Cơ thể cảm giác mệt mỏi và mất cân bằng.
    Triệu chứng cảnh báo cần đi khám đau cổ vai gáy- Ảnh 1.

    Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng đau cổ vai gáy có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

    Thông thường khi cơ thể xuất hiện đau mỏi cổ vai gáy gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám tìm nguyên nhân. Thậm chí trong những trường hợp đau mỏi cổ vai gáy gây tê bì chân tay đã thực hiện điều trị theo phác đồ từ 3-6 tháng nhưng không có hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét đến phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân (nếu có).

    Một số trường hợp cần phải đi khám đau cổ vai gáy ngay lập tức nếu có xuất hiện cơn đau sau khi xảy ra tai nạn giao thông, va chạm hoặc chấn thương. Trường hợp cơn đau dữ dội và ngày một tăng, người bệnh có khối u bất thường, đau cổ vai gáy kèm theo buồn nôn, sốt… cũng cần đến cơ sở y tế ngay.

    Phòng ngừa cơn đau cổ vai gáy

    Để phòng ngừa cũng như hạn chế các triệu chứng do đau cổ vai gáy gây ra, người có nguy cơ cao cần tránh những công việc ảnh hưởng đến phần cổ vai gáy. Một số bài tập luyện cũng sẽ giúp người bệnh cải thiện được tư thế ngủ, làm việc đúng.

    Triệu chứng cảnh báo cần đi khám đau cổ vai gáy- Ảnh 2.

    Duy trì tư thế đúng và tập luyện một số bài tập là cách để hạn chế cơn đau do cổ vai gáy.

    Dưới đây là những phương pháp để phòng ngừa cũng như hạn chế các cơn đau cổ vai gáy tái phát:

    – Duy trì tư thế lúc ngủ: Việc dùng gối và đệm không phù hợp có thể ảnh hưởng đến tư thế khi ngủ. Do vậy cần chọn gối và đệm phù hợp để giữ phần cổ, vai và gáy thẳng. Nên chọn gối có độ cao, độ mềm vừa phải và tốt nhất ngang với cổ. Không nên chọn đệm quá mềm vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thay vào đó nên chọn đệm có độ đàn hồi tốt để giúp nâng đỡ cơ thể.

    – Có thời gian nghỉ ngơi và hạn chế các công việc ảnh hưởng đến vùng cổ vai gáy. Không nên vận động quá sức và nếu cảm thấy đau cần phải nghỉ ngơi ngay lập tức. Việc dùng điện thoại, máy tính trong thời gian quá dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ đau cổ vai gáy.

    – Duy trì tập luyện và tư thế đúng lúc làm việc. Một số bài tập có tác dụng tăng cường phần cơ cổ vai gáy sẽ giúp nới lỏng phần cơ bị căng cứng, giảm đau và cải thiện vận động cho khu vực này. Bên cạnh đó, cần duy trì tư thế ngồi làm việc đúng kết hợp với tập luyện sẽ giúp hạn chế tái phát cơn đau. Những bài tập đơn giản có thể áp dụng là:

    + Đứng thẳng, lưng hơi uốn cong lên. Từ từ cuộn vai lên rồi đưa xuống theo vòng tròn. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần sau đó đổi hướng xoay vai về trước và lặp lại 10 lần.

    + Đẩy cằm về trước rồi từ từ kéo về phía cổ họng của bạn (hơi chếch xuống). Giữ cằm song song với sàn nhà, lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Triệu chứng cảnh báo cần đi khám đau cổ vai gáy

    Khi nào cần đi khám đau cổ vai gáy?

    Hội chứng đau cổ vai gáy khá phổ biến với người già hoặc dân văn phòng. Thông thường đau cổ vai gáy sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức cơ bắp và khó khăn khi cử động tại vùng này do cơ ở phần vai căng ra.

    Tình trạng đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy, cơn đau cũng có thể lan sang phần vai, hai cánh tay. Một số dấu hiệu nhận biết cơn đau cổ vai gáy là:

    • Khả năng xoay cổ (xoay sang hai bên) bị hạn chế.
    • Đau tăng khi vận động hoặc thực hiện các động tác cử động tay, cổ, nghiêng đầu.
    • Khi nằm ngủ thường thấy nặng nề nhất là khi sử dụng gối không phù hợp hoặc ngủ không đúng tư thế.
    • Vùng cổ vai gáy co cứng, tê, nhức. Cảm giác này có thể lan xuống cánh tay, ngón tay.
    • Cơ thể cảm giác mệt mỏi và mất cân bằng.
    Triệu chứng cảnh báo cần đi khám đau cổ vai gáy- Ảnh 1.

    Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng đau cổ vai gáy có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

    Thông thường khi cơ thể xuất hiện đau mỏi cổ vai gáy gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám tìm nguyên nhân. Thậm chí trong những trường hợp đau mỏi cổ vai gáy gây tê bì chân tay đã thực hiện điều trị theo phác đồ từ 3-6 tháng nhưng không có hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét đến phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân (nếu có).

    Một số trường hợp cần phải đi khám đau cổ vai gáy ngay lập tức nếu có xuất hiện cơn đau sau khi xảy ra tai nạn giao thông, va chạm hoặc chấn thương. Trường hợp cơn đau dữ dội và ngày một tăng, người bệnh có khối u bất thường, đau cổ vai gáy kèm theo buồn nôn, sốt… cũng cần đến cơ sở y tế ngay.

    Phòng ngừa cơn đau cổ vai gáy

    Để phòng ngừa cũng như hạn chế các triệu chứng do đau cổ vai gáy gây ra, người có nguy cơ cao cần tránh những công việc ảnh hưởng đến phần cổ vai gáy. Một số bài tập luyện cũng sẽ giúp người bệnh cải thiện được tư thế ngủ, làm việc đúng.

    Triệu chứng cảnh báo cần đi khám đau cổ vai gáy- Ảnh 2.

    Duy trì tư thế đúng và tập luyện một số bài tập là cách để hạn chế cơn đau do cổ vai gáy.

    Dưới đây là những phương pháp để phòng ngừa cũng như hạn chế các cơn đau cổ vai gáy tái phát:

    – Duy trì tư thế lúc ngủ: Việc dùng gối và đệm không phù hợp có thể ảnh hưởng đến tư thế khi ngủ. Do vậy cần chọn gối và đệm phù hợp để giữ phần cổ, vai và gáy thẳng. Nên chọn gối có độ cao, độ mềm vừa phải và tốt nhất ngang với cổ. Không nên chọn đệm quá mềm vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thay vào đó nên chọn đệm có độ đàn hồi tốt để giúp nâng đỡ cơ thể.

    – Có thời gian nghỉ ngơi và hạn chế các công việc ảnh hưởng đến vùng cổ vai gáy. Không nên vận động quá sức và nếu cảm thấy đau cần phải nghỉ ngơi ngay lập tức. Việc dùng điện thoại, máy tính trong thời gian quá dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ đau cổ vai gáy.

    – Duy trì tập luyện và tư thế đúng lúc làm việc. Một số bài tập có tác dụng tăng cường phần cơ cổ vai gáy sẽ giúp nới lỏng phần cơ bị căng cứng, giảm đau và cải thiện vận động cho khu vực này. Bên cạnh đó, cần duy trì tư thế ngồi làm việc đúng kết hợp với tập luyện sẽ giúp hạn chế tái phát cơn đau. Những bài tập đơn giản có thể áp dụng là:

    + Đứng thẳng, lưng hơi uốn cong lên. Từ từ cuộn vai lên rồi đưa xuống theo vòng tròn. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần sau đó đổi hướng xoay vai về trước và lặp lại 10 lần.

    + Đẩy cằm về trước rồi từ từ kéo về phía cổ họng của bạn (hơi chếch xuống). Giữ cằm song song với sàn nhà, lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.