spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Ứng phó với 3 vấn đề thường gặp khi đi du lịch

    spot_img

    1. Say tàu xe khi đi du lịch

    Chứng say tàu xe hay xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em ở các mức độ khác nhau. Nhẹ thì buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, rạo rực khó chịu. Nặng thì nôn mật vàng, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, thậm chí có thể tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…

    Cách ứng phó:

    – Trước khi lên tàu xe không nên ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói.

    – Có thể uống thuốc chống nôn theo chỉ dẫn, có thể dùng cao salonpas dán vào rốn.

    – Ngồi trên xe mắt nhìn thẳng ra xa, nên chọn nơi thoáng gió, miệng ngậm một lát gừng tươi hoặc ô mai gừng, dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan (ở mặt trước cẳng tay, phía trên lằn chỉ cổ tay chừng 4 cm, ở giữa hai gân nổi khi gấp bàn tay vào cẳng tay).

    – Khi xe quay đầu, lượn vòng hoặc đi vào chỗ đường xóc nên ngả người theo xe.

    – Khi máy bay cất hoặc hạ cánh nên hít một hơi thật sâu để hạn chế cảm giác khó chịu.

    – Cuối cùng hạn chế đọc, nhắm mắt lại cũng có tác dụng.

    Tác dụng của huyệt nội quan và ứng dụng trong điều trị bệnh

    Dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan có tác dụng chữa say tàu xe.

    2. Rối loạn tiêu hóa

    Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi đi du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống, viêm dạ dày – ruột cấp tính, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính… có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau: Nhẹ thì đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn, đi lỏng; nặng thì phát sốt, đau bụng, thượng thổ hạ tả, thậm chí có thể tụt huyết áp do mất nước và điện giải.

    Cách ứng phó:

    – Không dùng nhiều đồ ăn có tính lạnh, nên ăn các đồ ăn thức uống quen thuộc, ấm nóng và dễ tiêu, rất thận trọng khi dùng các thực phẩm mới lạ, chú ý sử dụng các gia vị có tính ấm nóng và kích thích tiêu hóa như tỏi, gừng, hạt tiêu...

    – Dùng nước khoáng và nước trà vì cả hai đều có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá. Nước khoáng cung cấp các chất điện giải và làm kiềm hóa nước tiểu. Nước trà còn có tác dụng làm cho đầu óc tỉnh táo.

    – Chú ý ăn uống đúng giờ giấc để tránh làm thương tổn tỳ vị.

    – Người bị viêm dạ dày ruột mạn tính nên mang theo đủ thuốc dự phòng.

    3. Cảm mạo

    Chứng cảm mạo xảy ra do cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, mất mồ hôi nhiều do nóng bức và hoạt động thể lực nhiều, lạm dụng đồ uống lạnh… làm giảm sức chống đỡ của niêm mạc mũi họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

    Hơn nữa, các khu du lịch thường rất đông người, chỉ cần một vài người bị cảm cúm là có thể lây lan rất nhanh sang những người khác. Biểu hiện chủ yếu là ngây ngấy sốt, rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, đau mình mẩy, thậm chí có thể sốt cao, ho nhiều.

    7 lý do tuyệt vời nên thêm tỏi vào bữa ăn mỗi

    Có thể yêu cầu dùng thêm tỏi trong bữa ăn phòng ngừa cảm mạo và kích thích tiêu hóa

    Phòng ngừa cảm mạo cần lưu ý:

    • Không lạm dụng đồ uống có nhiều nước đá, nhiệt độ phòng ngủ có máy điều hòa không nên để quá thấp,
    • Súc miệng nước muối sinh lý hoặc ngậm kẹo bạc hà để phòng chống viêm họng,
    • Có thể dùng thêm nhiều tỏi trong bữa ăn.
    • Dùng các loại trà dược cổ truyền như trà hoa cúc, trà kim ngân hoa
    • Hạn chế hoặc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cảm mạo…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Ứng phó với 3 vấn đề thường gặp khi đi du lịch

    1. Say tàu xe khi đi du lịch

    Chứng say tàu xe hay xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em ở các mức độ khác nhau. Nhẹ thì buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, rạo rực khó chịu. Nặng thì nôn mật vàng, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, thậm chí có thể tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…

    Cách ứng phó:

    – Trước khi lên tàu xe không nên ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói.

    – Có thể uống thuốc chống nôn theo chỉ dẫn, có thể dùng cao salonpas dán vào rốn.

    – Ngồi trên xe mắt nhìn thẳng ra xa, nên chọn nơi thoáng gió, miệng ngậm một lát gừng tươi hoặc ô mai gừng, dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan (ở mặt trước cẳng tay, phía trên lằn chỉ cổ tay chừng 4 cm, ở giữa hai gân nổi khi gấp bàn tay vào cẳng tay).

    – Khi xe quay đầu, lượn vòng hoặc đi vào chỗ đường xóc nên ngả người theo xe.

    – Khi máy bay cất hoặc hạ cánh nên hít một hơi thật sâu để hạn chế cảm giác khó chịu.

    – Cuối cùng hạn chế đọc, nhắm mắt lại cũng có tác dụng.

    Tác dụng của huyệt nội quan và ứng dụng trong điều trị bệnh

    Dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan có tác dụng chữa say tàu xe.

    2. Rối loạn tiêu hóa

    Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi đi du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống, viêm dạ dày – ruột cấp tính, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính… có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau: Nhẹ thì đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn, đi lỏng; nặng thì phát sốt, đau bụng, thượng thổ hạ tả, thậm chí có thể tụt huyết áp do mất nước và điện giải.

    Cách ứng phó:

    – Không dùng nhiều đồ ăn có tính lạnh, nên ăn các đồ ăn thức uống quen thuộc, ấm nóng và dễ tiêu, rất thận trọng khi dùng các thực phẩm mới lạ, chú ý sử dụng các gia vị có tính ấm nóng và kích thích tiêu hóa như tỏi, gừng, hạt tiêu...

    – Dùng nước khoáng và nước trà vì cả hai đều có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá. Nước khoáng cung cấp các chất điện giải và làm kiềm hóa nước tiểu. Nước trà còn có tác dụng làm cho đầu óc tỉnh táo.

    – Chú ý ăn uống đúng giờ giấc để tránh làm thương tổn tỳ vị.

    – Người bị viêm dạ dày ruột mạn tính nên mang theo đủ thuốc dự phòng.

    3. Cảm mạo

    Chứng cảm mạo xảy ra do cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, mất mồ hôi nhiều do nóng bức và hoạt động thể lực nhiều, lạm dụng đồ uống lạnh… làm giảm sức chống đỡ của niêm mạc mũi họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

    Hơn nữa, các khu du lịch thường rất đông người, chỉ cần một vài người bị cảm cúm là có thể lây lan rất nhanh sang những người khác. Biểu hiện chủ yếu là ngây ngấy sốt, rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, đau mình mẩy, thậm chí có thể sốt cao, ho nhiều.

    7 lý do tuyệt vời nên thêm tỏi vào bữa ăn mỗi

    Có thể yêu cầu dùng thêm tỏi trong bữa ăn phòng ngừa cảm mạo và kích thích tiêu hóa

    Phòng ngừa cảm mạo cần lưu ý:

    • Không lạm dụng đồ uống có nhiều nước đá, nhiệt độ phòng ngủ có máy điều hòa không nên để quá thấp,
    • Súc miệng nước muối sinh lý hoặc ngậm kẹo bạc hà để phòng chống viêm họng,
    • Có thể dùng thêm nhiều tỏi trong bữa ăn.
    • Dùng các loại trà dược cổ truyền như trà hoa cúc, trà kim ngân hoa
    • Hạn chế hoặc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cảm mạo…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.