spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Vì sao người nhiễm HIV thường mắc bệnh lao?

    spot_img

    Mối liên hệ giữa HIV và bệnh lao

    Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xảy ra thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. HIV làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở những người nhiễm HIV. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh lao cao gấp 18 lần so với người không nhiễm HIV.

    Nhiễm trùng với cả HIV và lao được gọi là đồng nhiễm HIV/lao. Nhiễm trùng lao tiềm ẩn không được điều trị có nhiều khả năng tiến triển thành bệnh lao ở những người nhiễm HIV hơn là ở những người không nhiễm HIV. Ở những người nhiễm HIV, bệnh lao được coi là tình trạng xác định AIDS. Tình trạng xác định AIDS là các bệnh nhiễm trùng và ung thư đe dọa tính mạng ở những người nhiễm HIV.

    Thuốc trị HIV bảo vệ hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa HIV tiến triển thành hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở những người bị nhiễm HIV và lao tiềm ẩn, điều trị bằng thuốc HIV và lao làm giảm khả năng nhiễm lao tiềm ẩn tiến triển thành bệnh lao.

    Những người bị đồng nhiễm HIV/lao nên được điều trị cả HIV và lao. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu điều trị và loại thuốc nào cần dùng tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của từng người. Dùng một số loại thuốc điều trị HIV và lao cùng lúc, có thể làm tăng nguy cơ tương tác thuốc- thuốc và tác dụng phụ. Những người đang được điều trị đồng nhiễm HIV/lao được các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo dõi cẩn thận.

    Nếu bạn bị nhiễm đồng thời HIV/lao, hãy trao đổi với bác sĩ về phác đồ điều trị phù hợp với bạn.

    PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc – Nguyên trưởng khoa truyền nhiễm BV Bạch Mai cho biết, vấn đề đồng nhiễm HIV/lao nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tích cực sẽ càng khiến cho sức khỏe người bệnh nhanh chóng suy giảm, đồng nhiễm thêm nhiều bệnh lý nhiễm trùng cơ hội khác. Từ đó dẫn đến tỉ lệ tử vong ở người đồng nhiễm HIV/lao rất cao.

    Giải pháp phòng đồng nhiễm HIV/lao

    Để giảm gánh nặng lao ở người nhiễm HIV, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo:

    Xét nghiệm HIV cho tất cả bệnh nhân lao: Việc xác định tình trạng HIV sớm giúp bệnh nhân được tiếp cận kịp thời với các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

    – Cung cấp sớm liệu pháp kháng retrovirus (ART) cho người nhiễm HIV mắc lao càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý đến tương tác thuốc và độc tính khi kết hợp thuốc kháng lao và kháng HIV.

    – Sàng lọc lao cho người nhiễm HIV mỗi lần đi khám bệnh. Việc tầm soát lao chủ động, định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa lây nhiễm trong cộng đồng.

    – Cung cấp liệu pháp dự phòng lao bằng isoniazid (IPT) cho người nhiễm HIV sau khi loại trừ lao hoạt động.

    – Tăng cường truyền thông, tư vấn và hỗ trợ tuân thủ điều trị cũng góp phần cải thiện hiệu quả các can thiệp.

    Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm lao tại các cơ sở y tế như thông khí, sàng lọc triệu chứng, phân luồng bệnh nhân, sử dụng khẩu trang y tế. Biện pháp này cũng rất quan trọng để bảo vệ người nhiễm HIV.

    Vì sao người nhiễm HIV thường mắc bệnh lao?- Ảnh 2.

    Cần xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao và xét nghiệm lao cho bệnh nhân HIV

    Đối với người nhiễm HIV, cần thực hiện các biện pháp:

    – Có thái độ sống tích cực, lành mạnh và giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan, vui vẻ.

    – Thường xuyên lưu ý tới các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là các triệu chứng lâm sàng điển hình ở thể lao thực sự.

    – Theo dõi và thăm khám, tầm soát định kỳ bệnh lao.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Vì sao người nhiễm HIV thường mắc bệnh lao?

    Mối liên hệ giữa HIV và bệnh lao

    Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xảy ra thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. HIV làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở những người nhiễm HIV. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh lao cao gấp 18 lần so với người không nhiễm HIV.

    Nhiễm trùng với cả HIV và lao được gọi là đồng nhiễm HIV/lao. Nhiễm trùng lao tiềm ẩn không được điều trị có nhiều khả năng tiến triển thành bệnh lao ở những người nhiễm HIV hơn là ở những người không nhiễm HIV. Ở những người nhiễm HIV, bệnh lao được coi là tình trạng xác định AIDS. Tình trạng xác định AIDS là các bệnh nhiễm trùng và ung thư đe dọa tính mạng ở những người nhiễm HIV.

    Thuốc trị HIV bảo vệ hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa HIV tiến triển thành hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở những người bị nhiễm HIV và lao tiềm ẩn, điều trị bằng thuốc HIV và lao làm giảm khả năng nhiễm lao tiềm ẩn tiến triển thành bệnh lao.

    Những người bị đồng nhiễm HIV/lao nên được điều trị cả HIV và lao. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu điều trị và loại thuốc nào cần dùng tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của từng người. Dùng một số loại thuốc điều trị HIV và lao cùng lúc, có thể làm tăng nguy cơ tương tác thuốc- thuốc và tác dụng phụ. Những người đang được điều trị đồng nhiễm HIV/lao được các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo dõi cẩn thận.

    Nếu bạn bị nhiễm đồng thời HIV/lao, hãy trao đổi với bác sĩ về phác đồ điều trị phù hợp với bạn.

    PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc – Nguyên trưởng khoa truyền nhiễm BV Bạch Mai cho biết, vấn đề đồng nhiễm HIV/lao nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tích cực sẽ càng khiến cho sức khỏe người bệnh nhanh chóng suy giảm, đồng nhiễm thêm nhiều bệnh lý nhiễm trùng cơ hội khác. Từ đó dẫn đến tỉ lệ tử vong ở người đồng nhiễm HIV/lao rất cao.

    Giải pháp phòng đồng nhiễm HIV/lao

    Để giảm gánh nặng lao ở người nhiễm HIV, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo:

    Xét nghiệm HIV cho tất cả bệnh nhân lao: Việc xác định tình trạng HIV sớm giúp bệnh nhân được tiếp cận kịp thời với các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

    – Cung cấp sớm liệu pháp kháng retrovirus (ART) cho người nhiễm HIV mắc lao càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý đến tương tác thuốc và độc tính khi kết hợp thuốc kháng lao và kháng HIV.

    – Sàng lọc lao cho người nhiễm HIV mỗi lần đi khám bệnh. Việc tầm soát lao chủ động, định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa lây nhiễm trong cộng đồng.

    – Cung cấp liệu pháp dự phòng lao bằng isoniazid (IPT) cho người nhiễm HIV sau khi loại trừ lao hoạt động.

    – Tăng cường truyền thông, tư vấn và hỗ trợ tuân thủ điều trị cũng góp phần cải thiện hiệu quả các can thiệp.

    Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm lao tại các cơ sở y tế như thông khí, sàng lọc triệu chứng, phân luồng bệnh nhân, sử dụng khẩu trang y tế. Biện pháp này cũng rất quan trọng để bảo vệ người nhiễm HIV.

    Vì sao người nhiễm HIV thường mắc bệnh lao?- Ảnh 2.

    Cần xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao và xét nghiệm lao cho bệnh nhân HIV

    Đối với người nhiễm HIV, cần thực hiện các biện pháp:

    – Có thái độ sống tích cực, lành mạnh và giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan, vui vẻ.

    – Thường xuyên lưu ý tới các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là các triệu chứng lâm sàng điển hình ở thể lao thực sự.

    – Theo dõi và thăm khám, tầm soát định kỳ bệnh lao.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.