spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Viêm tai giữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

    spot_img

    Do sức đề kháng yếu, vòi nhĩ rộng và ngắn nên trẻ em thường bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn.

    1. Tổng quan về tai giữa

    Tai giữa có nhiệm vụ chính là truyền các rung động từ màng nhĩ đến tai trong thông qua chuỗi xương con, giúp chúng ta nghe được âm thanh.

    Tai được chia thành 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

    Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.

    Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut,…

    Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,…

    Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa thường được chia thành các loại bao gồm:

    • Viêm tai giữa cấp tính: Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
    • Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ (thường trên 12 tuần).
    • Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ lại phía sau màng tai.

    2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa

    Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra. Tình trạng nhiễm trùng cũng thường xảy ra do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi sau (viêm VA), vùng họng và vòi nhĩ.

    • Vòi nhĩ (vòi Eustachian): Là một ống vòi tai có kích thước rất hẹp, nối tai giữa và vòm họng. Vòi nhĩ làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất không khí và làm mới không khí trong tai, đồng thời thoát chất tiết bình thường từ tai giữa. Khi vòi nhĩ bị sưng có thể làm tắc nghẽn, khiến chất lỏng tích tụ trong tai giữa gây nhiễm trùng. Ở trẻ em, các vòi nhĩ chưa phát triển nên thường hẹp và nằm ngang hơn, khiến cho việc thoát nước khó khăn dẫn đến dễ bị nhiễm trùng tai giữa.
    • VA (Adenoids ): Là mô lympho nhỏ nằm ở phía sau mũi, có vai trò trong hoạt động như một hệ miễn dịch. Do VA nằm gần chỗ mở của các vòi nhĩ, nên khi VA bị viêm sưng to, có thể làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa. Viêm tai giữa do viêm VA thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
    • Cơ địa hoặc dùng thuốc không đúng cách: Cơ địa viêm mũi dị ứng, hen suyễn, tiếp xúc khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, không được bú mẹ 6 tháng đầu, nhà đông con… các bé này rất dễ bị viêm nhiễm hô hấp, hay bị V.A lớn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

    3. Triệu chứng viêm tai giữa

    Triệu chứng nhiễm trùng tai thường nhanh chóng và biểu hiện khác nhau giữa người lớn và trẻ em.

    Trẻ em thường có các dấu hiệu viêm tai giữa: đau tai, đặc biệt khi nằm; khó ngủ; khóc nhiều; nghe kém hoặc phản ứng kém với âm thanh; mất thăng bằng; sốt 38 độ trở lên; dịch chảy ra từ tai; đau đầu; ăn/bú kém.

    Ở người lớn có các dấu hiệu: cảm giác đau nhức trong tai, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khả năng học tập và làm việc. Viêm tai giữa còn gây đau đầu kéo dài có thể khiến người bệnh mất ngủ và gây mệt mỏi kéo dài cho cơ thể.Cơ thể sốt nhẹ đến sốt vừa, có dịch trong tai, nghe không rõ.

    4. Điều trị viêm tai giữa

    Để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại để nội soi tai và đo chức năng tai.

    Các nhóm thuốc điều trị bao gồm kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc nhỏ tai. Lưu ý kháng sinh điều trị đợt cấp viêm tai giữa mạn có nhiều nhóm.

    Có một số trường hợp điều trị kháng sinh kéo dài không đáp ứng, bệnh nhân được lấy mủ cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị. Bác sĩ sẽ dùng ống hút và que bông chuyên dùng để làm sạch mủ đọng ở ống tai, giúp dẫn lưu mủ trong tai giữa ra ngoài tốt hơn và sử dụng thuốc nhỏ tai hiệu quả hơn.

    Cần lưu ý thuốc nhỏ tai cũng có nhiều loại, những thành phần có Neomycin rất độc cho tai trong, có thể gây nên nghe kém khi dùng cho bệnh nhân thủng màng nhĩ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô. Ảnh minh họa

    Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô. Ảnh minh họa

    5. Dự phòng bệnh viêm tai giữa tái phát

    Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô:

    • Hạn chế nước vào tai: có thể sử dụng nút bông hoặc núm tai bảo vệ khi tắm gội hoặc đi bơi.
    • Hạn chế ngoáy tai, sử dụng chung đồ vệ sinh tai với người khác hoặc lấy ráy tai ngoài hàng cắt tóc. Các thói quen này dễ dẫn đến viêm ống tai ngoài, nếu không điều trị kịp thời tổn thương có thể qua lỗ thủng màng nhĩ gây viêm tai giữa tái phát.
    • Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
    • Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên – nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên.
    • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
    • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
    • Khi có biểu hiệm viêm mũi họng bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm để có thể tránh các biến chứng viêm tai giữa xảy ra.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.

    Viêm tai giữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

    Do sức đề kháng yếu, vòi nhĩ rộng và ngắn nên trẻ em thường bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn.

    1. Tổng quan về tai giữa

    Tai giữa có nhiệm vụ chính là truyền các rung động từ màng nhĩ đến tai trong thông qua chuỗi xương con, giúp chúng ta nghe được âm thanh.

    Tai được chia thành 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

    Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.

    Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut,…

    Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,…

    Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa thường được chia thành các loại bao gồm:

    • Viêm tai giữa cấp tính: Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
    • Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ (thường trên 12 tuần).
    • Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ lại phía sau màng tai.

    2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa

    Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra. Tình trạng nhiễm trùng cũng thường xảy ra do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi sau (viêm VA), vùng họng và vòi nhĩ.

    • Vòi nhĩ (vòi Eustachian): Là một ống vòi tai có kích thước rất hẹp, nối tai giữa và vòm họng. Vòi nhĩ làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất không khí và làm mới không khí trong tai, đồng thời thoát chất tiết bình thường từ tai giữa. Khi vòi nhĩ bị sưng có thể làm tắc nghẽn, khiến chất lỏng tích tụ trong tai giữa gây nhiễm trùng. Ở trẻ em, các vòi nhĩ chưa phát triển nên thường hẹp và nằm ngang hơn, khiến cho việc thoát nước khó khăn dẫn đến dễ bị nhiễm trùng tai giữa.
    • VA (Adenoids ): Là mô lympho nhỏ nằm ở phía sau mũi, có vai trò trong hoạt động như một hệ miễn dịch. Do VA nằm gần chỗ mở của các vòi nhĩ, nên khi VA bị viêm sưng to, có thể làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa. Viêm tai giữa do viêm VA thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
    • Cơ địa hoặc dùng thuốc không đúng cách: Cơ địa viêm mũi dị ứng, hen suyễn, tiếp xúc khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, không được bú mẹ 6 tháng đầu, nhà đông con… các bé này rất dễ bị viêm nhiễm hô hấp, hay bị V.A lớn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

    3. Triệu chứng viêm tai giữa

    Triệu chứng nhiễm trùng tai thường nhanh chóng và biểu hiện khác nhau giữa người lớn và trẻ em.

    Trẻ em thường có các dấu hiệu viêm tai giữa: đau tai, đặc biệt khi nằm; khó ngủ; khóc nhiều; nghe kém hoặc phản ứng kém với âm thanh; mất thăng bằng; sốt 38 độ trở lên; dịch chảy ra từ tai; đau đầu; ăn/bú kém.

    Ở người lớn có các dấu hiệu: cảm giác đau nhức trong tai, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khả năng học tập và làm việc. Viêm tai giữa còn gây đau đầu kéo dài có thể khiến người bệnh mất ngủ và gây mệt mỏi kéo dài cho cơ thể.Cơ thể sốt nhẹ đến sốt vừa, có dịch trong tai, nghe không rõ.

    4. Điều trị viêm tai giữa

    Để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại để nội soi tai và đo chức năng tai.

    Các nhóm thuốc điều trị bao gồm kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc nhỏ tai. Lưu ý kháng sinh điều trị đợt cấp viêm tai giữa mạn có nhiều nhóm.

    Có một số trường hợp điều trị kháng sinh kéo dài không đáp ứng, bệnh nhân được lấy mủ cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị. Bác sĩ sẽ dùng ống hút và que bông chuyên dùng để làm sạch mủ đọng ở ống tai, giúp dẫn lưu mủ trong tai giữa ra ngoài tốt hơn và sử dụng thuốc nhỏ tai hiệu quả hơn.

    Cần lưu ý thuốc nhỏ tai cũng có nhiều loại, những thành phần có Neomycin rất độc cho tai trong, có thể gây nên nghe kém khi dùng cho bệnh nhân thủng màng nhĩ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô. Ảnh minh họa

    Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô. Ảnh minh họa

    5. Dự phòng bệnh viêm tai giữa tái phát

    Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô:

    • Hạn chế nước vào tai: có thể sử dụng nút bông hoặc núm tai bảo vệ khi tắm gội hoặc đi bơi.
    • Hạn chế ngoáy tai, sử dụng chung đồ vệ sinh tai với người khác hoặc lấy ráy tai ngoài hàng cắt tóc. Các thói quen này dễ dẫn đến viêm ống tai ngoài, nếu không điều trị kịp thời tổn thương có thể qua lỗ thủng màng nhĩ gây viêm tai giữa tái phát.
    • Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
    • Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên – nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên.
    • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
    • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
    • Khi có biểu hiệm viêm mũi họng bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm để có thể tránh các biến chứng viêm tai giữa xảy ra.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.