spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?

    spot_img

    1. Các biện pháp điều trị vôi hóa cột sống

    Người bệnh bị vôi hóa cột sống, được phát hiện sớm và nguyên nhân gây bệnh không phải là do biến chứng của bệnh lý mạn tính khác gây ra, có thể điều trị bằng tập luyện và vật lý trị liệu.

    Mục đích điều trị là phục hồi chức năng, cải thiện tính linh hoạt của cột sống bằng các bài tập phù hợp. Trường hợp có những cơn đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau giúp bệnh nhân dễ chịu.

    • Chỉnh tư thế đúng trong mọi hoạt động, đặc biệt là khi ngồi dậy sau khi ngủ, tư thế ngồi, tư thế đứng.
    • Nằm ngửa để giảm áp lực lên cột sống, hạn chế tình trạng bị cong vẹo cột sống.
    • Nghỉ ngơi hợp lý để cột sống có đủ thời gian phục hồi chức năng.
    • Luyện tập những bài tập hỗ trợ chỉnh và tăng cường sức khỏe lưng, cột sống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
    • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nếu có những cơn đau làm ảnh hưởng đến chất lượng sống.
    • Tiêm ngoài màng cứng bằng nội soi để cải thiện và phục hồi tình trạng tổn thương ở cột sống.
    Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Vôi hóa cột sống do nhiều nguyên nhân.

    1.1 Các thuốc điều trị vôi hóa cột sống

    Các thuốc thường được chỉ định gồm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ, hỗ trợ sụn khớp. Các thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa. Sử dụng thuốc giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

    Thuốc giảm đau: Paracetamol…

    – Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam, piroxicam…

    Thuốc giãn cơ: Mydocalm, cyclobenzaprine, baclofen, metaxalone có tác dụng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, ức chế co thắt giúp giảm đau hiệu quả.

    – Thuốc hỗ trợ sụn khớp: Glucosamine, chondroitin hiện nay vẫn không có chỉ định dùng phổ biến và chưa có các tài liệu nghiên cứu chính thức về vai trò cũng như hiệu quả điều trị của thuốc trong bệnh lý vôi hóa cột sống.

    Lưu ý: Các thuốc điều trị vôi hóa cột sống cần có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý dùng để tránh tác dụng phụ. Các thuốc không có tác dụng điều trị triệt để, cần kết hợp điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc.

    1.2. Phương pháp không dùng thuốc

    Vật lý trị liệu: Là phương pháp cải thiện chứng vôi hóa cột sống hiệu quả. Các phương này gồm siêu âm trị liệu, xoa bóp, nhiệt trị liệu… khá an toàn và có hiệu quả lâu dài.

    – Y học cổ truyền: Có thể áp dụng một số phương pháp như châm cứu, bấm huyệt nhằm điều trị giảm đau do vôi hóa cột sống.

    Khi kết hợp các phương pháp điều trị với thay đổi lối sống, triệu chứng vôi hóa cột sống có thể được cải thiện song người bệnh cần kiên trì thực hiện. Khi đã thực hiện tốt, bài bản các phương pháp điều trị nhưng không giảm đau, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng.

    1.3 Phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống

    Khi bệnh nhân không đáp ứng được những phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật cột sống. Đây không phải là một phương pháp ưu tiên do tính rủi ro khá cao. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cẩn thận xem xét dựa trên sức khỏe và tình trạng bệnh của người bệnh để chỉ định mổ hở hoặc nội soi.

    Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?- Ảnh 3.

    Các thuốc chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng đau cho bệnh nhân vôi hóa cột sống.

    2. Lưu ý khi điều trị vôi hóa cột sống

    – Các loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể giảm triệu chứng đau, nhưng không phải là thuốc điều trị bệnh. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Do đó phải thận trọng khi sử dụng. Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng và đủ liều, không dùng thuốc kéo dài, không tự ý tăng hoặc giảm liều…

    – Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế tình trạng ngồi/đứng lâu một tư thế. Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế.

    – Có chế độ ăn uống khoa học và luôn giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng.

    – Thường xuyên tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức và hỗ trợ khớp như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh…

    – Điều trị tốt các bệnh lý ảnh hưởng đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống lưng…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu- Ảnh 1.

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và...
    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu- Ảnh 1.

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và...
    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?- Ảnh 1.

    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?

    (Thông tin sức khỏe) - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức...

    bạn Nên đọc!

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và gặp các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, chế độ ăn uống trong mùa thu đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe, duy trì sự cân bằng của cơ thể và phòng tránh bệnh tật.

    Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?

    1. Các biện pháp điều trị vôi hóa cột sống

    Người bệnh bị vôi hóa cột sống, được phát hiện sớm và nguyên nhân gây bệnh không phải là do biến chứng của bệnh lý mạn tính khác gây ra, có thể điều trị bằng tập luyện và vật lý trị liệu.

    Mục đích điều trị là phục hồi chức năng, cải thiện tính linh hoạt của cột sống bằng các bài tập phù hợp. Trường hợp có những cơn đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau giúp bệnh nhân dễ chịu.

    • Chỉnh tư thế đúng trong mọi hoạt động, đặc biệt là khi ngồi dậy sau khi ngủ, tư thế ngồi, tư thế đứng.
    • Nằm ngửa để giảm áp lực lên cột sống, hạn chế tình trạng bị cong vẹo cột sống.
    • Nghỉ ngơi hợp lý để cột sống có đủ thời gian phục hồi chức năng.
    • Luyện tập những bài tập hỗ trợ chỉnh và tăng cường sức khỏe lưng, cột sống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
    • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nếu có những cơn đau làm ảnh hưởng đến chất lượng sống.
    • Tiêm ngoài màng cứng bằng nội soi để cải thiện và phục hồi tình trạng tổn thương ở cột sống.
    Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Vôi hóa cột sống do nhiều nguyên nhân.

    1.1 Các thuốc điều trị vôi hóa cột sống

    Các thuốc thường được chỉ định gồm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ, hỗ trợ sụn khớp. Các thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa. Sử dụng thuốc giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

    Thuốc giảm đau: Paracetamol…

    – Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam, piroxicam…

    Thuốc giãn cơ: Mydocalm, cyclobenzaprine, baclofen, metaxalone có tác dụng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, ức chế co thắt giúp giảm đau hiệu quả.

    – Thuốc hỗ trợ sụn khớp: Glucosamine, chondroitin hiện nay vẫn không có chỉ định dùng phổ biến và chưa có các tài liệu nghiên cứu chính thức về vai trò cũng như hiệu quả điều trị của thuốc trong bệnh lý vôi hóa cột sống.

    Lưu ý: Các thuốc điều trị vôi hóa cột sống cần có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý dùng để tránh tác dụng phụ. Các thuốc không có tác dụng điều trị triệt để, cần kết hợp điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc.

    1.2. Phương pháp không dùng thuốc

    Vật lý trị liệu: Là phương pháp cải thiện chứng vôi hóa cột sống hiệu quả. Các phương này gồm siêu âm trị liệu, xoa bóp, nhiệt trị liệu… khá an toàn và có hiệu quả lâu dài.

    – Y học cổ truyền: Có thể áp dụng một số phương pháp như châm cứu, bấm huyệt nhằm điều trị giảm đau do vôi hóa cột sống.

    Khi kết hợp các phương pháp điều trị với thay đổi lối sống, triệu chứng vôi hóa cột sống có thể được cải thiện song người bệnh cần kiên trì thực hiện. Khi đã thực hiện tốt, bài bản các phương pháp điều trị nhưng không giảm đau, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng.

    1.3 Phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống

    Khi bệnh nhân không đáp ứng được những phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật cột sống. Đây không phải là một phương pháp ưu tiên do tính rủi ro khá cao. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cẩn thận xem xét dựa trên sức khỏe và tình trạng bệnh của người bệnh để chỉ định mổ hở hoặc nội soi.

    Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?- Ảnh 3.

    Các thuốc chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng đau cho bệnh nhân vôi hóa cột sống.

    2. Lưu ý khi điều trị vôi hóa cột sống

    – Các loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể giảm triệu chứng đau, nhưng không phải là thuốc điều trị bệnh. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Do đó phải thận trọng khi sử dụng. Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng và đủ liều, không dùng thuốc kéo dài, không tự ý tăng hoặc giảm liều…

    – Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế tình trạng ngồi/đứng lâu một tư thế. Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế.

    – Có chế độ ăn uống khoa học và luôn giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng.

    – Thường xuyên tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức và hỗ trợ khớp như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh…

    – Điều trị tốt các bệnh lý ảnh hưởng đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống lưng…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu- Ảnh 1.

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và...
    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu- Ảnh 1.

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và...
    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?- Ảnh 1.

    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?

    (Thông tin sức khỏe) - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức...

    bạn Nên đọc!

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và gặp các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, chế độ ăn uống trong mùa thu đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe, duy trì sự cân bằng của cơ thể và phòng tránh bệnh tật.