spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Xuyên tâm liên kháng sinh tự nhiên chữa bệnh đường hô hấp

    spot_img

    Công dụng của xuyên tâm liên

    Theo Đông y: Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn; vào 4 kinh Phế, Vị, Đại tràng và Tiểu tràng; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu thũng, chỉ thống (giảm đau); dùng chữa viêm phổi, ap-xe phổi, lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày, cảm mạo phát sốt, viêm họng, amiđan, xương khớp đau nhức, dùng ngoài chữa rắn độc cắn.

    Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Xuyên tâm liên là một “kháng sinh thiên nhiên” có tác dụng phổ rộng. Nước sắc cành lá xuyên tâm liên có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định đối với “liên cầu khuẩn viêm phổi” (streptococcus pneumoniae), “tụ cầu khuẩn vàng” (staphylococcus aureus), “trực khuẩn mủ xanh” (Bacillus pyocyaneus), trực khuẩn lỵ. Ngoài ra xuyên tâm liên còn có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, giải độc và tăng cường chức năng miễn dịch.

    Trên lâm sàng xuyên tâm liên được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ và điều trị các bệnh viêm nhiễm, bao gồm: Nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi, viêm xoang mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, …); nhiễm khuẩn tiêu hóa (viêm ruột cấp, kiết lỵ); viêm tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm thận bể thận); viêm da, mụn nhọt và những bệnh xoắn trùng… dùng ngoài không kể liều lượng, đắp vào nơi tổn thương, sưng tấy.

    Xuyên tâm liên kháng sinh tự nhiên chữa bệnh đường hô hấp- Ảnh 1.

    Xuyên tâm liên được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa

    Bài thuốc có xuyên tâm liên chữa bệnh đường hô hấp 

    Chữa ho có đờm: Xuyên tâm liên 12g, ngư tinh thảo (diếp cá) 10g, cát cánh 10g, đông qua nhân (hạt bí đao) 8g, cam thảo 8g; sắc nước uống trong ngày.

    Chữa bệnh cúm, hỗ trợ điều trị viêm phổi: Xuyên tâm liên tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g bột thuốc.

    Chống ho do viêm phổi: Xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo 8g; sắc nước uống trong ngày.

    Chữa ho gà: Dùng 3 lá xuyên tâm liên, hãm nước sôi, pha thêm chút mật ong vào uống ngày 3 lần.

    Chữa viêm khoang miệng, amiđan: Xuyên tâm liên tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 3g bột thuốc, hòa với mật ong và nước sôi uống.

    Xuyên tâm liên 15g, sắc nước uống trong ngày; đồng thời giã lá xuyên tâm liên vắt lấy nước cốt nhỏ vào lỗ mũi (nếu bị viêm xoang), nhỏ vào tai (nếu viêm tai giữa).

    Chữa cảm mạo phát sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Xuyên tâm liên tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g, chiêu thuốc bằng nước đã đun sôi.

    Xuyên tâm liên kháng sinh tự nhiên chữa bệnh đường hô hấp- Ảnh 2.

    Bột xuyên tâm liên hòa với mật ong và nước sôi uống chữa viêm khoang miệng, amidan

    Một số bài thuốc chữa bệnh khác tử xuyên tâm liên 

    – Rượu bổ: Rễ cây xuyên tâm liên 180g, phơi khô, tán nhỏ; lô hội 30g, cho vào bình gốm, thêm rượu 40 độ vào cho đủ 1 lít; ngâm sau khoảng 7-10 ngày là có thể sử dụng; mỗi ngày dùng 15-25 ml rượu này trong những trường hợp sức khỏe yếu, mệt mỏi, chán ăn…

    – Chữa lỵ trực khuẩn, lỵ a-mip, viêm ruột: Xuyên tâm liên 15 lá; sắc nước uống.

    – Chữa lỵ nhiễm khuẩn: Xuyên tâm liên 12g, ngư tinh thảo (diếp cá) 12g, hoàng bá 6g; sắc với nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

    – Chữa chàm âm nang : Xuyên tâm liên tán thành bột mịn 30g, pha thêm dầu vừng vào cho đủ 100ml; trộn đều, bôi vào chỗ bị bệnh ngày 3-4 lần.

    – Chữa tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng, nóng: Lá xuyên tâm liên tươi 15g, giã nát, thêm mật ong, hãm nước sôi uống.

    Kiêng kỵ: Xuyên tâm liên là vị thuốc có tính hàn, sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy; người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

    Mời bạn xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Xuyên tâm liên kháng sinh tự nhiên chữa bệnh đường hô hấp

    Công dụng của xuyên tâm liên

    Theo Đông y: Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn; vào 4 kinh Phế, Vị, Đại tràng và Tiểu tràng; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu thũng, chỉ thống (giảm đau); dùng chữa viêm phổi, ap-xe phổi, lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày, cảm mạo phát sốt, viêm họng, amiđan, xương khớp đau nhức, dùng ngoài chữa rắn độc cắn.

    Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Xuyên tâm liên là một “kháng sinh thiên nhiên” có tác dụng phổ rộng. Nước sắc cành lá xuyên tâm liên có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định đối với “liên cầu khuẩn viêm phổi” (streptococcus pneumoniae), “tụ cầu khuẩn vàng” (staphylococcus aureus), “trực khuẩn mủ xanh” (Bacillus pyocyaneus), trực khuẩn lỵ. Ngoài ra xuyên tâm liên còn có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, giải độc và tăng cường chức năng miễn dịch.

    Trên lâm sàng xuyên tâm liên được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ và điều trị các bệnh viêm nhiễm, bao gồm: Nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi, viêm xoang mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, …); nhiễm khuẩn tiêu hóa (viêm ruột cấp, kiết lỵ); viêm tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm thận bể thận); viêm da, mụn nhọt và những bệnh xoắn trùng… dùng ngoài không kể liều lượng, đắp vào nơi tổn thương, sưng tấy.

    Xuyên tâm liên kháng sinh tự nhiên chữa bệnh đường hô hấp- Ảnh 1.

    Xuyên tâm liên được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa

    Bài thuốc có xuyên tâm liên chữa bệnh đường hô hấp 

    Chữa ho có đờm: Xuyên tâm liên 12g, ngư tinh thảo (diếp cá) 10g, cát cánh 10g, đông qua nhân (hạt bí đao) 8g, cam thảo 8g; sắc nước uống trong ngày.

    Chữa bệnh cúm, hỗ trợ điều trị viêm phổi: Xuyên tâm liên tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g bột thuốc.

    Chống ho do viêm phổi: Xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo 8g; sắc nước uống trong ngày.

    Chữa ho gà: Dùng 3 lá xuyên tâm liên, hãm nước sôi, pha thêm chút mật ong vào uống ngày 3 lần.

    Chữa viêm khoang miệng, amiđan: Xuyên tâm liên tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 3g bột thuốc, hòa với mật ong và nước sôi uống.

    Xuyên tâm liên 15g, sắc nước uống trong ngày; đồng thời giã lá xuyên tâm liên vắt lấy nước cốt nhỏ vào lỗ mũi (nếu bị viêm xoang), nhỏ vào tai (nếu viêm tai giữa).

    Chữa cảm mạo phát sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Xuyên tâm liên tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g, chiêu thuốc bằng nước đã đun sôi.

    Xuyên tâm liên kháng sinh tự nhiên chữa bệnh đường hô hấp- Ảnh 2.

    Bột xuyên tâm liên hòa với mật ong và nước sôi uống chữa viêm khoang miệng, amidan

    Một số bài thuốc chữa bệnh khác tử xuyên tâm liên 

    – Rượu bổ: Rễ cây xuyên tâm liên 180g, phơi khô, tán nhỏ; lô hội 30g, cho vào bình gốm, thêm rượu 40 độ vào cho đủ 1 lít; ngâm sau khoảng 7-10 ngày là có thể sử dụng; mỗi ngày dùng 15-25 ml rượu này trong những trường hợp sức khỏe yếu, mệt mỏi, chán ăn…

    – Chữa lỵ trực khuẩn, lỵ a-mip, viêm ruột: Xuyên tâm liên 15 lá; sắc nước uống.

    – Chữa lỵ nhiễm khuẩn: Xuyên tâm liên 12g, ngư tinh thảo (diếp cá) 12g, hoàng bá 6g; sắc với nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

    – Chữa chàm âm nang : Xuyên tâm liên tán thành bột mịn 30g, pha thêm dầu vừng vào cho đủ 100ml; trộn đều, bôi vào chỗ bị bệnh ngày 3-4 lần.

    – Chữa tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng, nóng: Lá xuyên tâm liên tươi 15g, giã nát, thêm mật ong, hãm nước sôi uống.

    Kiêng kỵ: Xuyên tâm liên là vị thuốc có tính hàn, sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy; người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

    Mời bạn xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.