spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024
More

    Bé gái 5 tuổi bị chó thả rông cắn tới tấp, bác sĩ chỉ cách sơ cứu phòng bệnh dại

    spot_img

    Nghe tiếng trẻ khóc kêu cứu, hàng xóm xung quanh đã chạy ra hỗ trợ kịp thời. Sau khi được sơ cấp cứu và tiêm huyết thanh, tiêm vaccine phòng dại tại bệnh viện địa phương (tỉnh Hà Giang), bé gái được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi, điều trị.

    Trẻ vào Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương sáng ngày 28/3 trong tình trạng tỉnh táo, chơi ngoan, các vấn đề hô hấp và huyết động ổn định. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ có tổn thương xây xát nông lẫn vài điểm vết thương nhỏ sâu vùng cánh tay, vai, cạnh mắt và vùng môi trên bên phải.

    Bé gái 5 tuổi bị chó thả rông cắn tới tấp, bác sĩ chỉ cách sơ cứu phòng bệnh dại- Ảnh 1.

    Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đang chăm sóc bé gái bị chó cắn.

    Cách sơ cứu khi bị chó mèo cắn

    Theo BS. Hương Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi bị chó mèo cắn, cần rửa sạch vết thương ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng từ 10-15 phút. 

    Trường hợp nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 15 phút liên tục và rửa kỹ vết thương với cồn 70 độ.

    Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương. 

    Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc nam để điều trị. 

    Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

    Để phòng tránh chó mèo cắn, trẻ không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nên cho trẻ vui chơi ở những địa điểm an toàn, có sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ và người lớn.

    Biện pháp để phòng tránh bệnh dại

    • Tiêm phòng dại cho chó, mèo định kỳ hàng năm.
    • Khi có vết thương hở tránh tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo.
    • Khi bị chó mèo cắn cần sơ cứu theo các bước ngay lập tức và đến cơ sở y tế để được khám và tiêm phòng.
    • Vết thương bị động vật nghi dại cắn không nên khâu kín, băng bó hay, bôi thuốc kín.
    • Tuân thủ các biện pháp dự phòng để có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt lưu ý với những vết cắn vào các vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ.
    • Dự phòng dại bằng huyết thanh và vaccine là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng của người bệnh bị phơi nhiễm.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...

    bạn Nên đọc!

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống các gân chóp xoay, dây chằng phức tạp để giữ khớp vai có biên độ vận động lớn. Đôi khi, bệnh lý khớp vai còn cần phân biệt với bệnh lý cột sống cổ.

    Bé gái 5 tuổi bị chó thả rông cắn tới tấp, bác sĩ chỉ cách sơ cứu phòng bệnh dại

    Nghe tiếng trẻ khóc kêu cứu, hàng xóm xung quanh đã chạy ra hỗ trợ kịp thời. Sau khi được sơ cấp cứu và tiêm huyết thanh, tiêm vaccine phòng dại tại bệnh viện địa phương (tỉnh Hà Giang), bé gái được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi, điều trị.

    Trẻ vào Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương sáng ngày 28/3 trong tình trạng tỉnh táo, chơi ngoan, các vấn đề hô hấp và huyết động ổn định. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ có tổn thương xây xát nông lẫn vài điểm vết thương nhỏ sâu vùng cánh tay, vai, cạnh mắt và vùng môi trên bên phải.

    Bé gái 5 tuổi bị chó thả rông cắn tới tấp, bác sĩ chỉ cách sơ cứu phòng bệnh dại- Ảnh 1.

    Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đang chăm sóc bé gái bị chó cắn.

    Cách sơ cứu khi bị chó mèo cắn

    Theo BS. Hương Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi bị chó mèo cắn, cần rửa sạch vết thương ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng từ 10-15 phút. 

    Trường hợp nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 15 phút liên tục và rửa kỹ vết thương với cồn 70 độ.

    Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương. 

    Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc nam để điều trị. 

    Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

    Để phòng tránh chó mèo cắn, trẻ không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nên cho trẻ vui chơi ở những địa điểm an toàn, có sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ và người lớn.

    Biện pháp để phòng tránh bệnh dại

    • Tiêm phòng dại cho chó, mèo định kỳ hàng năm.
    • Khi có vết thương hở tránh tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo.
    • Khi bị chó mèo cắn cần sơ cứu theo các bước ngay lập tức và đến cơ sở y tế để được khám và tiêm phòng.
    • Vết thương bị động vật nghi dại cắn không nên khâu kín, băng bó hay, bôi thuốc kín.
    • Tuân thủ các biện pháp dự phòng để có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt lưu ý với những vết cắn vào các vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ.
    • Dự phòng dại bằng huyết thanh và vaccine là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng của người bệnh bị phơi nhiễm.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...

    bạn Nên đọc!

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống các gân chóp xoay, dây chằng phức tạp để giữ khớp vai có biên độ vận động lớn. Đôi khi, bệnh lý khớp vai còn cần phân biệt với bệnh lý cột sống cổ.