spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024
More

    Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sùi mào gà

    spot_img

    1. Đông y có chữa được sùi mào gà không?

    Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus Human Papilloma Virus (HPV) nên đông y không thể chữa được.

    2. Cách xử trí khi gặp sùi mào gà

    Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào da và gây ra sự thay đổi bộ gen di truyền của chúng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào da và gây ra các khối u tuyến tiền liệt (sùi mào gà) ở vùng sinh dục và các vùng da khác trên khắp cơ thể.

    Vì vậy, khi nghi ngờ mắc cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

    Có nhiều cách để điều trị bệnh sùi mào gà, có thể chia thành 2 nhóm chính: một số liên quan đến việc sử dụng thuốc và một số liên quan đến thủ thuật.

    Ngay cả khi điều trị, sùi mào gà có thể quay trở lại (tái phát) trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Điều này là do một số tế bào ở da và niêm mạc bộ phận sinh dục trông bình thường có thể vẫn bị nhiễm virus HPV (nhiễm virus mà chưa biểu hiện bệnh, thường ví dụ như “gieo hạt mà chưa nảy mầm”). Hiện tại không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ vĩnh viễn virus HPV trong tất cả các tế bào bị nhiễm bệnh, nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ loại bỏ virus bằng hệ thống miễn dịch của chính họ trong vòng hai năm.

    Phương pháp điều trị sùi mào gà tốt nhất tùy thuộc vào số lượng nốt sùi, vị trí của chúng, một số tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như mang thai và các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch) và mong muốn của bệnh nhân (dựa trên khả năng chi trả, sự thuận tiện, khả năng chịu đau,…).

    Điều trị bằng thuốc bao gồm các loại kem hoặc dung dịch được bôi lên tổn thương sùi mào gà (một số bắt buộc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế). Tất cả các phương pháp điều trị này phải được sử dụng một hoặc nhiều lần mỗi tuần trong vài tuần, cho đến khi sùi mào gà biến mất.

    Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật bao gồm các phương pháp điều trị loại bỏ mụn cóc (gọi là cắt bỏ) và các phương pháp điều trị phá hủy (đông lạnh, đốt cháy) nốt sùi.. Phương pháp điều trị phẫu thuật có thể được khuyến nghị cho:

      Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sùi mào gà- Ảnh 1.

      Sùi mào gà lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn.

    • Mụn cóc diện tích lớn, số lượng nhiều.
    • Mụn cóc ở âm đạo, niệu đạo hoặc hậu môn.
    • Khu vực có thay đổi tiền ung thư ngoài mụn cóc.
    • Không đáp ứng với các phương pháp dùng thuốc.

    Laser: Laser tạo ra năng lượng nhiệt, giúp phá hủy và bốc bay tổn thương sùi.

    Liệu pháp áp lạnh: Liệu pháp áp lạnh sử dụng nhiệt độ cực lạnh (thường dùng ni tơ lỏng) để đóng băng tổn thương sùi.

    Đốt điện: Đốt điện sử dụng năng lượng điện để đốt cháy tổn thương sùi. Điều trị thường được thực hiện trong phòng phẫu thuật bằng cách gây tê tại chỗ để giảm đau. Đốt điện có tỷ lệ để lại sẹo cao.

    Phẫu thuật cắt bỏ: sử dụng phẫu thuật để loại bỏ tổn thương sùi.

    3. Cách chăm sóc bệnh nhân sùi mào gà tại nhà

    Người bị sùi mào gà cần có biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ tổn thương lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và bạn tình. Sau điều trị, người bệnh cũng cần được theo dõi sát sao để nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát.

    Người bệnh nên thực hiện theo các lời khuyên sau đây:

    • Người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không kê đơn, nhất là các loại thuốc dùng ở các khu vực khác. Bởi sùi mào gà ở vùng sinh dục do chủng virus HPV khác, nên cần phải có một loại thuốc điều trị phù hợp.
    • Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh nên chú ý yếu tố vệ sinh bằng cách sử dụng dung dịch rửa vùng kín có độ pH trung bình, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
    • Hầu hết tổn thương đáp ứng trong 3 tháng điều trị. Tuy nhiên tình trạng suy giảm miễn dịch và biến chứng điều trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Đối tác của bệnh nhân mắc sùi mào gà có thể nhiễm HPV mặc dù không nhìn thấy tổn thương.
    • Thời gian tồn tại virus sau khi hết tổn thương chưa được biết rõ nên không có khuyến cáo rõ ràng về thời gian kiêng quan hệ tình dục. Bệnh nhân nên hạn chế quan hệ tình dục khi đang có tổn thương và trong thời gian điều trị.
    • Chế độ dinh dưỡng cho người sùi mào gà chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Người bệnh không nên ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, thực phẩm dễ gây kích ứng và chất kích thích… Chú ý tăng cường rau xanh, trái cây, chất đạm lành mạnh. Đặc biệt chú ý các vitamin nhóm B, C và các chất chống oxy hóa mạnh như tỏi, hành…

    4. Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi không?

    Sùi mào gà có thể điều trị được nhưng hay tái phát vì vậy cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tái phát (nếu có). Bệnh sùi mào gà có thể tái phát trong vòng vài tuần đến vài tháng sau điều trị. Vì vậy, nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy tới những cơ sở khám chữa bệnh uy tín (các bệnh viện chuyên khoa da liễu) để được thăm khám và điều trị một cách an toàn và hiệu quả nhất.

    5. Lưu ý với trẻ em, phụ nữ mang thai… khi mắc sùi mào gà

    Sùi mào gà là một trong những bệnh rất nguy hiểm, với khả năng lây truyền nhanh, khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn, khó chịu, tự ti… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

    Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà gồm:

    • Các đối tượng quan hệ tình dục với nhiều bạn tình: Người có nhiều đối tác tình dục có khả năng mắc phải bệnh sùi mào gà cao hơn so với người bình thường. Bởi đường tình dục là con đường lây nhiễm virus HPV – tác nhân chính gây ra sùi mào gà và các bệnh tình dục khác phổ biến nhất.
    • Các đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch: Người có hệ miễn dịch yếu do có bệnh nền hoặc người đang thực hiện điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
    • Các đối tượng là trẻ em có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện cũng là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị lây nhiễm HPV và gây ra bệnh sùi mào gà.
    • Các đối tượng mắc các bệnh xã hội khác như Chlamydia có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm, khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho HPV xâm nhập và gây hại; bệnh lậu (Gonorrhea), giang mai (Sifilis) cũng có thể gây ra các chứng viêm nhiễm, thúc đẩy sự lây nhiễm và phát triển của virus HPV, từ đó khiến người bệnh dễ mắc bệnh sùi mào gà hơn.
    • Các đối tượng sử dụng hoặc lạm dụng chất kích thích như thuốc lá và cồn: Hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều khiến cơ thể mất cân bằng, hệ miễn dịch giảm sức đề kháng và dễ dàng bị lây nhiễm HPV và mắc bệnh sùi mào gà.
    • Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân: Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân, nhất là quần áo, đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… với người bị sùi mào gà có thể lây truyền bệnh.

    Sùi mào gà có khả năng gây bệnh ung thư ở cả nam lẫn nữ. Các kết quả thống kê cho thấy, khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở âm đạo, 5% ở hậu môn có thể phát triển thành ung thư. Ở nam giới, 15% trường hợp nhiễm virus HPV chuyển thành ung thư dương vật.

    Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sùi mào gà- Ảnh 2.

    Nên tăng cường rau xanh để tăng sức đề kháng.

    Trong quá trình mang thai, nồng độ hormon trong cơ thể của người phụ nữ tăng cao. Các nốt sùi mào gà không chỉ gây khó khăn cho việc đi vệ sinh do kích thước tăng dần, mà còn có thể làm giảm sự co giãn của mô âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên, khiến cho thai phụ khó sinh bằng âm đạo.

    Bệnh sùi mào gà có thể làm biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, ung thư cổ tử cung… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới.

    6. Chi phí khám chữa bệnh

    Chi phí khám và xét nghiệm bệnh sùi mào gà có giá dao động từ 280.000 đồng – 500.000 đồng hoặc hơn. Chi phí chữa bệnh sùi mào gà chỉ từ 2.650.000 đồng – 3.750.000 đồng trở lên. Đây chỉ là mức giá tham khảo và mức chi phí của mỗi người bệnh sẽ khác nhau vì chi phí xét nghiệm và điều trị bệnh sùi mào gà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sẽ có thể phát sinh thêm các khoản chi phí khác trong cả quá trình khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập hay bệnh viện quốc tế.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 1.

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết...
    Cách làm son dưỡng môi tại nhà- Ảnh 1.

    Cách làm son dưỡng môi tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Môi cũng như da mặt cần được chăm sóc thường xuyên mới căng mọng và đẹp. Nếu ngại sử...
    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 1.

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết...
    Cách làm son dưỡng môi tại nhà- Ảnh 1.

    Cách làm son dưỡng môi tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Môi cũng như da mặt cần được chăm sóc thường xuyên mới căng mọng và đẹp. Nếu ngại sử...
    Những lưu ý trước và sau khi tiêm filler môi- Ảnh 1.

    Những lưu ý trước và sau khi tiêm filler môi

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn có thể dễ dàng cải thiện đôi môi mỏng bằng phương pháp tiêm filler môi. Tuy nhiên, cần...

    bạn Nên đọc!

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết định sáng suốt và có ý thức trong lựa chọn thực phẩm sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.

    Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sùi mào gà

    1. Đông y có chữa được sùi mào gà không?

    Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus Human Papilloma Virus (HPV) nên đông y không thể chữa được.

    2. Cách xử trí khi gặp sùi mào gà

    Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào da và gây ra sự thay đổi bộ gen di truyền của chúng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào da và gây ra các khối u tuyến tiền liệt (sùi mào gà) ở vùng sinh dục và các vùng da khác trên khắp cơ thể.

    Vì vậy, khi nghi ngờ mắc cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

    Có nhiều cách để điều trị bệnh sùi mào gà, có thể chia thành 2 nhóm chính: một số liên quan đến việc sử dụng thuốc và một số liên quan đến thủ thuật.

    Ngay cả khi điều trị, sùi mào gà có thể quay trở lại (tái phát) trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Điều này là do một số tế bào ở da và niêm mạc bộ phận sinh dục trông bình thường có thể vẫn bị nhiễm virus HPV (nhiễm virus mà chưa biểu hiện bệnh, thường ví dụ như “gieo hạt mà chưa nảy mầm”). Hiện tại không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ vĩnh viễn virus HPV trong tất cả các tế bào bị nhiễm bệnh, nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ loại bỏ virus bằng hệ thống miễn dịch của chính họ trong vòng hai năm.

    Phương pháp điều trị sùi mào gà tốt nhất tùy thuộc vào số lượng nốt sùi, vị trí của chúng, một số tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như mang thai và các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch) và mong muốn của bệnh nhân (dựa trên khả năng chi trả, sự thuận tiện, khả năng chịu đau,…).

    Điều trị bằng thuốc bao gồm các loại kem hoặc dung dịch được bôi lên tổn thương sùi mào gà (một số bắt buộc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế). Tất cả các phương pháp điều trị này phải được sử dụng một hoặc nhiều lần mỗi tuần trong vài tuần, cho đến khi sùi mào gà biến mất.

    Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật bao gồm các phương pháp điều trị loại bỏ mụn cóc (gọi là cắt bỏ) và các phương pháp điều trị phá hủy (đông lạnh, đốt cháy) nốt sùi.. Phương pháp điều trị phẫu thuật có thể được khuyến nghị cho:

      Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sùi mào gà- Ảnh 1.

      Sùi mào gà lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn.

    • Mụn cóc diện tích lớn, số lượng nhiều.
    • Mụn cóc ở âm đạo, niệu đạo hoặc hậu môn.
    • Khu vực có thay đổi tiền ung thư ngoài mụn cóc.
    • Không đáp ứng với các phương pháp dùng thuốc.

    Laser: Laser tạo ra năng lượng nhiệt, giúp phá hủy và bốc bay tổn thương sùi.

    Liệu pháp áp lạnh: Liệu pháp áp lạnh sử dụng nhiệt độ cực lạnh (thường dùng ni tơ lỏng) để đóng băng tổn thương sùi.

    Đốt điện: Đốt điện sử dụng năng lượng điện để đốt cháy tổn thương sùi. Điều trị thường được thực hiện trong phòng phẫu thuật bằng cách gây tê tại chỗ để giảm đau. Đốt điện có tỷ lệ để lại sẹo cao.

    Phẫu thuật cắt bỏ: sử dụng phẫu thuật để loại bỏ tổn thương sùi.

    3. Cách chăm sóc bệnh nhân sùi mào gà tại nhà

    Người bị sùi mào gà cần có biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ tổn thương lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và bạn tình. Sau điều trị, người bệnh cũng cần được theo dõi sát sao để nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát.

    Người bệnh nên thực hiện theo các lời khuyên sau đây:

    • Người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không kê đơn, nhất là các loại thuốc dùng ở các khu vực khác. Bởi sùi mào gà ở vùng sinh dục do chủng virus HPV khác, nên cần phải có một loại thuốc điều trị phù hợp.
    • Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh nên chú ý yếu tố vệ sinh bằng cách sử dụng dung dịch rửa vùng kín có độ pH trung bình, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
    • Hầu hết tổn thương đáp ứng trong 3 tháng điều trị. Tuy nhiên tình trạng suy giảm miễn dịch và biến chứng điều trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Đối tác của bệnh nhân mắc sùi mào gà có thể nhiễm HPV mặc dù không nhìn thấy tổn thương.
    • Thời gian tồn tại virus sau khi hết tổn thương chưa được biết rõ nên không có khuyến cáo rõ ràng về thời gian kiêng quan hệ tình dục. Bệnh nhân nên hạn chế quan hệ tình dục khi đang có tổn thương và trong thời gian điều trị.
    • Chế độ dinh dưỡng cho người sùi mào gà chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Người bệnh không nên ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, thực phẩm dễ gây kích ứng và chất kích thích… Chú ý tăng cường rau xanh, trái cây, chất đạm lành mạnh. Đặc biệt chú ý các vitamin nhóm B, C và các chất chống oxy hóa mạnh như tỏi, hành…

    4. Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi không?

    Sùi mào gà có thể điều trị được nhưng hay tái phát vì vậy cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tái phát (nếu có). Bệnh sùi mào gà có thể tái phát trong vòng vài tuần đến vài tháng sau điều trị. Vì vậy, nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy tới những cơ sở khám chữa bệnh uy tín (các bệnh viện chuyên khoa da liễu) để được thăm khám và điều trị một cách an toàn và hiệu quả nhất.

    5. Lưu ý với trẻ em, phụ nữ mang thai… khi mắc sùi mào gà

    Sùi mào gà là một trong những bệnh rất nguy hiểm, với khả năng lây truyền nhanh, khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn, khó chịu, tự ti… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

    Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà gồm:

    • Các đối tượng quan hệ tình dục với nhiều bạn tình: Người có nhiều đối tác tình dục có khả năng mắc phải bệnh sùi mào gà cao hơn so với người bình thường. Bởi đường tình dục là con đường lây nhiễm virus HPV – tác nhân chính gây ra sùi mào gà và các bệnh tình dục khác phổ biến nhất.
    • Các đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch: Người có hệ miễn dịch yếu do có bệnh nền hoặc người đang thực hiện điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
    • Các đối tượng là trẻ em có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện cũng là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị lây nhiễm HPV và gây ra bệnh sùi mào gà.
    • Các đối tượng mắc các bệnh xã hội khác như Chlamydia có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm, khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho HPV xâm nhập và gây hại; bệnh lậu (Gonorrhea), giang mai (Sifilis) cũng có thể gây ra các chứng viêm nhiễm, thúc đẩy sự lây nhiễm và phát triển của virus HPV, từ đó khiến người bệnh dễ mắc bệnh sùi mào gà hơn.
    • Các đối tượng sử dụng hoặc lạm dụng chất kích thích như thuốc lá và cồn: Hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều khiến cơ thể mất cân bằng, hệ miễn dịch giảm sức đề kháng và dễ dàng bị lây nhiễm HPV và mắc bệnh sùi mào gà.
    • Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân: Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân, nhất là quần áo, đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… với người bị sùi mào gà có thể lây truyền bệnh.

    Sùi mào gà có khả năng gây bệnh ung thư ở cả nam lẫn nữ. Các kết quả thống kê cho thấy, khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở âm đạo, 5% ở hậu môn có thể phát triển thành ung thư. Ở nam giới, 15% trường hợp nhiễm virus HPV chuyển thành ung thư dương vật.

    Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sùi mào gà- Ảnh 2.

    Nên tăng cường rau xanh để tăng sức đề kháng.

    Trong quá trình mang thai, nồng độ hormon trong cơ thể của người phụ nữ tăng cao. Các nốt sùi mào gà không chỉ gây khó khăn cho việc đi vệ sinh do kích thước tăng dần, mà còn có thể làm giảm sự co giãn của mô âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên, khiến cho thai phụ khó sinh bằng âm đạo.

    Bệnh sùi mào gà có thể làm biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, ung thư cổ tử cung… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới.

    6. Chi phí khám chữa bệnh

    Chi phí khám và xét nghiệm bệnh sùi mào gà có giá dao động từ 280.000 đồng – 500.000 đồng hoặc hơn. Chi phí chữa bệnh sùi mào gà chỉ từ 2.650.000 đồng – 3.750.000 đồng trở lên. Đây chỉ là mức giá tham khảo và mức chi phí của mỗi người bệnh sẽ khác nhau vì chi phí xét nghiệm và điều trị bệnh sùi mào gà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sẽ có thể phát sinh thêm các khoản chi phí khác trong cả quá trình khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập hay bệnh viện quốc tế.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 1.

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết...
    Cách làm son dưỡng môi tại nhà- Ảnh 1.

    Cách làm son dưỡng môi tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Môi cũng như da mặt cần được chăm sóc thường xuyên mới căng mọng và đẹp. Nếu ngại sử...
    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 1.

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết...
    Cách làm son dưỡng môi tại nhà- Ảnh 1.

    Cách làm son dưỡng môi tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Môi cũng như da mặt cần được chăm sóc thường xuyên mới căng mọng và đẹp. Nếu ngại sử...
    Những lưu ý trước và sau khi tiêm filler môi- Ảnh 1.

    Những lưu ý trước và sau khi tiêm filler môi

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn có thể dễ dàng cải thiện đôi môi mỏng bằng phương pháp tiêm filler môi. Tuy nhiên, cần...

    bạn Nên đọc!

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết định sáng suốt và có ý thức trong lựa chọn thực phẩm sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.