Các bệnh tâm thần thường thấy nhất gồm:
Những người mắc chứng rối loạn lo âu phản ứng với một số tình huống nhất định bằng sự sợ hãi và khiếp đảm, đi đôi với đó là lo âu và mất bình tĩnh được thể hiện qua cơ thể (như là đổ mồ hôi và thở dốc).
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu nếu như phản ứng của họ là không phù hợp với một số tình huống như: không thể kiểm soát phản ứng của mình; sự lo âu làm ảnh hưởng tới các hoạt động.
Các bệnh rối loạn lo âu bao gồm: Rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, hội chứng sợ xã hội cùng với các chứng ám ảnh sợ hãi khác.
Rối loạn cảm xúc
Còn được gọi là rối loạn khí sắc, là khi bạn có những cảm xúc dai dẳng như buồn bã hay vui vẻ quá mức, hoặc thay đổi liên tục từ quá độ vui vẻ tới buồn bã cùng cực. Các loại rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn lưỡng cực chu kỳ.
Rối loạn tâm thần
Các bệnh rối loạn tâm thần thường là sự méo mó trong suy nghĩ và nhận thức. Hai triệu chứng rõ nhất của rối loạn tâm thần là ảo giác – những trải nghiệm không có thật về hình ảnh và âm thanh, như nghe thấy giọng nói, và hoang tưởng – những niềm tin sai sự thật mà người bệnh nghĩ là thật, cho dù có bằng chứng ngược lại. Bệnh tâm thần phân liệt là một trong những chứng rối loạn tâm thần.
Rối loạn ăn uống
Các bệnh rối loạn ăn uống bao gồm những cảm xúc quá khích, những thái độ và hành vi liên quan tới ăn uống và cân nặng. Chứng biếng ăn tâm thần, chứng ăn ói và chứng ăn uống vô độ là những loại rối loạn ăn uống thường gặp nhất.
Những người mắc chứng rối loạn kiểm soát ham muốn thường không thể cưỡng lại những suy nghĩ, ham muốn làm những việc có thể gây hại cho họ và người khác. Pyromania (thích đốt và xem những đám cháy), hội chứng ăn cắp vặt, nghiện cờ bạc là những ví dụ tiêu biểu cho các chứng rối loạn kiểm soát ham muốn. Các đồ uống có cồn và chất kích thích là những vật hay gây nghiện.
Thường những người nghiện sẽ bị cơn nghiện kiểm soát khiến cho mất đi nhận thức về trách nhiệm cùng với những mối quan hệ xung quanh.
Những người mắc các chứng rối loạn nhân cách sở hữu những tính cách cực đoan và cứng ngắc, dẫn tới những ảnh hưởng xấu đến chính bản thân và các mối quan hệ xã hội (việc làm, trường học,…). Chưa hết, các hành vi và suy nghĩ của người bệnh sẽ khác biệt với phần còn lại của xã hội tới mức ảnh hưởng trực tiếp tới các sinh hoạt của chính họ.
Các ví dụ bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách kịch tính, rối loạn nhân cách phân biệt và rối loạn nhân cách hoang tưởng.
Rối loạn do ám ảnh thúc đẩy (OCD)
Những người bị bệnh OCD luôn luôn nghe thấy những suy nghĩ hoặc bị thúc đẩy bởi nỗi sợ, khiến cho họ làm những hành vi hoặc các cưỡng bức nhất định. Một người luôn bị vi khuẩn ám ảnh nên rửa tay là một ví dụ.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
PTSD là một loại bệnh được phát sinh sau một sự kiện chấn thương hoặc ám ảnh như: bị tấn công tình dục hay hành hung; cái chết của một người thân; hay một thiên tai tự nhiên. Những người mắc PTSD thường có các ký ức rõ nét và lâu dài về sự kiện diễn ra, họ có xu hướng tê liệt về mặt cảm xúc.
Các loại bệnh tâm thần khác ít được biết tới hơn bao gồm:
Hội chứng phản ứng với stress
Hội chứng phản ứng với stress xảy ra khi một người bắt đầu biểu hiện những triệu chứng về mặt tâm và vật lý. Các tác nhân có thể bao gồm thảm họa tự nhiên như động đất, lốc xoáy; các sự kiện chấn động như tai nạn hay khi được chẩn đoán 1 căn bệnh khó chữa; vấn đề cá nhân như ly dị, người thân mất đi, mất việc hoặc chất kích thích.
Hội chứng phản ứng với stress thường bắt đầu phát triển trong tầm 3 tháng sau khi diễn ra sự kiện và mất đi khoảng 6 tháng sau khi các tác nhân dừng lại hoặc được loại bỏ.
Rối loạn nhân dạng phân ly
Những người mắc nhóm bệnh này phải chịu đựng những biến động, thay đổi về ký ức, ý thức, nhân dạng và nhận thức về xung quanh. Những bệnh này thường xảy ra khi người bệnh bị stress quá mức, có thể là hậu quả của các sự kiện chấn động, tai nạn hoặc thiên tai được họ chứng kiến/trải qua. Rối loạn nhân dạng phân ly, hay trước được gọi là rối loạn đa nhân cách, rối loạn giải thể nhân cách là các ví dụ.
Loạn thần giả bệnh
Các bệnh này là khi một người cố tình tạo ra, làm giả cách triệu chứng về tâm/sinh lý để vào vai người bệnh hoặc cần giúp đỡ.
Rối loạn định dạng giới
Đây là các bệnh ảnh hưởng tới ham muốn, khả năng và hành vi tình dục. Rối loạn chức năng tình dục, rối loạn định dạng giới, lệch lạc tình dục là các ví dụ tiêu biểu của nhóm bệnh này.
Rối loạn bản thể
Một người mắc chứng rối loạn bản thể (trước kia được gọi là rối loạn lưỡng cực/rối loạn somatoform) sẽ phản ứng với với các triệu chứng của các bệnh bằng một sự lo âu và khốn khổ quá độ, dù cho bác sĩ không thể tìm ra được nguyên do của những triệu chứng đó.
Rối loạn Tic
Những bệnh nhân rối loạn Tic thường vô thức tạo ra những cử động nhanh, bất ngờ, lặp lại và không thể kiểm soát (những tiếng kêu được tạo ra gọi là Tic âm thanh). Hội chứng Tourette là một ví dụ điển hình.
Những bệnh khác bao gồm các bệnh ảnh hưởng tới giấc ngủ và một số loại bệnh sa sút trí tuệ, trong đó có cả Alzheimer cũng có có thể được tính là bệnh tâm thần, vì chúng gây tác động lên não bộ.