spot_img
31 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 22 Tháng mười, 2024
More

    Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

    spot_img

    1. Phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

    Dựa vào tình trạng sức khỏe, vị trí u, tuýp mô bệnh học và giai đoạn bệnh của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng gồm có:

    1.1. Phẫu thuật

    Phẫu thuật là lựa chọn được ưu tiên nếu ung thư khoang miệng được phát hiện ở giai đoạn sớm. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo lại khu vực u nguyên phát.

    Tùy theo tiến triển của khối u mà áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau như cắt bỏ khối u đơn thuần; cắt u và nạo vét hạch cổ; cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo như tạo hình môi, tạo hình lưỡi… để đảm bảo khả năng nhai, nuốt, cảm giác khu vực môi, tạo hình phân cách đường miệng và mũi…

    1.2. Xạ trị

    Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao (như tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị (được gọi là hóa xạ trị), có thể xạ trước hoặc sau phẫu thuật.

    Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, chảy máu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác xảy ra nếu ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.

    Có 2 cách xạ trị chính có thể được sử dụng:

    • Xạ ngoài: Nhằm đưa các tia năng lượng cao vào khối ung thư từ một máy bên ngoài cơ thể. Đây là loại bức xạ phổ biến nhất được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư này.
    • Xạ áp sát: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi (một ống dài, linh hoạt) để đưa các hạt phóng xạ nhỏ vào rất gần khối ung thư.

    Các tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị là:

    • Da thay đổi khi chiếu xạ
    • Cảm thấy rất mệt mỏi
    • Khàn giọng
    • Thay đổi vị giác
    • Loét miệng và họng
    • Khô miệng
    • Khó nuốt hoặc khó ăn uống…
    Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng- Ảnh 1.

    Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư khoang miệng sẽ có cơ hội điều trị thành công cao.

    1.3. Hóa trị liệu

    Hóa trị liệu hay còn gọi là điều trị hóa chất có thể được chỉ định điều trị bổ trợ trước mổ nhằm tạo thuận lợi cho phẫu thuật, hoặc kết hợp với tia xạ để tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể áp dụng để điều trị hỗ trợ sau mổ.

    Thuốc hóa chất có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống dưới dạng thuốc viên. Hóa trị được dùng theo chu kỳ, thường kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc. Sau mỗi đợt điều trị là một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Điều này giúp cơ thể có thời gian phục hồi. Việc điều trị thường kéo dài nhiều tháng. Đối với ung thư khoang miệng, hóa trị thường được thực hiện cùng với xạ trị, được gọi là hóa xạ trị.

    Hóa trị là biện pháp điều trị chính khi bệnh ở giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc tia xạ. Việc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc.

    1.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

    Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư là việc sử dụng các loại thuốc hoặc hóa chất nhằm ngăn chặn các tế bào ung thư tự sao chép, chăn chặn tế bào ung thư phân chia tạo tế bào ung thư mới. Khác với hóa trị hoặc xạ trị, thuốc điều trị đích khi vào cơ thể chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.

    Với bệnh ung thư khoang miệng, liệu pháp trúng đích có thể được chỉ định làm phương pháp điều trị ban đầu, kết hợp với các phương pháp điều trị khác nhằm tối ưu hiệu quả điều trị bệnh ung thư. Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ khi điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau với từng loại thuốc, từng ca bệnh cụ thể. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện gồm tiêu chảy, khô da, tăng huyết áp, mất màu tóc, thay đổi móng tay, rối loạn đông máu…

    Bên cạnh những ưu điểm hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư, liệu pháp nhắm trúng đích cũng có những nhược điểm như:

    • Liệu pháp nhắm trúng đích được đánh giá không hiệu quả nếu khối u không có sự thay đổi gen hoặc protein cụ thể mà thuốc nhắm đến.
    • Khối u có thể không đáp ứng thuốc.
    • Tế bào ung thư kháng thuốc sau một thời gian điều trị (tế bào ung thư không đáp ứng thuốc hoặc tìm cách phát triển mới).
    • Không phải tất cả bệnh nhân ung thư đều có thể điều trị liệu pháp nhắm trúng đích.

    1.5. Liệu pháp miễn dịch

    Liệu pháp miễn dịch là phương thức điều trị nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chủ thể hoặc sử dụng các cấu trúc nhân tạo của hệ thống miễn dịch để tấn công các tế bào ung thư khoang miệng. Liệu pháp miễn dịch có thể sử dụng bằng đường tĩnh mạch.

    Việc điều trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Những thuốc này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau bụng hoặc phát ban…

    2. Một số lưu ý trong quá trình điều trị ung thư khoang miệng

    Hiện nay, trong điều trị ung thư khoang miệng nói riêng và ung thư nói chung chủ yếu là kết hợp nhiều phương pháp để đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư khoang miệng sẽ có cơ hội điều trị thành công cao, giúp người bệnh quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường và kéo dài thời gian sống. Trong trường hợp muộn ở giai đoạn di căn, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn và tiên lượng sống của bệnh nhân cũng thấp hơn so với giai đoạn đầu.

    Ngoài ra, khi mắc ung thư, nhiều người bệnh và gia đình thường nghe mách bảo các phương pháp điều trị hoặc chế độ ăn kiêng đặc biệt. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này chưa được kiểm nghiệm, một số thậm chí còn gây hại, phản khoa học. Vì vậy, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào.

    Sau khi điều trị, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối việc dùng thuốc nếu có. Bệnh ung thư có hai đặc tính quan trọng là tái phát và di căn, do đó việc khám định kì theo dõi sau điều trị theo lịch của bác sĩ chuyên khoa ung thư rất quan trọng. Khám theo dõi định kỳ giúp phát hiện sớm tổn thương tái phát hay di căn giúp cho việc điều trị có hiệu quả tốt hơn.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?- Ảnh 2.

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Khô da mặt gây cảm giác khó chịu, thô ráp, căng, ngứa rát, nứt nẻ, thậm chí nhiễm trùng…...

    Thoát vị đĩa đệm cột sống đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá

    (Thông tin sức khỏe) - Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến cột sống phổ biến...
    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?- Ảnh 2.

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Khô da mặt gây cảm giác khó chịu, thô ráp, căng, ngứa rát, nứt nẻ, thậm chí nhiễm trùng…...

    Thoát vị đĩa đệm cột sống đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá

    (Thông tin sức khỏe) - Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến cột sống phổ biến...
    Người nhiễm HIV có nên ăn nhiều đạm?- Ảnh 1.

    Người nhiễm HIV có nên ăn nhiều đạm?

    (Thông tin sức khỏe) - Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong tối ưu sức khỏe cho người nhiễm HIV. Vậy người nhiễm...

    bạn Nên đọc!

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Khô da mặt gây cảm giác khó chịu, thô ráp, căng, ngứa rát, nứt nẻ, thậm chí nhiễm trùng… Nên điều trị sớm, đúng cách để giúp cải thiện làn da, hạn chế những hệ lụy.

    Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

    1. Phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

    Dựa vào tình trạng sức khỏe, vị trí u, tuýp mô bệnh học và giai đoạn bệnh của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng gồm có:

    1.1. Phẫu thuật

    Phẫu thuật là lựa chọn được ưu tiên nếu ung thư khoang miệng được phát hiện ở giai đoạn sớm. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo lại khu vực u nguyên phát.

    Tùy theo tiến triển của khối u mà áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau như cắt bỏ khối u đơn thuần; cắt u và nạo vét hạch cổ; cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo như tạo hình môi, tạo hình lưỡi… để đảm bảo khả năng nhai, nuốt, cảm giác khu vực môi, tạo hình phân cách đường miệng và mũi…

    1.2. Xạ trị

    Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao (như tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị (được gọi là hóa xạ trị), có thể xạ trước hoặc sau phẫu thuật.

    Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, chảy máu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác xảy ra nếu ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.

    Có 2 cách xạ trị chính có thể được sử dụng:

    • Xạ ngoài: Nhằm đưa các tia năng lượng cao vào khối ung thư từ một máy bên ngoài cơ thể. Đây là loại bức xạ phổ biến nhất được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư này.
    • Xạ áp sát: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi (một ống dài, linh hoạt) để đưa các hạt phóng xạ nhỏ vào rất gần khối ung thư.

    Các tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị là:

    • Da thay đổi khi chiếu xạ
    • Cảm thấy rất mệt mỏi
    • Khàn giọng
    • Thay đổi vị giác
    • Loét miệng và họng
    • Khô miệng
    • Khó nuốt hoặc khó ăn uống…
    Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng- Ảnh 1.

    Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư khoang miệng sẽ có cơ hội điều trị thành công cao.

    1.3. Hóa trị liệu

    Hóa trị liệu hay còn gọi là điều trị hóa chất có thể được chỉ định điều trị bổ trợ trước mổ nhằm tạo thuận lợi cho phẫu thuật, hoặc kết hợp với tia xạ để tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể áp dụng để điều trị hỗ trợ sau mổ.

    Thuốc hóa chất có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống dưới dạng thuốc viên. Hóa trị được dùng theo chu kỳ, thường kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc. Sau mỗi đợt điều trị là một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Điều này giúp cơ thể có thời gian phục hồi. Việc điều trị thường kéo dài nhiều tháng. Đối với ung thư khoang miệng, hóa trị thường được thực hiện cùng với xạ trị, được gọi là hóa xạ trị.

    Hóa trị là biện pháp điều trị chính khi bệnh ở giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc tia xạ. Việc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc.

    1.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

    Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư là việc sử dụng các loại thuốc hoặc hóa chất nhằm ngăn chặn các tế bào ung thư tự sao chép, chăn chặn tế bào ung thư phân chia tạo tế bào ung thư mới. Khác với hóa trị hoặc xạ trị, thuốc điều trị đích khi vào cơ thể chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.

    Với bệnh ung thư khoang miệng, liệu pháp trúng đích có thể được chỉ định làm phương pháp điều trị ban đầu, kết hợp với các phương pháp điều trị khác nhằm tối ưu hiệu quả điều trị bệnh ung thư. Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ khi điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau với từng loại thuốc, từng ca bệnh cụ thể. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện gồm tiêu chảy, khô da, tăng huyết áp, mất màu tóc, thay đổi móng tay, rối loạn đông máu…

    Bên cạnh những ưu điểm hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư, liệu pháp nhắm trúng đích cũng có những nhược điểm như:

    • Liệu pháp nhắm trúng đích được đánh giá không hiệu quả nếu khối u không có sự thay đổi gen hoặc protein cụ thể mà thuốc nhắm đến.
    • Khối u có thể không đáp ứng thuốc.
    • Tế bào ung thư kháng thuốc sau một thời gian điều trị (tế bào ung thư không đáp ứng thuốc hoặc tìm cách phát triển mới).
    • Không phải tất cả bệnh nhân ung thư đều có thể điều trị liệu pháp nhắm trúng đích.

    1.5. Liệu pháp miễn dịch

    Liệu pháp miễn dịch là phương thức điều trị nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chủ thể hoặc sử dụng các cấu trúc nhân tạo của hệ thống miễn dịch để tấn công các tế bào ung thư khoang miệng. Liệu pháp miễn dịch có thể sử dụng bằng đường tĩnh mạch.

    Việc điều trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Những thuốc này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau bụng hoặc phát ban…

    2. Một số lưu ý trong quá trình điều trị ung thư khoang miệng

    Hiện nay, trong điều trị ung thư khoang miệng nói riêng và ung thư nói chung chủ yếu là kết hợp nhiều phương pháp để đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư khoang miệng sẽ có cơ hội điều trị thành công cao, giúp người bệnh quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường và kéo dài thời gian sống. Trong trường hợp muộn ở giai đoạn di căn, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn và tiên lượng sống của bệnh nhân cũng thấp hơn so với giai đoạn đầu.

    Ngoài ra, khi mắc ung thư, nhiều người bệnh và gia đình thường nghe mách bảo các phương pháp điều trị hoặc chế độ ăn kiêng đặc biệt. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này chưa được kiểm nghiệm, một số thậm chí còn gây hại, phản khoa học. Vì vậy, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào.

    Sau khi điều trị, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối việc dùng thuốc nếu có. Bệnh ung thư có hai đặc tính quan trọng là tái phát và di căn, do đó việc khám định kì theo dõi sau điều trị theo lịch của bác sĩ chuyên khoa ung thư rất quan trọng. Khám theo dõi định kỳ giúp phát hiện sớm tổn thương tái phát hay di căn giúp cho việc điều trị có hiệu quả tốt hơn.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?- Ảnh 2.

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Khô da mặt gây cảm giác khó chịu, thô ráp, căng, ngứa rát, nứt nẻ, thậm chí nhiễm trùng…...

    Thoát vị đĩa đệm cột sống đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá

    (Thông tin sức khỏe) - Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến cột sống phổ biến...
    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?- Ảnh 2.

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Khô da mặt gây cảm giác khó chịu, thô ráp, căng, ngứa rát, nứt nẻ, thậm chí nhiễm trùng…...

    Thoát vị đĩa đệm cột sống đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá

    (Thông tin sức khỏe) - Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến cột sống phổ biến...
    Người nhiễm HIV có nên ăn nhiều đạm?- Ảnh 1.

    Người nhiễm HIV có nên ăn nhiều đạm?

    (Thông tin sức khỏe) - Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong tối ưu sức khỏe cho người nhiễm HIV. Vậy người nhiễm...

    bạn Nên đọc!

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Khô da mặt gây cảm giác khó chịu, thô ráp, căng, ngứa rát, nứt nẻ, thậm chí nhiễm trùng… Nên điều trị sớm, đúng cách để giúp cải thiện làn da, hạn chế những hệ lụy.