spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024
More

    Tá hỏa với cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, bàn chải trong niệu đạo

    spot_img

    Cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, dây điện,… lạc vào tiết niệu – bàng quang

    Mới đây, các bác sĩ khoa Nội soi, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiến hành nội soi và gắp ra 1 dị vật dạng cành cây kích thước dài khoảng 10cm nằm trong lòng bàng quang. Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân bị ngứa niệu đạo nên đã dùng cành cà phê để giảm sự ngứa ngáy, khó chịu và cành cà phê bị tụt sâu vào trong. Sau đó, bệnh nhân cảm thấy khó đi tiểu và đã đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để thăm khám, các bác sĩ nghi có dị vật và chuyển bệnh nhân đến khoa Nội soi để can thiệp.

    Trước đó, ngày 13/3/2024, Bệnh viện 22-12 (Khánh Hòa) tiếp nhận và xử trí trường hợp bệnh nhân nam có dị vật kẹt trong niệu đạo là một sợi dây chuyền bạc dài 50cm nhét vào lỗ niệu đạo để tăng khoái cảm. Sau đó đoạn thắt sợi dây mắc kẹt, không thể tự lấy ra được. Bác sĩ Nguyễn Văn Tích – khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện 22-12 cho biết đối với sự cố như trên, nếu để lâu hoặc xử lý không đúng cách có thể gây thủng niệu đạo, chảy máu, áp xe… rất nguy hiểm.

    Tá hỏa với cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, bàn chải trong niệu đạo- Ảnh 1.

    Dây chuyền dài hơn 60 cm được lấy ra từ bàng quang bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Quân y 175.

    Tháng 1/2024, các bác sĩ Khoa Ngoại tiết niệu – Bệnh viện Quân y 175, TPHCM tiếp nhận trường hợp nam thanh niên, sinh năm 2006 nhét dây chuyền hơn 60 cm, qua niệu đạo vào bàng quang. Bệnh nhân đã tự nhét dị vật vào khi thủ dâm và không may đã bị tuột vào niệu đạo – bàng quang, không thể tự lấy ra được. Sau khi được thăm khám, các bác sĩ xác định đây là triệu chứng của loạn dục thuần túy do tác động phim ảnh, chưa có những dấu hiệu của bệnh lý tâm thần kinh.

    BSCKII Nguyễn Thị Hồng Oanh – Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Quân y 175 cho biết: “…Có những bệnh nhân tự nhét những dị vật vào hậu môn. Nếu dị vật ở lâu trong bàng quang có thể gây viêm nhiễm, chảy máu, nguy hiểm nhất là dị vật sẽ xuyên thủng bàng quang đi vào trong ổ bụng gây tổn thương các tạng trong ổ bụng, viêm phúc mạc hoặc dị vật gây thủng vào trực tràng, rò bàng quang trực tràng, để lại những biến chứng và hậu quả rất nguy hiểm. Một số trường hợp xử lí rò bàng quan trực tràng rất phức tạp, sau khi đóng rò, bệnh nhân phải mở bàng quang ra da, làm hậu môn nhân tạo”.

    Tá hỏa với cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, bàn chải trong niệu đạo- Ảnh 2.

    Hình ảnh dị vật hình tròn trong bàng quang tiết niệu.

    Trên thế giới, các dị vật vào đường tiết niệu dưới rất đa dạng. Đồ vật bao gồm lưỡi câu, thanh kim loại, xương, ốc vít, ghim an toàn, cốc nhựa, ống hút, đá cẩm thạch, tăm bông, kim, bút chì, bút bi, nắp bút, dây vườn, dây đồng, dây loa, phím Allen, dây điện như các đồ vật (cáp điện thoại, ống cao su, ống cấp liệu, ống hút, dây), bàn chải đánh răng, pin gia dụng, bóng đèn, viên bi, tăm bông, cốc nhựa, nhiệt kế, thực vật và rau củ (cà rốt, dưa chuột, đậu, cỏ khô, que tre, lá cỏ), các bộ phận của động vật (đỉa, đuôi sóc, rắn, xương), đồ chơi, miếng găng tay cao su, băng dính xanh, dụng cụ tránh thai trong tử cung, băng vệ sinh, vòng tránh thai, bột (cocain) và chất lỏng (keo, sáp nóng)…

    Nguyên nhân phổ biến khiến dị vật lạc chỗ

    Những dị vật trong hệ tiết niệu sinh dục dưới là một cấp cứu tiết niệu thường liên quan đến hành vi thủ dâm, nhiễm độc ma túy hoặc rối loạn tâm thần, lão suy, kích thích tự kỷ… Trong các rối loạn tâm thần không loạn thần, đạt sự thỏa mãn tình dục bằng các hành động bất thường và có khả năng gây hại, thói quen là phổ biến.

    Theo các bác sĩ, những trường hợp khẩn cấp liên quan đến tình dục hoặc sở thích tình dục khác thường có thể dẫn đến việc tránh hoặc trì hoãn điều trị y tế, vì vậy dễ dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn.

    Những dấu hiệu phổ biến nhất liên quan đến dị vật trong cơ quan sinh dục bao gồm đau vùng chậu, tiểu máu, khó tiểu, tiểu nhiều lần, bí tiểu, đau dương vật và/hoặc sưng tấy. 

    Chẩn đoán dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng nói chung. Ngoài khám lâm sàng, nhiều phương thức hình ảnh như X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ đã được sử dụng để chẩn đoán dị vật. Phẫu thuật thăm dò và nội soi là những phương pháp điều trị chính.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...

    bạn Nên đọc!

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống các gân chóp xoay, dây chằng phức tạp để giữ khớp vai có biên độ vận động lớn. Đôi khi, bệnh lý khớp vai còn cần phân biệt với bệnh lý cột sống cổ.

    Tá hỏa với cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, bàn chải trong niệu đạo

    Cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, dây điện,… lạc vào tiết niệu – bàng quang

    Mới đây, các bác sĩ khoa Nội soi, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiến hành nội soi và gắp ra 1 dị vật dạng cành cây kích thước dài khoảng 10cm nằm trong lòng bàng quang. Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân bị ngứa niệu đạo nên đã dùng cành cà phê để giảm sự ngứa ngáy, khó chịu và cành cà phê bị tụt sâu vào trong. Sau đó, bệnh nhân cảm thấy khó đi tiểu và đã đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để thăm khám, các bác sĩ nghi có dị vật và chuyển bệnh nhân đến khoa Nội soi để can thiệp.

    Trước đó, ngày 13/3/2024, Bệnh viện 22-12 (Khánh Hòa) tiếp nhận và xử trí trường hợp bệnh nhân nam có dị vật kẹt trong niệu đạo là một sợi dây chuyền bạc dài 50cm nhét vào lỗ niệu đạo để tăng khoái cảm. Sau đó đoạn thắt sợi dây mắc kẹt, không thể tự lấy ra được. Bác sĩ Nguyễn Văn Tích – khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện 22-12 cho biết đối với sự cố như trên, nếu để lâu hoặc xử lý không đúng cách có thể gây thủng niệu đạo, chảy máu, áp xe… rất nguy hiểm.

    Tá hỏa với cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, bàn chải trong niệu đạo- Ảnh 1.

    Dây chuyền dài hơn 60 cm được lấy ra từ bàng quang bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Quân y 175.

    Tháng 1/2024, các bác sĩ Khoa Ngoại tiết niệu – Bệnh viện Quân y 175, TPHCM tiếp nhận trường hợp nam thanh niên, sinh năm 2006 nhét dây chuyền hơn 60 cm, qua niệu đạo vào bàng quang. Bệnh nhân đã tự nhét dị vật vào khi thủ dâm và không may đã bị tuột vào niệu đạo – bàng quang, không thể tự lấy ra được. Sau khi được thăm khám, các bác sĩ xác định đây là triệu chứng của loạn dục thuần túy do tác động phim ảnh, chưa có những dấu hiệu của bệnh lý tâm thần kinh.

    BSCKII Nguyễn Thị Hồng Oanh – Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Quân y 175 cho biết: “…Có những bệnh nhân tự nhét những dị vật vào hậu môn. Nếu dị vật ở lâu trong bàng quang có thể gây viêm nhiễm, chảy máu, nguy hiểm nhất là dị vật sẽ xuyên thủng bàng quang đi vào trong ổ bụng gây tổn thương các tạng trong ổ bụng, viêm phúc mạc hoặc dị vật gây thủng vào trực tràng, rò bàng quang trực tràng, để lại những biến chứng và hậu quả rất nguy hiểm. Một số trường hợp xử lí rò bàng quan trực tràng rất phức tạp, sau khi đóng rò, bệnh nhân phải mở bàng quang ra da, làm hậu môn nhân tạo”.

    Tá hỏa với cành cây, dây chuyền, lưỡi câu, bàn chải trong niệu đạo- Ảnh 2.

    Hình ảnh dị vật hình tròn trong bàng quang tiết niệu.

    Trên thế giới, các dị vật vào đường tiết niệu dưới rất đa dạng. Đồ vật bao gồm lưỡi câu, thanh kim loại, xương, ốc vít, ghim an toàn, cốc nhựa, ống hút, đá cẩm thạch, tăm bông, kim, bút chì, bút bi, nắp bút, dây vườn, dây đồng, dây loa, phím Allen, dây điện như các đồ vật (cáp điện thoại, ống cao su, ống cấp liệu, ống hút, dây), bàn chải đánh răng, pin gia dụng, bóng đèn, viên bi, tăm bông, cốc nhựa, nhiệt kế, thực vật và rau củ (cà rốt, dưa chuột, đậu, cỏ khô, que tre, lá cỏ), các bộ phận của động vật (đỉa, đuôi sóc, rắn, xương), đồ chơi, miếng găng tay cao su, băng dính xanh, dụng cụ tránh thai trong tử cung, băng vệ sinh, vòng tránh thai, bột (cocain) và chất lỏng (keo, sáp nóng)…

    Nguyên nhân phổ biến khiến dị vật lạc chỗ

    Những dị vật trong hệ tiết niệu sinh dục dưới là một cấp cứu tiết niệu thường liên quan đến hành vi thủ dâm, nhiễm độc ma túy hoặc rối loạn tâm thần, lão suy, kích thích tự kỷ… Trong các rối loạn tâm thần không loạn thần, đạt sự thỏa mãn tình dục bằng các hành động bất thường và có khả năng gây hại, thói quen là phổ biến.

    Theo các bác sĩ, những trường hợp khẩn cấp liên quan đến tình dục hoặc sở thích tình dục khác thường có thể dẫn đến việc tránh hoặc trì hoãn điều trị y tế, vì vậy dễ dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn.

    Những dấu hiệu phổ biến nhất liên quan đến dị vật trong cơ quan sinh dục bao gồm đau vùng chậu, tiểu máu, khó tiểu, tiểu nhiều lần, bí tiểu, đau dương vật và/hoặc sưng tấy. 

    Chẩn đoán dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng nói chung. Ngoài khám lâm sàng, nhiều phương thức hình ảnh như X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ đã được sử dụng để chẩn đoán dị vật. Phẫu thuật thăm dò và nội soi là những phương pháp điều trị chính.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi- Ảnh 1.

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống...
    Điều trị bệnh lao xương- Ảnh 2.

    Điều trị bệnh lao xương

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lao xương khiến người bệnh đau đớn, giảm vận động, mất khối lượng cơ và biến dạng khớp....
    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...

    bạn Nên đọc!

    3 bệnh khớp vai thường gặp ở người cao tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu và hệ thống các gân chóp xoay, dây chằng phức tạp để giữ khớp vai có biên độ vận động lớn. Đôi khi, bệnh lý khớp vai còn cần phân biệt với bệnh lý cột sống cổ.